1.4. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật của một số nước trên thế
1.4.3. Kinh nghiệm của các quốc gia khu vực Đông Na mÁ
1.4.3.1. Singapore
Hiện nay, tuổi thọ trung bình của người dân Singapore đạt tới 82,2 tuổi và kỳ vọng sống của NCT ở độ tuổi 60 cũng rất cao, đến 24,5 năm. Xếp thứ 6 trong số 10 quốc gia có tuổi thọ trung bình dân số cao nhất thế giới35, Singapore cũng được đánh giá là có nhiều thành cơng trong việc bảo đảm chất lượng cuộc sống của NCT. Đặt biệc là trong lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, Chính phủ Singapore đã thực hiện nhiều chính sách pháp luật quan trọng để bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT. Ở Singapore, NCT được kiểm tra sức khỏe cơ bản với mức phí rất
33 UNDESA Population Division (2015), World population prospects: the 2015 revision, DVD edition.
Trích theo HelpAge International (2015), tlđd 28, tr. 25.
34Nguyễn Thị Lan (2009),“Các chính sách đối với người cao tuổi ở Hàn Quốc và khả năng vận dụng vào Việt Nam”,Lao động và Xã hội, (373), tr. 29 – 30.
thấp. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Singapore đã triển khai Chương trình tồn diện trong việc chăm sóc sức khỏe cho những NCT ốm yếu, bao gồm các hoạt động: cung cấp giường bệnh chăm sóc lão khoa cho NCT; chăm sóc tại gia đình; chăm sóc ban ngày36. Từ năm 2000, Chính phủ thành lập Quỹ chăm sóc NCT để tài trợ cho các cơ sở chăm sóc NCT tại cộng đồng như: nhà dưỡng lão, bệnh viện cộng đồng... Mọi công dân Singapore từ 60 tuổi trở lên đều được nhận một khoản trợ cấp bằng 75% các khoản phí chi trả trong việc khám, chữa bệnh37.
1.4.3.2. Thái Lan
Là quốc gia đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về tỷ lệ NCT từ 60 tuổi trở lên (sau Singapore), Thái Lan đã và đang thực hiện nhiều chính sách tích cực để bảo đảm chất lượng cuộc sống của NCT, trong đó đặc biệt chú trọng đến vấn đề sức khỏe của nhóm dân cư này. Từ năm 1989, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện Chương trình chăm sóc y tế miễn phí dành cho NCT nghèo, đến năm 1992, Chương trình mở rộng phạm vi chi trả cho tất cả NCT Thái Lan. Theo đó, tất cả những người từ 60 tuổi trở lên, có “Thẻ NCT” sẽ được các bệnh viện và trung tâm y tế công cung cấp cung cấp dịch vụ y tế miễn phí. Tiếp đó, Thái Lan cho triển khai Kế hoạch quốc gia chăm sóc dài hạn NCT năm 2001 và Chiến lược quốc gia về già hóa dân số năm 2003 để khuyến khích việc chăm sóc NCT tại nhà, giúp NCT được ở nhà trong thời gian lâu nhất có thể. Năm 2005, Bộ y tế Thái Lan đã ban hành Thông báo yêu cầu các dịch vụ y khoa, y tế cơng phải tạo điều kiện giúp NCT có thể tiếp cận một cách tiện lợi và nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu cho những bệnh nhân cao tuổi điều trị ngoại trú ở 90% các bệnh viện công trong cả nước. Hiện nay, Thái Lan đang chú trọng phát triển dịch vụ y tế cho NCT theo hướng chăm sóc sức khỏe và điều dưỡng phục hồi cho NCT tại gia đình. Từ năm 2010, Bộ Y tế Thái Lan triển khai mơ hình “Bệnh viện tăng cường sức khỏe” trên tồn quốc, gồm một đội các bác sỹ, y tá, một nhân viên xã hội và một chuyên gia trị liệu để đến khám cho bệnh nhân tại gia đình (các bệnh viện này chỉ phục vụ tại nhà nên khơng bố trí giường bệnh điều trị nội trú)38.
36Kaliani K. Mehta, IDRC (2002),National Policies on Aging and Longterm care in Singpore, a case of catious wisdom, Madrid. Trích theo Phạm Vũ Hồng, tlđd 11, tr. 44 – 45.
37Bùi Thị Hương Trầm (2011),“Chăm sóc người cao tuổi ở một số nước châu Á”,Cộng sản, (56) 8/2011, tr. 75 – 77.
38Sutthichai Jitapunkul MD (2013),“Xây dựng và thực thi chính sách hướng tới dân số già của Thái Lan”,
Dân số và phát triển, (8), http://www.gopfp.gov.vn/so-8- 149?p_p_id=62_INSTANCE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=vi...=18&_62_INST ANCE_Z5vv_articleId=728907&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0.
Nhìn chung, các quốc gia châu Á (đặc biệt là khu vực Đơng Á) đều có một điểm chung là huy động tồn bộ nguồn lực (Chính phủ, gia đình và xã hội) để chăm sóc NCT. Việc Nhà nước sớm quan tâm đến các chính sách về NCT nhằm bảo vệ và thúc đẩy các quyền, tự do cơ bản của NCT, đặc biệt là quyền được chăm sóc sức khỏe đã có tác dụng tích cực trong việc bảo đảm chất lượng cuộc sống cho lực lượng cao niên trong xã hội, giúp nâng cao tuổi thọ khỏe mạnh của người dân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
NCT là một nhóm xã hội đặc trưng, chỉ những người đã bước vào giai đoạn cuối của quá trình sống với những thay đổi về tâm sinh lý và xã hội theo chiều hướng đi xuống. Tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng suy giảm, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống cũng như khả năng hưởng thụ các quyền và tự do cơ bản của NCT. Do đó, việc tơn trọng, bảo vệ và thực thi quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT được đặt ra như một yêu cầu thiết yếu đối với cuộc sống của NCT, góp phần mang lại cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và có phẩm giá cho NCT. Với cách tiếp cận khái niệm sức khỏe theo nghĩa hẹp, là trạng thái khỏe mạnh và không bệnh tật, quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT bao gồm các quyền cụ thể sau: quyền được bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe; quyền được phịng bệnh, được theo dõi sức khỏe và kiểm tra sức khỏe định kỳ; quyền được khám bệnh, chữa bệnh; và quyền được chăm sóc lâu dài đối với bệnh mạn tính.
Ở Việt Nam, việc tơn trọng và hiện thực hóa quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT được bảo đảm thơng qua nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có các biện pháp pháp lý hành chính cụ thể như: thể chế hóa quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT thành quy định pháp luật; thiết lập các điều kiện bảo đảm quyền này; tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật vào thực tế cuộc sống; tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT và xử lý vi phạm hành chính về quyền này.
Trên thế giới, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của NCT đang dần trở thành xu hướng chung trong việc ứng phó với sự già hóa dân số, bảo đảm cuộc sống cho NCT. Tùy vào điều kiện, đặc điểm cụ thể ở từng nơi mà pháp luật mỗi nước quy định việc bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT theo những cách thức khác nhau. Mỗi cách đều có những ưu điểm riêng, là những bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam tham khảo để áp dụng vào thực tiễn pháp lý của nước ta trong vấn đề bảo vệ và thúc đẩy quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT, THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Chương này sẽ xem xét thực trạng quy định pháp luật, thực hiện pháp luật theo nội dung của pháp luật về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT đã được trình bày trong mục 1.3.2 của chương 1.
2.1. Thực trạng quy định pháp luật, thực hiện pháp luật về quyền được bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và một số giải pháp hoàn thiện
2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về quyền được bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và một số giải pháp hoàn thiện
2.1.1.1. Những ưu điểm
Các quy định của pháp luật hiện hành đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền được bình đẳng của NCT trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Điều này thể hiện thơng qua hai điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, pháp luật đã ghi nhận nội dung quyền này trong các văn bản có giá trị pháp lý tối cao trong hệ thống pháp luật, đó là Hiến pháp, Luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Việt Nam ban hành. Điều này cho thấy sự tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối của pháp luật nước ta đối với quyền được bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe của NCT. Cụ thể, trên cơ sở nguyên tắc “mọi người có quyền bình đẳng và khơng bị phân biệt đối xử trong chăm sóc sức khỏe” được khẳng định trong Điều 38 Hiến pháp năm 2013, Điều 9 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 đã quy định rõ quyền của người bệnh không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, được tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng. Đây là những cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng, bảo đảm cho NCT được tiếp cận và thụ hưởng quyền được chăm sóc sức khỏe một cách bình đẳng như mọi thành viên khác trong xã hội, mọi sự phân biệt đối xử nhằm cản trở hoặc hạn chế quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT đều là hành vi khơng hợp hiến và không hợp pháp. Không chỉ bảo đảm sự bình đẳng về chăm sóc sức khỏe giữa nhóm NCT với các nhóm chủ thể khác, các quy định trên cịn thể hiện u cầu về sự bình đẳng giữa các thành viên trong nhóm NCT. Trong những điều kiện, hồn cảnh như nhau thì mọi NCT đều được pháp luật tơn trọng và
bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe như nhau, khơng phân biệt vị trí địa lý, vùng miền hay điều kiện kinh tế, văn hóa, tơn giáo...
Thứ hai, pháp luật hiện hành có nhiều quy định rất tích cực về ưu tiên cho NCT nhằm tạo ra thế cân bằng và thúc đẩy sự bình đẳng về quyền được chăm sóc sức khỏe của NCT. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với việc chăm sóc sức khỏe cho NCT, khơng chỉ bảo đảm quyền của NCT được ngang bằng với các chủ thể khác, mà còn tạo cơ hội giúp NCT được tiếp cận việc chăm sóc sức khỏe thuận lợi hơn. Chẳng hạn như trong trường hợp có khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng thì NCT sẽ được ưu tiên chăm sóc sức khỏe trước các chủ thể khác (điểm g Khoản 1 Điều 3 Luật người cao tuổi năm 2009); hay trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh thì NCT ln là một trong những đối tượng được ưu tiên (Khoản 1 Điều 41 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Khoản 4 Điều 3 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Khoản 1 Điều 12 Luật người cao tuổi năm 2009).
2.1.1.2. Những hạn chế, bất cập và giải pháp hoàn thiện
Bên cạnh những ưu điểm trên, các quy định của pháp luật hiện hành về quyền được bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe của NCT cũng còn tồn tại một số hạn chế sau đây:
Thứ nhất, có sự khơng đồng bộ và thiếu chặt chẽ trong các quy định về ưu tiên cho NCT trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.Cụ thể, Khoản 4 Điều 3 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên. Theo quy định này thì NCT từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên trong tồn bộ q trình khám chữa bệnh (từ việc thăm khám ban đầu đến việc chỉ định phương pháp điều trị, thực hiện các hoạt động chun mơn trong chăm sóc, phục hồi chức năng và cấp phát thuốc). Trong khi đó, theo quy định của điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật người cao tuổi năm 2009, thì “người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng”. Quy định này lại cho thấy sự ưu tiên dành cho NCT từ
đủ 80 tuổi trở lên chỉ giới hạn trong phạm vi của hoạt động khám bệnh, để được “khám trước” người khác, còn trong hoạt động chữa bệnh thì họ sẽ khơng được hưởng sự ưu tiên nào so với những người dưới 80 tuổi. Điều này cho thấy sự mâu thuẫn trong các văn bản Luật khi quy định về việc ưu tiên khám, chữa bệnh cho NCT, thể hiện sự thiếu nhất quán và không chặt chẽ trong các quy định của pháp luật về quyền được bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe của NCT.
Để khắc phục hạn chế này,tác giả đề xuất sửa đổi điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật người cao tuổi năm 2009 theo hướng bảo đảm việc ưu tiên cho NCT được áp dụng trong suốt q trình khám bệnh và chữa bệnh chứ khơng chỉ là ưu tiên khám trước.Cụ thể, cần sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật người cao tuổi năm 2009 như sau: “người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh và ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng”. Điều này giúp tạo ra tính đồng bộ và thống nhất trong các quy định về ưu tiên trong Luật người cao tuổi năm 2009 và Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.
Thứ hai, bất hợp lý trong quy định về ưu tiên khám trước cho NCT. Pháp luật hiện hành quy định người từ đủ 80 tuổi trở lên mới được ưu tiên khám bệnh trước (trừ trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi và người khuyết tật nặng). Theo quan điểm của tác giả thì mức tuổi này là khá cao so với yêu cầu thực tế, trong khi tuổi thọ trung bình của người Việt Nam hiện nay chỉ có 73,2 tuổi39 và theo nghiên cứu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thì ở nước ta, trung bình mỗi NCT phải chịu hơn 15 năm bệnh tật40. Hơn nữa, việc xác định giới hạn “đủ 80 tuổi” để cho hưởng ưu tiên nhưng lại khơng có cơ chế thực hiện ưu tiên rõ ràng sẽ tạo ra sự thiệt thòi cho NCT trong các trường hợp sau đây:Một là, đối với NCT có sức khỏe rất kém, dù chưa đủ 80 tuổi nhưng vì mang bệnh nặng khiến cho cơ thể bị suy nhược mạnh và khả năng di chuyển gặp khó khăn (khơng phải là người bị khuyết tật) nên ln cần sự hỗ trợ trong việc chăm sóc sức khỏe nhưng chỉ vì chưa đủ 80 tuổi mà họ không được ưu tiên khám bệnh trước.Hai là, trường hợp NCT trên thực tế đã ngồi 80 tuổi nhưng vì khơng thể xác định tuổi (trường hợp thất lạc giấy tờ tùy thân) hay căn cứ để xác định tuổi không trùng khớp với tuổi thực tế (trường hợp tuổi trong giấy tờ tùy thân nhỏ hơn tuổi thực) thì cho dù có sức khỏe yếu, vẫn khơng thể hưởng quyền ưu tiên khi đi khám bệnh. Như vậy, quy định ưu tiên là để tạo tính cơng bằng, giúp NCT yếu thế có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn nhưng việc xác định độ tuổi làm căn cứ ưu tiên như trong luật hiện nay, vơ hình trung đã tạo ra sự bất bình đẳng cho chính những NCT yếu thế.
39Tổng cục Thống kê (2014),Báo cáo Kết quả chủ yếu điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014,
Hà Nội, tr.8.
40 Điểm tin y tế ngày 26-29/9/2014, Bộ Y tế, 30/9/2014,
Tác giả cho rằng độ tuổi không thể là căn cứ duy nhất để cho hưởng ưu tiên. Ở tuổi 80, thể trạng của NCT đã suy yếu rất nhiều nên pháp luật quy định ưu tiên khám trước cho người từ đủ 80 tuổi trở lên là hoàn toàn hợp lý nhưng nếu chỉ căn cứ vào độ tuổi này để ưu tiên thì sẽ khơng cơng bằng với những NCT dưới 80 tuổi mà có sức khỏe suy yếu (thậm chí là yếu hơn những người trên 80 tuổi). Do đó,
theo quan điểm của tác giả, cầnsửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành về ưu tiên khám trước cho NCT. Cụ thể là nên bổ sung thêm điểm c trong
Khoản 1 Điều 12 Luật người cao tuổi năm 2009 để quy định việc giao trách nhiệm cho Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể việc ưu tiên khám trước cho NCT, trong đó, xác định rõ các tiêu chí cho hưởng quyền ưu tiên này. Đồng thời, trong Thông tư số 35/2011/TT-BYT cũng cần bổ sung thêm các quy định cụ thể về những trường hợp NCT được ưu tiên khám trước bên cạnh trường hợp NCT từ đủ 80 trở lên theo quy định hiện nay. Việc cho hưởng ưu tiên khám trước đối với những NCT chưa đủ 80