Quyền hòa giải thỏa thuận của đƣơng sự

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 36 - 39)

Hòa giải là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp của các chủ thể trong một quan hệ dân sự và rất được đề cao và khuyến khích thực hiện. Bởi lẽ, thơng qua hịa giải các chủ thể chủ động tự nguyện thỏa thuận với nhau các quyền và lợi ích của mình một cách ơn hịa, điều này làm cho các quan hệ dân sự luôn được ổn định, tranh chấp đựơc giải quyết ổn thỏa giữa các bên. Điều này còn tránh việc các bên phải đưa nhau ra cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp, làm mất thời gian cũng như mối quan hệ tốt đẹp của các bên. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của sự tự hòa giải giữa của các bên mà pháp luật dân sự lẫn pháp luật tố tụng dân sự rất đề cao vai trị của nó trong các quy định pháp luật. Trong pháp luật tố tụng dân sự, hịa giải có rất nhiều ý nghĩa, nó là nội dung của quyền tự định đoạt, là một nguyên tắc cơ bản và là một thủ tục tố tụng mà Tịa án có trách nhiệm tiến hành trong quá trình đứng ra giải quyết tranh chấp giữa các đương sự. Ý nghĩa quan trọng của hòa giải được khẳng định tại Điều 12 của BLDS: “Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích. Khơng ai được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi tham gia quan hệ dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự.” và Điều 10 của BLTTDS “Tồ án có trách nhiệm tiến hành hồ giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự

thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”.

Xét về phương diện tự định đoạt, hòa giải là thể hiện ý chí tự nguyện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết tranh chấp. Khi tranh chấp xảy ra, các đương sự có quyền ngồi lại hòa giải với nhau và thoả thuận các quyền và nghĩa vụ của mình đối với bên kia. Hịa giải là quyền của các đương sự chứ khơng phải là nghĩa vụ, không ai được bắt buộc các đương sự thực hiện việc thỏa thuận giải quyết tranh chấp với nhau. Kể cả trong trường hợp tranh chấp được giải quyết bằng con đường tố tụng thì Tịa án cũng khơng có quyền áp đặt nghĩa vụ hịa giải đối với các đương sự. Tịa án chỉ có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các bên có thể thỏa thuận để giải quyết tranh chấp trong suốt quá trình giải quyết vụ án dân sự và thực hiện việc hòa giải như một thủ tục tố tụng bắt buộc. Trong q trình hịa giải, thơng qua sự thương lượng, thỏa thuận, nhượng bộ lẫn nhau mà các bên có thể chấp nhận tồn bộ hoặc một phần quyền và nghĩa vụ của nhau. Việc phải thỏa thuận được tất cả nội dung tranh chấp không phải là bắt buộc đối với các đương sự khi hòa giải. Khoa học pháp lý gọi việc tự hịa giải giữa các bên mà khơng có sự tham gia của Tòa án là “hịa giải ngồi tố tụng” và ngược lại là “hòa giải trong tố

tụng”. Với sự tham gia phân xử của Tòa án, hòa giải trong tố tụng có những điểm

khác biệt trong sự định đoạt với hịa giải ngồi tố tụng như sau:

Thứ nhất, các đương sự phải có nghĩa vụ thực hiện đối với các thỏa thuận,

nhượng bộ, cam kết của mình vì các nội dung thỏa thuận thành cơng giữa các bên tranh chấp sẽ được Tịa án cơng nhận và có giá trị bắt buộc thực hiện. Căn cứ vào quyết định cơng nhận của Tịa án, các thỏa thuận này sẽ được cơ quan thi hành án đảm bảo thực hiện.

Thứ hai, các thỏa thuận của các bên tranh chấp bắt buộc không được trái

với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Tịa án có quyền khơng cơng nhận các thỏa thuận nếu vi phạm, không công nhận kết quả thỏa thuận của các bên tranh chấp và vẫn tiếp tục giải quyết vụ án.

Thứ ba, nếu các đương sự tự thực hiện hịa giải với nhau và khơng u cầu

ngoài tố tụng này và hệ quả là các thỏa thuận này sẽ không bị bắt buộc thực hiện bằng các biện pháp mang tính cưỡng chế Nhà nước.

Thứ tư, đối với hịa giải trong tố tụng, Tồ án khơng tiến hành hòa giải đối

với những vụ án khơng được hồ giải hoặc khơng tiến hành hoà giải được theo quy định tại Điều 18121

và Điều 18222.

Xét về phương diện đề cao ý nghĩa của hịa giải thì trong suốt các giai đoạn tố tụng, Tòa án ln tạo điều kiện để các đương sự hịa giải với nhau và tôn trọng sự định đoạt của các đương sự. Tại phiên tòa sơ thẩm, căn cứ vào điều 220

BLTTDS thì Chủ toạ phiên tồ hỏi các đương sự có thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định cơng nhận sự thoả thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án. Trong giai đoạn phúc thẩm, căn cứ

vào Điều 270 của BLTTDS, hướng dẫn tại tiểu mục 5.1, mục II của Nghị Quyết 05/2006/NQ-HĐTP, việc công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự được thực hiện như sau:

Nếu tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trường hợp trước khi mở phiên toà phúc thẩm, các đương sự đã tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và các đương sự u cầu Tịa án cấp phúc thẩm cơng nhận sự thỏa thuận của họ, thì Tịa án u cầu các đương sự làm văn bản ghi rõ nội dung thỏa thuận và nộp cho Tòa án cấp phúc thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án. Văn bản này được coi như chứng cứ mới bổ sung. Tại phiên toà phúc thẩm Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi lại các đương sự về thỏa thuận của họ là có tự nguyện hay khơng và xem xét thoả thuận đó có trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội hay không; nếu thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật, đạo

21 Những vụ án dân sự khơng được hồ giải:

1. Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

2. Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

22 Những vụ án dân sự khơng tiến hành hồ giải được:

1. Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt. 2. Đương sự khơng thể tham gia hồ giải được vì có lý do chính đáng.

đức xã hội, thì Hội đồng xét xử vào phịng nghị án thảo luận và ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)