Một số vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 49 - 53)

Những vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật trên thực tiễn xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể là sự vận dụng pháp luật không chuẩn xác, máy móc, né tránh trách nhiệm của các cán bộ Tịa án, cũng có thể xuất phát từ các quy định của pháp luật không phù hợp với thực tiễn hoặc do chính những thiếu sót, bất cập trong chính nội dung của các quy định pháp luật… Có một thực tế là các vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật là liên quan chủ yếu đến việc thực hiện quyền

37 Lê Thu Hà, Bình luận khoa học một số vấn đề của Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng (NXB Tư Pháp, 2006)

38

Bùi Thị Huyền, “Về thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự tại phiên tịa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí

khởi kiện của các đương sự. Quyền khởi kiện là nội dung cực kỳ quan trọng của quyền tự định đoạt, nếu khơng thực hiện được quyền này thì xem như các cá nhân, cơ quan, tổ chức khơng thể có cơ sở để yêu cầu sự bảo vệ từ cơ quan Tòa án. Sau đây là một số vướng mắc trên thực tiễn trong việc thực hiện quyền khởi kiện.

Thứ nhất, một trong những nội dung bắt buộc phải có trong đơn khởi kiện

là địa chỉ của bị đơn vì đây là cơ sở để Tịa án tống đạt các văn bản tố tụng phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Địa chỉ của bị đơn phải được nguyên đơn cung cấp chính xác, nếu khơng thì Tịa án khơng thể thực hiện việc thụ lý vụ án. Trên thực tế, tình trạng bị đơn cố tình khơng hợp tác cũng như cố tình trốn tránh, giấu diếm địa chỉ cư trú diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là đối với các vụ án ly hơn, tranh chấp địi nợ. Tịa án sẽ trả lại đơn kiện hoặc đình chỉ giải quyết vụ án nếu nguyên đơn không cung cấp được địa chỉ chính xác của bị đơn. Mặc dù Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP đã có hướng dẫn giải quyết vấn đề này39 như sau:

- Nếu trong đơn khởi kiện, người đi kiện có ghi đầy đủ, cụ thể và đúng địa chỉ của người bị kiện nhưng họ khơng có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ mới cho người đi kiện, cho tịa án nhằm mục đích giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ thì được coi là trường hợp người bị kiện cố tình giấu địa chỉ. Trong trường hợp này tòa án vẫn tiến hành thụ lý đơn kiện và giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

- Nếu người khởi kiện không biết hoặc ghi địa chỉ không đúng địa chỉ của người bị kiện thì họ phải thực hiện việc thơng báo tìm tin tức, địa chỉ của người bị kiện40.

Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết thì nội dung hướng dẫn trên chưa giải quyết được vấn đề một cách tồn diện, bởi lẽ vẫn cịn một điểm rất quan trọng chưa được làm rõ, đó là địa chỉ đúng của bị đơn được căn cứ vào đâu, sẽ là địa chỉ thường trú, hoặc tạm trú hoặc nơi bị đơn thực tế sinh sống? Vấn đề này làm phát sinh hai cách hiểu khác nhau và có ảnh hưởng rất lớn đến quyền khởi kiện của bị đơn. Cách hiểu thứ nhất là địa chỉ của bị đơn phải là địa chỉ người đó đang thực tế sinh sống mà Tịa án có thể tống đạt văn bản đến bị đơn chứ không căn cứ vào nơi

39 Tiểu mục 8.5, 8.6 mục 8 Phần I của Nghị Quyết 02/2006

40 Công văn số 109/KHXX ngày 30 tháng 6 năm 2006 của TANDTC về việc xử lý các trường hợp không biết địa chỉ của bị đơn hướng dẫn trường hợp người khởi kiện yêu cầu Tòa án thơng báo tìm tức, địa chỉ của người bị kiện thì Tịa án cần hướng dẫn cho họ thực hiện thủ tục tìm kiếm người vắng mặt nơi cư trú.

thường trú hoặc tạm trú của bị đơn. Cách hiểu này gây rất nhiều khó khăn cho người khởi kiện bởi lẽ một khi bị đơn cố tình trốn tránh, khơng hợp tác cung cấp địa chỉ thì làm cách nào để ngun đơn có thể tìm kiếm được địa chỉ chính xác của bị đơn. Trong trường hợp này, cho dù người khởi kiện có biết rõ địa chỉ thường trú hoặc tạm trú thì cũng khơng thể nào chứng minh được mình đã ghi đúng và đầy đủ cụ thể địa chỉ của bị đơn cũng như việc bị đơn cố tình trốn tránh, giấu địa chỉ để có thể u cầu Tịa án thụ lý giải quyết theo thủ tục chung. Cách hiểu thứ hai thì cho rằng chỉ cần xác định được địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của bị đơn (chứng minh qua xác nhận của cơ quan cơng an địa phương) thì người khởi kiện đã ghi đúng địa chỉ của bị đơn. Người khởi kiện có quyền u cầu Tịa án thụ lý vụ án dù bị đơn có tìm cách trốn tránh, khơng hợp tác. Theo lời luật sư Lê Đình Phạt thì: “Trong khi tòa án nhiều địa phương khác vận dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về việc niêm yết công khai tại địa chỉ bị đơn và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để xét xử vắng mặt, thì tại TP.HCM hiếm có trường hợp nào được xử vắng mặt theo cách này. Rất nhiều vụ án ly hôn bị ách lại khi một bên khơng muốn ly hơn, cố tình “làm khó” người kia bằng việc giấu địa chỉ cư trú, bất hợp tác với tòa án. Theo luật sư, trường hợp bị đơn có nơi cư trú rõ ràng, nếu khơng tống đạt giấy tờ trực tiếp được thì tịa nên niêm yết công khai và cho đương sự đăng báo để hoàn thành thủ tục xử vắng mặt”41

. Điều này cho thấy cách vận dụng pháp luật của Tịa án có ảnh hưởng khơng nhỏ và làm hạn chế rất lớn đến đến quyền lợi của đương sự.

Ngoài ra trong việc giải quyết vụ án ly hơn, khi muốn ly hơn với người biệt tích, tịa án thường buộc đương sự phải làm đơn yêu cầu tuyên bố người biệt tích là đã mất tích trước, sau đó mới giải quyết vụ án ly hơn. Theo quy định tại Điều 331 viện dẫn Điều 328 của BLTTDS về thủ tục thơng báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, và quy định tại Điều 155 của BLTTDS về thủ tục tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự vắng mặt tại nơi cư trú thì: “Thơng báo trên phương tiện thơng tin đại chúng phải được đăng trên báo hằng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp và phát sóng trên đài phát thanh hoặc đài truyền hình của trung ương ba lần trong ba ngày liên tiếp”, và “chi phí cho việc đăng, phát thơng báo tìm kiếm người

vắng mặt tại nơi cư trú do người yêu cầu chịu”. Quy định như vậy là rất cần thiết, bảo đảm tạo ra nhiều cơ hội hơn để người vắng mặt tại nơi cư trú biết được thơng tin tịa án đang giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc giải quyết vụ án ly hơn đối với họ. Tuy nhiên, khoản tiền để thực hiện việc nhắn tin là không nhỏ đối với người nghèo, vơ hình chung đã khiến rất nhiều trường hợp các chị em phụ nữ ở những vùng nơng thơn nghèo khơng thể chấm dứt tình trạng hơn nhân của mình khi người chồng đã bỏ đi khơng rõ tung tích.

Thứ hai, chỉ các vụ án dân sự về đất đai, tranh chấp lao động tập thể về

quyền mới phải trải qua thủ tục tiền tố tụng trước khi được Tòa án thụ lý. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn nhiều tòa án ở một số địa phương yêu cầu người nộp đơn ly hơn phải có biên bản hịa giải đồn tụ khơng thành của UBND cấp xã nơi cư trú mới chịu thụ lý vụ án42. Với yêu cầu này, tòa án đã mặc nhiên coi việc hòa giải tại cơ sở là một điều kiện bắt buộc. Yêu cầu này là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật vì BLTTDS khơng quy định bắt buộc phải qua hịa giải tại cơ sở trước khi khởi kiện vụ án ly hôn, hơn nữa căn cứ vào Điều 86 Luật hơn nhân và gia đình quy định: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hịa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hơn” thì hịa giải trước khi khởi kiện là khuyến khích chứ khơng bắt buộc, do đó Tịa án khơng thể xem đó là điều kiện bắt buộc để thụ lý vụ án.

Thứ ba, một số Tòa án các quận, huyện trên địa bàn Tp.HCM ban hành quy

định chỉ nhận đơn khởi kiện trong một số ngày nhất định trong tuần hoặc/và trong một buổi sáng hoặc chiều. Quy định này dù đã được Tòa án nhân dân Tp.HCM chấn chỉnh nhưng qua đó cho thấy việc các Tòa án địa phương tùy tiện ban hành các quy định trái với pháp luật, hạn chế một cách vô lý quyền tự định đoạt của đương sự. Trên thực tế khơng chỉ có các Tịa án trên địa bàn Tp.HCM mà một số Tòa án ở các địa phương khác cũng để xảy ra tình trạng tương tự, ban hành các quy định “con” trái luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, do đó TANDTC, Tịa án nhân dân các tỉnh cần phải chú ý rà soát, xem xét và bãi bỏ ngay các quy định như vậy.

Trên đây là một số vướng mắc mà người viết ghi nhận được trong quá trình thực hiện luận văn. Các vướng mắc địi hỏi phải có sự tháo gỡ, chấn chỉnh và

hướng dẫn cụ thể, kịp thời của TANDTC nhằm đảm bảo việc hiện nguyên tắc tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự.

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)