Quyền yêu cầu, thỏa thuận thi hành án

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 39 - 40)

Thi hành án là giai đoạn tố tụng kết thúc q trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong giai đoạn này, căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên được quyết định trong nội dung của bản án, quyết định được thi hành thì các đương sự sẽ có danh phận là người được thi hành án23; người phải thi hành án24 và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan25. Người được thi hành án và người phải thi hành án là những đương sự có quyền và nghĩa vụ được giải quyết trong bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Cịn người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khơng có tham gia vào việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án, quyền và nghĩa vụ của họ không được đề cập đến trong bản án, quyết định của Tòa án. Khi thi hành án, cơ quan THA dựa vào các bản án, quyết định đã có giá trị thi hành để thực thi hành án nhằm bảo vệ quyền lợi của các đương sự trên thực tế. Do đó quyền tự định đoạt trong giai đoạn thi hành án chỉ đựơc dành cho người được thi hành án và người phải thi hành án. Quyền tự định đoạt của các đương sự vẫn được đề cao trong giai đoạn này, bởi lẽ việc thực thi bản án có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ, họ phải quyền và nghĩa vụ chủ động trong việc yêu cầu cơ quan THA thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Căn cứ vào Điều 7 LTHA26 thì người được thi hành án, người thi hành là người có quyền yêu cầu thi hành án. Căn cứ vào yêu cầu này mà cơ quan THA mới ra quyết định để thi hành bản án, trên thực tế. Nếu không muốn bản án được thực hiện trên thực tế, thì các đương sự khơng phải u cầu việc thi hành án.

Vai trò của tự hòa giải thỏa thuận vẫn được đề cao trong giai đoạn thi hành án. Các đương sự vẫn có quyền thỏa thuận về việc thi hành án, kể cả khi thỏa thuận đó khác với các quyết định, bản án có hiệu lực của Tịa án miễn là các thoả

23 Khoản 2 điều 3 LTHA, người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.

24

Khoản 3 điều 3 LTHA, người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.

25

Khoản 4 điều 3 LTHA, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thi hành án của đương sự.

26 Luật Thi Hành Án Dân Sự được Quốc hội ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2008 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009

thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thoả thuận vẫn được cơng nhận và chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thoả thuận về thi hành án theo yêu cầu của đương sự. Trường hợp đương sự khơng thực hiện đúng thoả thuận thì có quyền u cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định. Như vậy mặc dù đã có bản án, quyết định của Tòa án phân định quyền và nghĩa vụ của các bên trong một tranh chấp dân sự nhưng các đương sự vẫn có quyền thỏa thuận lại nội dung quyền và nghĩa vụ của mình theo ý chí của các bên miễn thỏa thuận đó khơng trái pháp luật và đạo đức xã hội. Điều này cho thấy quyền tự định đoạt của đương sự được chú trọng, kể cả khi đã có sự phán xử của cơ quan tài phán.

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 39 - 40)