Một số kiến nghị hoàn thiện

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 53 - 58)

Sau đây là một số đề xuất mà người viết kiến nghị nhằm làm cho quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự ngày một hoàn thiện hơn cũng như góp phần làm quyền định đoạt được thực thi một cách đầy đủ và đúng đắn trên thực tiễn.

Về mặt xây dựng pháp luật, TANDTC cần phải ban hành các văn bản, các

Nghị quyết hướng dẫn thực hiện BLTTDS về quyền tự định đoạt của đương sự để làm rõ, khắc phục các thiếu sót, bất cập trong quy định của pháp luật. Điều này sẽ giúp cho quyền tự định đoạt của đương sự được thực hiện đúng pháp luật. Nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự, người viết xin có một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, cần phải có quy định cụ thể và thống nhất về cách thức giải quyết

của Tòa án khi đương sự chỉ thỏa thuận được một phần nội dung của vụ án tại phiên tòa sơ thẩm. Cụ thể, người viết đồng ý và ủng hộ quan điểm của Thạc sĩ Bùi Thị Huyền rằng việc giải quyết của Tòa án trong trường hợp này cần phải căn cứ vào nội dung quan hệ tranh chấp giữa các bên43. Nếu trong vụ án chỉ có một quan hệ tranh chấp thì Tịa án khơng thể vừa ra một quyết định công nhận thỏa thuận vừa ra một bản án sơ thẩm đối với tranh chấp đó. Tịa án chỉ có thể ra một bản án duy nhất đối với phần nội dung thỏa thuận được và phần nội dung đưa ra xét xử. Trong trường hợp trong một vụ án mà có nhiều quan hệ tranh chấp với nhau thì Tịa án có thể ra quyết định công nhận cho những nội dung đã thỏa thuận được và ra bản án cho nội dung mà các đương sự không thể thỏa thuận với nhau. Bởi lẽ các tranh chấp đó về bản chất là do Tịa án nhập lại vào cùng một vụ án để giải quyết nên việc tách riêng từng quan hệ để giải quyết không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, TAND cần có văn bản hướng dẫn Điều 220 của BLTTDS theo hướng trên.

43

Bùi Thị Huyền, “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tịa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí Luật học số

Thứ hai, cần phải chỉnh sửa nội dung của Điều 5 BLTTDS: “không trái với các quy định của pháp luật” thành “không vi phạm điều cấm của pháp luật”. Việc

chỉnh sữa này nhằm làm cho luật nội dung và luật hình thức phù hợp với nhau về mặt nội dung cũng như đảm bảo quyền tự định đoạt một cách tuyệt đối phù hợp với tinh thần của pháp luật.

Thứ ba, thời điểm của quy định phản tố cần phải được quy định rõ, tránh nhiều cách hiểu để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bị đơn và các đương sự khác cũng như ảnh hưởng, gây khó khăn cho q trình tố tụng. Theo quan điểm riêng của mình, người viết ủng hộ quan điểm của Tiến sĩ Lê Thu Hà về cách hiểu thời điểm thực hiện quyền phản tố. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố, nhưng quyền định đoạt này cần được thực hiện theo quy định của pháp luật và nhất thiết phải ảnh hưởng, gây bất lợi đến quyền của nguyên đơn. Do đó, người viết kiến nghị sửa đổi Điều 175 theo hướng làm rõ thời điểm thực hiện quyền phản tố là cùng vào lúc nộp ý kiến cho Tòa án.

Thứ tư, đối với việc hiểu thế nào là “vươt quá” phạm vi yêu cầu ban đầu,

TAND cần phải có hướng dẫn cụ thể để tránh tình trạng quyền thay đổi, bổ sung của đương sự không thể thực hiện được trên thực tế do chưa có cách hiểu thống nhất về vấn đề này. Trước khi đưa ra kiến nghị, người viết xin trình bày một số ý kiến như sau:

Quyền thay đổi, bổ sung là quyền định đoạt của đương sự, đương sự có quyền đưa ra u cầu của mình nhưng khơng có nghĩa là Tòa án phải chấp nhận trong mọi trường hợp vì như vậy vơ hình chung quyền tự định đoạt của đương sự lại gây bất lợi, ảnh hưởng một cách vô lý đến đương sự khác. Ngược lại, cũng không thể hiểu cứng nhắc việc thay đổi, bổ sung chỉ được chấp nhận trong một phạm vi vô cùng hạn chế (không được thêm yêu cầu mới, tăng giá trị yêu cầu) vì như thế là làm mất đi ý nghĩa của quyền tự định đoạt. Vấn đề đặt ra là khi chấp nhận các thay đổi, bổ sung của đương sự, Tòa án phải căn cứ vào những cơ sở khác chứ không chỉ dựa vào phạm vi khởi kiện ban đầu. Các cơ sở đó là quan hệ pháp luật đang tranh chấp, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu thay đổi, bổ sung cho yêu cầu của đương sự. Nếu việc yêu cầu thay đổi, bổ sung làm phát sinh một quan hệ tranh chấp mới thì Tịa án khơng thể chấp yêu cầu vì đối với một quan hệ

tranh chấp mới, cần phải tách riêng ra một vụ án khác để thực hiện đầy đủ các thủ tục tố tụng từ thụ lý đến hòa giải bắt buộc. Nếu việc đương sự thay đổi hoặc bổ sung yêu cầu mới mà yêu cầu liên quan chặt chẽ đối với quan hệ đang tranh chấp thì Tịa án nên chấp nhận yêu cầu. Chứng cứ để chứng minh cho một yêu cầu của đương sự cũng là một yếu tố quan trọng cần được xét tới, để được Tịa án chấp nhận giải quyết thì đương sự phải có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ.

Từ quan điểm trên, người viết kiến nghị nên điều chỉnh nội dung của khoản 1 Điều 218 theo hướng đương sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu nếu không làm phát sinh quan hệ tranh chấp mới và có chứng cứ chứng minh cho u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Về công tác xây dựng chất lượng cán bộ Tòa án, các cơ quan Tòa án cần

phải thực hiện việc nâng cao năng lực của các thẩm phán, các cán bộ Tòa án, đảm bảo khả năng vận dụng và áp dụng pháp luật đúng đắn của họ. Đây không phải là một kiến nghị mới mẻ, nhưng không bao giờ là cũ. Năng lực yếu kém của các thẩm phán dẫn đến việc quyền tự định đoạt của các đương sự không được tôn trọng và đảm bảo là một thực trạng chưa chấm dứt được. Việc né tránh trách nhiệm, đẩy khó khăn về phía đương sự của các cán bộ Tòa án cũng là một thực trạng góp phần làm cho đương sự khơng thực hiện được quyền định đoạt hợp pháp của mình. Ngồi việc đảm bảo được quy định của pháp luật thống nhất, rõ ràng thì việc đảm bảo chất lượng giải quyết các yêu cầu, các tranh chấp của đương sự trong tố tụng dân sự cũng là một địi hỏi cấp thiết. Do đó, ngành Tịa án ln phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức chuyên môn của các cán bộ, thẩm phán trong ngành.

KẾT LUẬN

Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là một quyền đặc trưng của đương sự được pháp luật đảm bảo và tôn trọng trong suốt các giai đoạn tố tụng. Thông qua luận văn này người viết đã đưa ra các vấn đề về lý luận chung cho quyền tự định đọat, trong đó phân tích được cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự. Người viết cũng làm sáng tỏ quy định của pháp luật về phạm vi và nội dung của quyền tự định đoạt, từ đó phân tích và đưa ra nhận xét những điểm bất cập, thiếu sót cịn tồn tại trong quy định của pháp luật tố tụng dân sự có ảnh hưởng đến quyền định đoạt hợp pháp của đương sự. Song song với việc trình bày các vấn đề về lý luận và luật định, người viết cũng tìm hiểu việc áp dụng pháp luật trên thực. Trong quá trình tìm hiểu, người viết nhận thấy vẫn còn một số vướng mắc tồn đọng liên quan đến quyền tự định đoạt của đương sự, xuất phát từ các yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Do đó, người viết đã nghiên cứu, tổng hợp, so sánh và phân tích các quan điểm của các nhà nghiên cứu pháp luật, kết hợp với quan điểm của bản thân để đưa ra kiến nghị đối với việc xây dựng pháp luật và xây dựng năng lực chất lượng của cán bộ Tịa án nhằm hồn thiện hơn nữa việc thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự.

Hy vọng luận văn này có giá trị tham khảo và góp phần vào việc củng cố và hồn thiện quyền tự định đoạt nói riêng và pháp luật tố tụng dân sự nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; 2. Bộ Luật Dân Sự năm 2005;

3. Bộ Luật Dân Sự năm 1995;

4. Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự năm 2004;

5. Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ Luật Tố tụng dân sự;

6. Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04 tháng 8 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự;

7. Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 9 năm 2005 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự về “Chứng minh và chứng cứ”;

8. Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 3 năm 2005 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự;

9. Luật Thi Hành Án Dân Sự năm 2008; 10. Luật Tổ Chức Tòa Án Nhân Dân năm 2002;

11. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1998 và 2006;

12. Pháp Lệnh Trọng Tài Thương Mại năm 2003;

13. Pháp lệnh giải quyết các vụ án dân sự số 27-LCT/HĐNN8; 14. Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế 31-L/CTN;

16. Công văn số 109/KHXX ngày 30 tháng 6 năm 2006 của TANDTC về việc xử lý các trường hợp không biết địa chỉ của bị đơn.

TÀI LIỆU CHUYÊN KHẢO

17. Tập bài giảng Luật Tố Tụng Dân Sự, Trường Đại Học Luật Tp.Hồ Chí Minh năm 2008;

18. Lê Thu Hà, Bình luận khoa học một số vấn đề của Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng, Nhà xuất bản Tư Pháp năm 2006;

19. Viện Ngôn Ngữ Học, Từ Điển Tiếng Việt Phổ Thông, Nhà xuất bản Phương Đông năm 2008.

CÁC BÀI VIẾT, BÀI BÁO

20. Bùi Thị Huyền, “Về thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự tại phiên tịa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9/2007;

21. Bùi Thị Huyền, “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tịa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí Luật học số 8/2007;

22. Nguyễn Đình Lộc, “Một khái niệm thi hành án”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 76, số 78 năm 2006;

23. Lê Minh Hải, “Một số quan điểm củng cố và phát triển nội dung quyền tự định đoạt của đương sự trong Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự”, đăng tải trên website của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội năm 2009 <http://luatsuhanoi.vn/index.php?page=productView&viewParent=301&id

=929>;

24. Chi Mai, “Khó ly hơn”, Báo Tuổi Trẻ (Tp.HCM), số ra ngày 07/4/2009; 25. Phạm Thái Q, “Khi cái khó thuộc về…Tịa”, Báo Tuổi Trẻ (Tp.HCM), số

ra ngày 07/4/2009.

TÀI LIỆU BÁO CÁO, TỔNG KẾT

26. Báo cáo Tổng kết công tác các năm 2004, 2005, 2006 và phương hướng nhiệm vụ cơng tác năm 2005, 2006, 2007 của ngành Tịa án nhân dân.

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)