Một số quan điểm về nội dung của quyền tự định đoạt

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 40 - 45)

Trước khi kết thúc Chương II, người viết muốn được làm rõ hai vấn đề có liên quan đến phạm vi nội dung của quyền tự định đoạt, đó là quyền đưa ra, bổ sung chứng cứ và chứng minh; quyền yêu cầu và thỏa thuận thi hành án có phải là nội dung của quyền tự định đoạt hay không.

Quyền đưa ra, bổ sung chứng cứ và chứng minh

Về quyền đưa ra, bổ sung chứng cứ và chứng minh, có hai quan điểm trái ngược nhau trong việc nhìn nhận nó có phải là nội dung của quyền tự định đoạt hay khơng. Theo PGS.TS Phạm Hữu Nghị thì “quyền tự định đoạt của đương sự bao gồm: quyền khởi kiện; quyền đưa ra chứng cứ, bổ sung chứng cứ và chứng minh; quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu và rút đơn khởi kiện; quyền thương lượng, hồ giải”27, cịn theo TS Phạm Ngọc Khánh thì “Quyền tự định đoạt của đương sự bao gồm: quyền đưa ra các yêu cầu khởi kiện; quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của yêu đơn; quyền rút đơn khởi kiện; quyền hoà giải; quyền kháng cáo phúc thẩm"28. Người viết đồng ý với quan điểm thứ hai, tức là không nên xem việc đưa ra, bổ sung chứng cứ và chứng minh là nội dung thể hiện quyền tự định đoạt

27 Phạm Hữu Nghị, “Về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12/2000

28 Nguyễn Ngọc Khánh, “Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5/2005

của đương sự. Bởi lẽ, trước hết, khi đưa ra yêu cầu bảo vệ đối với quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì các đương sự phải chứng minh cho Tòa án thấy các u cầu của mình có căn cứ và hợp pháp. Việc chứng minh đó bắt buộc phải dựa trên những chứng cứ có thực được thu thập hợp pháp, chứ không thể chứng minh một cách tùy tiện, khơng căn cứ. Do đó nếu xem việc đưa ra chứng cứ và chứng minh là quyền thì đương sự khơng bắt buộc phải đưa ra chứng cứ (họ có thể thực hiện hay khơng thực hiện) để chứng minh cho u cầu của mình, điều này hồn tồn trái ngược hẳn với tinh thần của BLTTDS. Tiếp theo, mặc dù khoản 1 Điều 6 của BLTTDS khẳng đinh cung cấp chứng cứ và chứng minh là quyền nhưng ta có thể thấy điều ngược lại trong các quy định có liên quan đến chế định chứng cứ và chứ minh của BLTTDS.

Thứ nhất, tại Điều 79 quy định về nghĩa vụ chứng minh, BLTTDS quy định

đương sự phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu cho mình và phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ do không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ.

Thứ hai, quy định về hình thức, nội dung đơn khởi kiện tại Điều 164 thì một

trong những nội dung chính của đơn khởi kiện là “tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp”29, có nghĩa là ngay khi từ khi khởi kiện thì người khởi kiện đã có nghĩa vụ phải đưa ra các chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình.

Thứ ba, tại khoản 1 Điều 84 BLTTDS, mặc dù quy định rằng “trong q

trình Tồ án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Toà án”, tuy nhiên vế sau của điều khoản này lại quy định “nếu đương sự không nộp hoặc nộp khơng đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc khơng nộp hoặc nộp khơng đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”, như vậy nếu đã là quyền thì tại sao đương sự phải chịu hậu quả cho việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ chứng cứ.

Thứ tư, khoản 3 Điều 221 BLTTDS có quy định tại phiên tồ, đương sự,

người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền bổ sung chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị của mình. Căn cứ vào câu chữ của điều khoản

29

thì việc bổ sung là quyền, tuy nhiên theo đúng tinh thần “khi đưa ra yêu cầu thì phải chứng minh” thì bản chất của việc bổ sung phải được xem như là nghĩa vụ vì để được Tịa án chấp nhận các yêu cầu của mình, các đương sự phải đưa ra đầy đủ các chứng cứ nhằm làm cơ sở vững chắc cho việc chứng minh u cầu của mình. Có thể trước khi mở phiên tòa, các chứng cứ do đương sự đưa ra chỉ cần thiết chứ chưa đủ để thuyết phục được Tòa án và đương nhiên nếu khơng bổ sung đầy đủ chứng cứ thì đương sự phải chịu hậu quả bất lợi.

Bốn cơ sở pháp lý trên đây phần nào cho thấy việc đưa ra chứng cứ và chứng minh, xét về bản chất, phải là nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự chứ không phải là quyền.

Quyền yêu cầu, thỏa thuận thi hành án

Đối với quyền yêu cầu, thỏa thuận thi hành án, căn cứ để xem các quyền này là có phải là nội dung của quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự hay không không phụ thuộc vào việc nhìn nhận vị trí của hoạt động thi hành án trong tố tụng dân sự. Có quan điểm cho rằng căn cứ vào điều 39 BLTTDS quy định về cơ quan tiến hành tố tụng và người tố tụng khơng có quy định về cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên thi hành án dân sự, bên cạnh đó, căn cứ Phần thứ tám về Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự; khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự cũng khơng có quy định liên quan đến hoạt động thi hành án cũng như cơ quan và cán bộ thi hành án…30 thì thi hành án không phải là một giai đoạn tố tụng. Quan điểm này sẽ dẫn đến việc các quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến thi hành án nói chung, bao gồm cả quyền yêu cầu và thỏa thuận, không phải là quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự. Theo quan điểm của người viết, nên xem thi hành án là một giai đoạn tố tụng và từ đó quyền yêu cầu, thỏa thuận thi hành án sẽ là nội dung của quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Người viết xin đưa ra các luận cứ sau nhằm làm vững chắc quan điểm của mình:

Thứ nhất, khi tham gia tố tụng, các cá nhân, cơ quan, tổ chức đều mong muốn đạt được lợi ích cuối cùng là quyền lợi được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo

30 Nguyễn Đình Lộc, “Một khái niệm thi hành án”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 76, số 78. Trong bài viết

của mình, TS Nguyễn Đình Lộc cịn nêu ra một số luận điểm khác nhằm khẳng định quan điểm của mình trong việc khơng xem thi hành án là một giai đoạn của tố tụng hình sự lẫn tố tụng dân sự. Trích dẫn ở trên chỉ là một phần luận điểm của TS Nguyễn Đình Lộc.

thực hiện. Nhà nước và hệ thống pháp luật không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự bằng một bản án, quyết định mà còn phải đảm bảo bản án, quyết định đó phải được thực thi trên thực tế. Do đó thi hành án phải là giai đoạn tiếp nối cuối cùng của quá trình tố tụng, nếu bản án, quyết định của Tồ án không được đưa ra thi hành thì các giai đoạn trước của q trình tố tụng khơng có ý nghĩa trên thực tế hay nói cách khác làm mất ý nghĩa việc theo đuổi quá trình tố tụng của các chủ thể. Phủ nhận vị trí của thi hành án trong tố tụng dân sự sẽ làm mất đi bản chất quan trọng của hoạt động này trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Thứ hai, BLTTDS đã nêu rất rõ thi hành án dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của mình tại điều 1 và dành riêng Phần thứ bảy quy định về Thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án. Dù các quy định ở Phần thứ bảy chỉ mang tính nguyên tắc cơ bản và chung nhất đối với hoạt động thi hành án nhưng cũng đủ làm cơ sở để nhìn nhận thi hành án là một giai đoạn của tố tụng.

Thứ ba, mặc dù hoạt động thi hành án được quy định chi tiết, cụ thể về nguyên tắc, trình tự, thủ tục tại một văn bản pháp luật riêng biệt và các cơ quan thi hành án là các cơ quan hành chính thì cũng khơng thể lấy đó làm căn cứ để khẳng định thi hành án không phải là một giai đoạn tố tụng. Thực tế là trước thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2003 thì việc thi hành án dân sự do cơ quan Tòa án tiến hành nhưng sau thời điểm này thì nhiệm vụ thi hành án dân sự được giao cho các cơ quan thi hành án dân sự. Tuy nhiên, bản chất của thi hành án vẫn là một hoạt động mắt xích trong dây chuyền tố tụng, hoạt động này phải lấy bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật làm cơ sở, căn cứ để được thực hiện. Việc cơ quan quản lý thi hành án dân sự trực thuộc Bộ Tư Pháp, Bộ Quốc Phòng31 mà không phải là Tịa án khơng làm hoạt đơng thi hành án mất đi bản chất của một giai đoạn tố tụng của hoạt động thi hành án. Thi hành án là một giai đoạn tố tụng, do đó quyền yêu cầu, thỏa thuận thi hành án là một nội dung thể hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự.

31

Chƣơng III

NHỮNG VƢỚNG MẮC TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA

ĐƢƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau 5 năm kể từ ngày BLTTDS có hiệu lực, việc thi hành và đảm bảo thực hiện cho quyền tự định đoạt của đương sự đã đạt được một số kết quả nhất định. Qua tham khảo Báo cáo Tổng kết cơng tác ngành Tịa án nhân dân qua các năm 2004, 2005, 2006 cho thấy số lượng vụ việc dân sự được Tòa án thụ lý và giải quyết ngày một càng tăng, số lượng vụ án hòa giải được ngày càng nhiều. Trong năm 2004, Tòa án cấp sơ thẩm đã thụ lý được 129.362 vụ án dân sự (trong đó có 127.763 vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình, 885 vụ án kinh tế và 714 vụ án lao động), hòa giải thành được 39% số vụ án được thụ lý và giải quyết. Đến các năm 2005, 2006, con số vụ án được thụ lý và tỷ lệ hịa giải thành vượt bậc một cách nhanh chóng. Năm 2006, ngành Tịa án đã thụ lý được 146.457 vụ án dân sự (trong đó có 143.404 vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình, 2233 vụ án kinh tế và 820 vụ án lao động). Trong số các vụ án dân sự được giải quyết, do kiên trì hịa giải, tơn trọng quyền tự định đoạt đúng pháp luật của đương sự nên các Tòa án đã hòa giải thành đạt trên 40% các vụ án đã giải quyết, nhiều Tòa án ở một số địa phương cịn có tỷ lệ hịa giải thành đạt tới 50-60%32. Các số liệu trên cho thấy các quy định pháp luật liên quan đến quyền tự định đoạt đã rõ ràng, cụ thể, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các của đương sự, góp phần khơng nhỏ vào chất lượng giải quyết các tranh chấp dân sự của cơ quan Tòa án.

Bên cạnh những kết quả tốt đẹp mà BLTTDS mang lại, vẫn còn tồn tại một số thiếu sót trong quy định của pháp luật lẫn bất cập trong việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn, làm ảnh hưởng đến quyền tự định đoạt của đương sự. Trong nội dung của chương này, người viết sẽ trình bày một số khó khăn trong thực tiễn áp dụng cũng như một số bất cập trong quy định của pháp luật liên quan đến quyền tự định đoạt của đương sự. Song song đó, người viết xin đề xuất một số kiến nghị với

32 Tòa Án Nhân Dân Tối Cao, Báo cáo 01/BC-TA Tổng kết công tác năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2007 của ngành Tòa án nhân dân ngày 05 tháng 01 năm 2007

mong muốn bày tỏ quan điểm của mình để củng cố và hồn thiện hơn nữa chế định tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự.

Một phần của tài liệu Quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự (Trang 40 - 45)