Trong các quy định của BLTTDS, vẫn còn một số một số điểm cịn chưa được rõ ràng, thiếu sót và gây ra nhiều cách hiểu khác nhau khiến cho việc áp dụng pháp luật trở nên khó khăn, gây lúng túng cho cơ quan Tòa án trong việc thực hiện nhiệm vụ và không đảm bảo cho việc thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự.
Đối với chế định hòa giải, vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được xem xét
như sau33:
Thứ nhất, đối với việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên
tịa sơ thẩm chưa có quy định rõ ràng về cách giải quyết của Tòa án đối với trường hợp các đương sự chỉ thỏa thuận được với nhau một phần nội dung tranh chấp.
Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau tồn bộ nội dung vụ án thì Hội đồng xét xử sơ thẩm sẽ tiến hàng các thủ tục theo quy định của pháp luật để ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này sẽ không bị kháng cáo kháng nghị. Nhưng trong trường hợp các đương sự chỉ thỏa thuận được với nhau một phần của vụ án thì về việc giải quyết thế nào về thủ tục tố tụng vẫn chưa được quy định rõ trong BLTTDS. Do quy định chưa được nên trong việc áp dụng pháp luật có hai quan điểm như sau:
- Tòa án sẽ tiếp tục xét xử phần nội dung mà các đương sự chưa thỏa thuận được với nhau. Phần nội dung đã thỏa thuận được sẽ được phản ánh vào biên bản phiên tịa và sau đó sẽ được ghi nhận trong cùnng một bản án sơ thẩm với phần nội dung được đem ra xét xử. Cách giải quyết này vừa giúp cho việc giải quyết vụ án trở nên nhanh gọn, đơn giản về thủ tục tố tụng, đồng thời cũng giúp cho các đương sự giữ quyền kháng cáo trong trường hợp muốn thay đổi ý kiến của mình. Tuy nhiên, vì nội dung thỏa thuận chỉ được ghi nhận trong biên bản nên đương sự có quyền thay đổi bất cứ lúc nào trong quá
33 Bùi Thị Huyền, “Về sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí Luật học số 8/2007
trình diễn ra phiên tịa sơ thẩm. Việc này khơng đề cao được trách nhiệm của các đương sự đối với thỏa thuận của chính mình, khiến Tịa án khó khăn trong việc giải quyết vụ án.
- Tịa án sẽ ra quyết định cơng nhận sự thỏa thuận đối với nội dung vụ án đã thỏa thuận được và ra bản án sơ thẩm đối với phần nội dung chưa thỏa thuận được. Cách giải quyết này sẽ khắc phục được cách thứ nhất nhưng sẽ không khả thi nếu nội dung thỏa thuận được và khơng thỏa thuận được có quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi lẽ, cùng một quan hệ tranh chấp pháp luật, Tịa án khơng thể vừa ra một quyết định công nhận sự thỏa thuận vừa ra một bản án sơ thẩm vì hiệu lực của văn bản này là trái ngược nhau.
TANDTC cần ban hành văn bản để hướng dẫn cách giải quyết thống nhất trong trường hợp như trên, tránh tình trạng áp dụng pháp luật mỗi nơi mỗi khác làm ảnh hưởng đến quyền tự định đoạt của đương sự.
Thứ hai, có sự mâu thuẫn giữa quy định của BLTTDS và BLDS về nội
dung hòa giải.
Căn cứ vào điểm b Điều 122 của BLDS thì mục đích và nội dung của giao dịch dân sự “không vi phạm điều cấm của pháp luật”, khơng trái đạo đức xã hội. Cịn căn cứ vào Điều 5 của BLTTDS thì nội dung thỏa thuận giữa các đương sự trong khi hòa giải tại Tịa án là “khơng được trái với pháp luật” và đạo đức xã hội. Cùng quy định về phạm vi của nội dung thỏa thuận nhưng giữa luật nội dung – BLDS và luật hình thức – BLTTDS là trái ngược nhau vì nội hàm của việc “không
vi phạm điều cấm của pháp luật” là rộng hơn so với “không được trái với pháp luật”. Sự trái ngược này xuất phát từ việc BLTTDS ra đời khi BLDS năm 1995 vẫn
còn hiệu lực, nội dung Điều 5 của BLTTDS căn cứ vào điều 131 của BLDS năm 1995 “mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không được trái với pháp luật”. Nhưng BLDS năm 1995 đã bị BLDS hiện hành thay thế hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006, do đó quy định về nội dung hịa giải tại Điều 5 của BLTTDS đã trở nên không phù hợp, làm giới hạn quyền tự định đoạt của các đương sự.
Đối với thời điểm thực hiện quyền phản tố, vẫn chưa có quy định rõ ràng
hiểu và quan điểm áp dụng pháp luật khác nhau đối với điều 176 của BLTTDS như sau:
Thứ nhất, bị đơn phải thực hiện quyền phản tố của mình cùng với việc đưa
ra ý kiến phản đối với yêu cầu của nguyên đơn34. Dựa trên việc giải thích mục đích, tinh thần của pháp luật, quan điểm này cho rằng cụm từ “có quyền” là muốn nhấn mạnh đến thời điểm thực hiện quyền phản tố chứ khơng phải nói đến quyền yêu cầu phản tố.
Thứ hai, do quy định tại Điều 176 là bị đơn “có quyền” đưa ra yêu cầu phản
tố cùng với việc nộp ý kiến cho Tịa án chứ khơng phải là nghĩa vụ nên bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu bất cứ thời điểm nào họ muốn. Quan điểm này không thể được chấp nhận vì sẽ phát sinh một số khó khăn về thủ tục tố tụng35
. Trước hết, theo quy định về án phí, bị đơn phải đóng án phí đối với u cầu phản tố do mình đưa ra, nếu bị đơn phản tố tại thời điểm tại phiên tịa sơ thẩm thì việc đóng tạm ứng án phí là khơng thể thực hiện được vì Hội đồng xét xử khơng có thẩm quyền tính và ra quyết định tạm ứng án phí. Ngồi ra, việc xét xử phải được liên tục trừ thời gian nghỉ nên khơng có cơ sở để tạm ngừng phiên tòa để bị đơn thực hiện việc nộp tạm ứng án phí. Tiếp theo, nếu bị đơn có quyền tự do đưa ra một yêu cầu phản tố mới bất cứ lúc nào, kể cả tại phiên tòa sơ thẩm thì điều này khơng đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự giữa các đương sự quy định tại Điều 8 BLTTDS. Tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn chỉ có thể thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện ban đầu thì bị đơn cũng có thể thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố ban đầu chứ khơng được đưa ra u cầu phản tố hồn tồn mới.
Thứ ba, có quan điểm và đề xuất cho rằng bị đơn nên được quyền yêu cầu phản tố trước khi quyết định của Tòa án đưa vụ án ra xét xử36. Quan điểm này khắc phục các vướng mắc của quan điểm thứ nhất nhưng theo quan điểm riêng của người viết thì vẫn cịn vấn đề cần xem xét. Đầu tiên, quan điểm này trái với hướng dẫn của TANDTC tại tiểu mục 12.2 Phần I Nghị Quyết 02/2006/NQ-HĐTP về cách tính thời điểm thụ lý vụ án đối với vụ án vừa có yêu cầu khởi kiện vụ án vừa
34 Lê Thu Hà, Bình luận khoa học một số vấn đề của Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng (NXB Tư Pháp, 2006)
35 Bùi Thị Huyền, “Về thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật số 9/2007
36 Bùi Thị Huyền, “Về thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”, Tạp chí
yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập. Quan điểm này dẫn đến việc thời điểm thụ lý vụ án chỉ được tính đối với thời điểm nộp tạm ứng án phí hoặc nộp đơn yêu cầu khởi kiện mà không cần xem xét đến các yêu cầu của bị đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Hệ quả của quan điểm trên sẽ làm nguyên đơn sẽ bị bất lợi trong việc bảo vệ cho quyền của mình. Sau khi việc hòa giải bắt buộc tại Tòa án khơng thành thì Tịa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, nếu bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố trong khoảng thời gian này thì nguyên đơn khó có thể biết được bị đơn đã yêu cầu phản tối đối với mình, bởi lẽ Tịa án chỉ có ra thơng báo thụ lý đối với tồn bộ vụ án chứ không thông báo thụ lý riêng đối với yêu cầu phản tố của bị đơn, việc này khiến cho nguyên đơn mất đi sự chủ động cần thiết trong việc chuẩn bị các chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình.
Để đảm bảo quyền lợi cho bị đơn, TANDTC cần phải làm rõ được vấn đề này, đảm bảo cho bị đơn được thực hiện quyền tự định đoạt của mình một cách hợp pháp và hợp lý. Đồng thời cũng đảm bảo việc yêu cầu phản tố của bị đơn phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự khác cũng như ảnh hưởng đến quá trình tố tụng.
Đối với việc thay đổi, bổ sung yêu cầu ban đầu của các đương sự, vẫn
chưa có cách hiểu rõ rang thế nào là “vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu”. Mặc dù TANDTC đã hướng dẫn tại tiểu mục 6 Phần III của Nghị Quyết 02/2006 về việc thi hành khoản 1 Điều 218 của BLTTDS về thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nhưng vẫn chưa làm rõ thế nào “vượt quá”. Có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu pháp luật đối với vấn đề này:
Thứ nhất, việc thay đổi, bổ sung được hiểu một cách cứng nhắc là không
được đưa ra thêm hoặc thay thế yêu cầu ban đầu bằng bất yêu cầu mới nào. Việc thay đổi chỉ có thể được thực hiện theo hướng giảm bớt yêu cầu hoặc giảm bớt giá trị yêu cầu ban đầu mới được Tòa án chấp nhận. Vướng mắc của quan điểm này là nó trái ngược với nguyên tắc về sự định đoạt trong thay đổi các yêu cầu của đương sự, hạn chế quyền định đoạt của đương sự. Các đương sự bị giới hạn trong việc thay đổi, bổ sung đối với các yêu cầu của chính mình.
Thứ hai, việc thay đổi, bổ sung cần phân biệt giữa phạm vi yêu cầu và mức
độ yêu cầu37. Phạm vi yêu cầu là quan hệ pháp luật mà các đương sự đang có tranh chấp, còn mức độ yêu cầu là giá trị tranh chấp. Đối với phạm vi yêu cầu thì các đương sự khơng được thay đổi, bổ sung vì như vậy sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật mới, thay đổi quan hệ tranh chấp từ lúc bắt đầu quá trình tố tụng đến khi diễn ra phiên tòa sơ thẩm. Cịn mức độ giá trị u cầu thì do đương sự quyết định thay đổi, bổ sung và Tòa án sẽ chấp nhận nếu như việc tăng hoặc giảm mức độ yêu cầu có liên hệ chặt chẽ với tranh chấp đang được giải quyết. Ví dụ: tại phiên tịa sơ thẩm, nguyên đơn bổ sung yêu cầu đòi nguyên đơn trả thêm phần lãi đối với số nợ đang tranh chấp. Yêu cầu phải được chấp nhận vì nó là u cầu hợp lý và khơng làm thay đổi quan hệ pháp luật tranh chấp và không phát sinh tranh chấp mới.
Thứ ba, “việc thay đổi, bổ sung được chấp nhận nếu không làm phát sinh đương sự mới, không làm phát sinh thêm quan hệ pháp luật mới cần giải quyết38”.
Quan điểm này gần giống với quan điểm thứ hai nhưng có điểm mới là việc chấp nhận thay đổi, bổ sung còn phải căn cứ vào việc các đương sự có đưa ra được chứng cứ chứng minh cho yêu cầu thay đổi, bổ sung của mình hay khơng.
Việc khơng có một cách hiểu rõ ràng đối trong việc thay đổi, bổ sung các yêu cầu của đương sự ảnh hưởng không nhỏ đến quyền tự định đoạt của đương sự. Việc áp dụng sai có thể dẫn đến việc hạn chế quyền định đoạt hợp pháp của đương sự, làm mất đi ý nghĩa của quyền tự định đoạt trên thực tế.