Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 82 - 85)

thuê lại lao động ở Việt Nam

Để việc thực hiện pháp luật thật sự đạt hiệu quả trên thực tế ngoài việc cần có một hệ thống pháp luật hồn chỉnh cịn cần một yếu tố quan trọng nữa đó là sự triển khai thực hiện pháp luật, sự phối hợp của các chủ thể tham gia. Một số giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cho thuê lại lao động như sau:

Thứ nhất, thành lập một cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động cho thuê lại lao động

Cho thuê lại lao động là một loại hình kinh doanh đem lại nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia và cho nhà nước. Bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động này vẫn ln tiềm ẩn những rủi ro nhất định cho các chủ thể tham gia nếu khơng được quản lý tốt. Để mặt tích cực của hoạt động cho thuê lại lao động phát huy tốt rất cần có một cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động này. Theo đó, cơ quan chuyên môn này sẽ chịu trách nhiệm triển khai, thực hiện, hoạt động cho thuê lại lao động, các nhiệm vụ cụ thể như: ban hành tài liệu hướng dẫn, giải thích pháp luật cho thuê lại lao động; thực hiện tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật cho thuê lại lao động; thực tiễn cho thuê lại

76

lao động tại các tỉnh, thành phố và cả nước; nghiên cứu, tổng kết tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật cho thuê lại lao động; đề xuất, tư vấn cho nhà nước nhanh chóng điều chỉnh những hạn chế của pháp luật cho thuê lại lao động để phù hợp với thực tiễn thị trường lao động nước ta và những đề xuất trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật cho thuê lại lao động.

Thành phần của cơ quan chuyên môn quản lý hoạt động cho thuê lại lao động có thể bao gồm: đại diện các bên sử dụng lao động, cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực lao động của các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực cho thuê lao động như Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Sở Lao động thương binh và Xã hội, liên đoàn lao động, cán bộ có kinh nghiệm của cơ quan kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực lao động.

Thứ hai, siết chặt quản lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động cho thuê lại lao động

Thực tiễn hoạt động cho thuê lại lao động ở nước ta trong những năm qua cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật về cho thuê lại lao động vẫn đang diễn ra phổ biến với đa dạng các hành vi vi phạm. Vì vậy hoạt động cho thuê lại lao động cần được thanh tra, kiểm tra thường xuyên để phát hiện các vi phạm kịp thời và xử lý nghiêm minh, triệt để để hạn chế vi phạm, cụ thể:

- Hành vi kinh doanh cho thuê lao động khi chưa được cấp phép vẫn tồn tại nên trước hết cần rà soát hoạt động cho thuê lại lao động trên thực tế để phát hiện các DN cho thuê lao động đang hoạt động “chui” và xử lý nghiêm minh để đảm bảo công bằng giữa các DN và để đảm bảo quyền lợi của NLĐ ký HĐLĐ với các DN này.

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra các DN đã được cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động để đánh giá, phát hiện các vi phạm và có hướng xử lý phù hợp.

77

nhà nước trong lĩnh vực cho thuê lao động. Nâng cao vai trò của lực lượng thanh tra lao động các cấp- cơ quan chủ chốt trong lĩnh vực này.

Thứ ba, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước.

Sự phối hợp nên được thực hiện giữa các cơ quan liên quan đến lĩnh vực lao động như Sở Lao động thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, cơ quan thanh tra lao động. Sự phối hợp còn nên được thực hiện giữa cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức cơng đồn các cấp, đặc biệt là cơng đồn cấp cơ sở. Tổ chức công đồn cần phát huy vai trị, trách nhiệm bảo vệ lợi ích của cơng nhân và NLĐ nói chung bằng cách quan tâm đến nhóm lao động cho thuê lại bởi nhóm lao động cho thuê lại thường chỉ làm việc trong khoảng thời gian ngắn nên mỗi lần chuyển đến một DN, tư cách thành viên cơng đồn của họ hầu như không được duy trì. Để đảm bảo cơng đồn làm được nhiệm vụ này thì quy định của pháp luật và quy định nội bộ của Cơng đồn nên có quy định nhấn mạnh trách nhiệm của cơng đồn trong việc bảo vệ các nhóm lao động yếu thế, dễ bị xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng, trong đó có nhóm lao động cho thuê lại.

Thứ tư, giải thích pháp luật và nâng cao nhận thức của các chủ thể

liên quan

Để pháp luật nói chung và pháp luật cho thuê lại lao động nói riêng thực sự đạt hiệu quả thực hiện trên thực tế thì cơng tác giải thích pháp luật và nâng cao nhận thức của các chủ thể trong xã hội, đặc biệt là các chủ thể tham gia quan hệ lao động bao gồm DN cho thuê lao động, DN thuê lại lao động và NLĐ cho thuê lại. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm giúp các chủ thể trên nắm được quyền và nghĩa vụ của mình, quy trình quản lý lao động cho thuê từ đó chủ động hơn trong việc thực hiện đúng nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của mình.

78

mới mẻ đối với người dân khi mà các quy định mới chỉ được ban hành và triển khai thực hiện trong 3-4 năm gần đây. Cụ thể các DN cần hiểu rõ các điều kiện được phép kinh doanh cho thuê lao động, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cho thuê lao động, nghĩa vụ của DN cho thuê lao động, nghĩa vụ khi thuê lao động, hậu quả phải gánh chịu do vi phạm các quy định về cho thuê lao động,… NLĐ cho thuê lại cần hiểu rõ bản chất của cho thuê lại lao động, nghĩa vụ phải thực hiện, rủi ro có thể phải gánh chịu và những quyền lợi được hưởng để cân nhắc trước khi tham gia quan hệ lao động này. Để làm được điều này, phía DN và các cơ quan như Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, cơng đồn các cấp có thể phối hợp tổ chức các buổi phổ biến kiến thức, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật hoặc các buổi tập huấn,… cho NLĐ hoặc cho chính DN tham gia quan hệ cho thuê lại lao động.

Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nên được thực hiện với nhiều cách thức và sử dụng nhiều phương tiện khác nhau như sử dụng cơ quan phát thanh, truyền hình, cơ quan báo chí, mạng xã hội,… và tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, cập nhật văn bản mới đến các chủ thể tham gia quan hệ lao động cho thuê lại, tổ chức tập huấn, nói chuyện, giải đáp thắc mắc của chuyên gia tại chính DN.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)