Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cho thuê

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 57 - 59)

2.1. Thực trạng quy định pháp luật về cho thuê lại lao động ở

2.1.3. Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cho thuê

Nam quy định thời hạn tối đa của hợp đồng này là 12 tháng. Có thể nói thời hạn 12 tháng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của các bên và thực tiễn cho thuê lại la động.

Việc thay đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng cho thuê lại lao động sẽ do các bên thỏa thuận.

2.1.3. Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cho thuê lại lao động thuê lại lao động

Pháp luật lao động Việt Nam quy định quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể tham gia hoạt động cho thuê lại lao động khá chặt chẽ. Cụ thể:

Quyền và nghĩa vụ của DN cho thuê lại lao động

Ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của NSDLĐ quy định tại Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2012, DN cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ riêng như:

Đối với DN thuê lại lao động, DN cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ như: Bảo đảm đưa NLĐ có trình độ phù hợp với những yêu cầu

51

của bên thuê lại lao động và nội dung của HĐLĐ đã ký với NLĐ; Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của NLĐ, yêu cầu của NLĐ;....

Đối với NLĐ cho thuê lại, DN cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ như: Thông báo cho NLĐ biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động; Ký kết HĐLĐ với NLĐ; Thực hiện nghĩa vụ của NSDLĐ; trả tiền lương, thưởng và thực hiện nghĩa vụ của NSDLĐ đối với NLĐ;...

Quyền và nghĩa vụ của DN thuê lại lao động

Trong mối quan hệ với DN cho thuê lao động, DN thuê lại lao động phải đảm bảo các nghĩa vụ như thanh tốn chi phí dịch vụ th lao động, bố trí NLĐ làm việc với điều kiện, thời gian, công việc,… như đã thỏa thuận, trả lại cho DN cho thuê lại lao động NLĐ không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động,…

Trong mối quan hệ với NLĐ, DN thuê lại lao động có quyền giám sát, điều hành trực tiếp NLĐ thuê lại trong thời gian NLĐ làm việc tại DN mình. Đồng thời, DN phải thực hiện các nghĩa vụ đối với NLĐ như thông báo, hướng dẫn cho NLĐ biết nội quy lao động, đối xử bình đẳng giữa NLĐ th lại với NLĐ chính thức trong DN, khơng được chuyển NLĐ đã thuê lại cho NSDLĐ khác,…

Quyền và nghĩa vụ của NLĐ cho thuê lại

Đối với NLĐ cho thuê lại, ngoài các quyền và nghĩa vụ chung của NLĐ thông thường, họ có các quyền đặc thù như: được trả lương không thấp hơn tiền lương của những NLĐ của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng cơng việc hoặc cơng việc có giá trị như nhau; thỏa thuận để giao kết HĐLĐ với bên thuê lại lao động sau khi chấm dứt HDLĐ với DN cho thuê lại lao động, chấp hành nội quy lao động, kỷ luật lao động, sự điều hành hợp pháp và tuân thủ thỏa ước lao động tập thể của bên thuê lại lao động,…

52

động, bên thuê lao động và NLĐ cho thuê lại khá rõ ràng và chặt chẽ làm cơ sở cho các bên thực hiện khi tham gia vào quan hệ cho thuê lại lao động. Trong đó quyền lợi của NLĐ được chú trọng và đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể. Về cơ bản các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ cho thuê lại lao động được quy định trong pháp luật lao động Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên quyền và nghĩa vụ của các bên được liệt kê tại Điều 56, Điều 57, Điều 58 Bộ luật Lao động 2012 chưa hoàn toàn đầy đủ. Một số quyền và nghĩa vụ quan trọng chưa được đề cập như: nghĩa vụ đảm bảo tiền lương cho NLĐ cho thuê lại trong thời gian tồn tại HĐLĐ, kể cả thời gian gián đoạn cho thuê lại lao động, quyền đối thoại, thương lượng tập thể của NLĐ cho thuê lại,…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Cho thuê lại lao động theo pháp luật lao động Việt Nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)