1.2.4.3. Hành vi vi phạm nghĩa vụ hoàn trả
KẾT LUẬN CHƯƠN G1
tài sản bảo đảm để quyết định cho vay, và một số TCTD khi đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay chỉ dựa vào nguồn số liệu khách hàng cung cấp.
16
Nguyên tắc 6CS là nguyên tắc mà giới tài chính thường áp dụng để phân tích tình hình tài chính của khách hàng trước khi quyết định cho vay.
20
Ngoài nhưng nguyên nhân xuất phát từ quy trình thẩm định cho vay, từ việc đánh giá khơng đúng khách hàng thì cịn một số trường hợp vi phạm khác phát sinh từ chính cán bộ cho vay. Một bộ phận cán bộ cho vay thiếu hiểu biết về lĩnh vực chun mơn mà khách hàng của mình đang sản xuất và kinh doanh hoặc khả năng dự đoán thị trường và trình độ xử lý thơng tin tín dụng của cán bộ ngân hàng còn hạn chế. Cán bộ cho vay phụ trách khoản vay nhằm đầu tư kinh doanh bất động sản nhưng thiếu hiểu biết về thị trường bất động sản, không dự đoán được như xu thế biến động của nó nên có thể dẫn đến rủi ro cho việc cấp tín dụng của TCTD khi thị trường bất động sản bị “đóng băng”, bất động sản khơng bán được, và khách hàng vay khơng có khả năng trả nợ cho TCTD. Ngoài ra, thực tế cũng có nhiều trường hợp cán bộ tín dụng vì những lợi ích vật chất sẵn sàng tiếp tay cho các doanh nghiệp làm giả hồ sơ giấy tờ để xin vay vốn. Chính điều này đã dẫn đến những rủi ro rất lớn từ khâu giải ngân. Hơn nữa, các doanh nghiệp này phần nhiều có tình hình tài chính khơng minh bạch, khơng đáp ứng được những điều kiện từ phía TCTD đề ra để được vay.
1.4.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay
Khách hàng vay là một bên trong quan hệ tín dụng, quyết định rất lớn đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động tín dụng thơng qua việc sử dụng nguồn vốn vay. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều nguyên nhân làm quan hệ tín dụng đỗ vỡ mà nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng vay. Khách hàng vay thường vi phạm HĐTD dưới các hình thức như khơng thực hiện, thực hiện khơng đầy đủ các nghĩa vụ của mình do các nguyên nhân sau:
Đối với ngun nhân chủ quan thì đó có thể xuất phát từ nguồn vốn tham
gia sản xuất kinh doanh của khách hàng không mang lại lợi nhuận, năng lực điều hành còn hạn chế, thiếu thông tin thị trường và thông tin đối tác nên việc kinh doanh không hiệu quả, không thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanhMặt khác, cũng có khơng ít trường hợp bản thân khách hàng thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay hoặc thiếu ý thức trong vấn đề trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến việc trả nợ cho các TCTD. Ngoài ra, trong một số trường hợp, ngay từ khi ký kết HĐTD, khách hàng đã có ý định chiếm đoạt vốn vay của các TCTD. Họ khơng sử dụng vốn vay theo mục đích đã thỏa thuận mà sử dụng nguồn vốn này để tiêu xài lãng phí hoặc để phục vụ cho hoạt động kinh doanh bất hợp pháp khác. Nhưng nhìn chung, khách hàng thường vi phạm hợp đồng tín dụng là do các doanh nghiệp, các cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả nên khơng cịn khả năng chi trả theo thỏa thuận.
21
Về nguyên nhân khách quan thì có thể nhận thấy là trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp, các cá nhân có thể gặp các rủi ro như thiên tai, hỏa hoạn…làm thiệt hại đến các tài sản bảo đảm, đưa doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn do mất vốn đầu tư trong khi thời hạn trả nợ vay đang đến gần.
Việc vi phạm HĐTD của khách hàng có thể xuất phát từ hành vi vi phạm của bên thứ ba vì trong q trình sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp khơng tồn tại một cách độc lập mà ln có mối quan hệ gắn bó với nhau thơng qua hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các bên. Vì thế, nếu doanh nghiệp thứ ba gặp phải rủi ro, bất lợi và rơi vào tình trạng khó khăn thua lỗ và để giải quyết tình trạng này, doanh nghiệp thua lỗ (doanh nghiệp A) đã vay, mượn, mua chịu hàng hóa của doanh nghiệp khác (gọi là doanh nghiệp B) nhằm thốt khỏi tình trạng khó khăn. Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp A tiếp tục gặp khó khăn và khơng trả được nợ cho doanh nghiệp B, và nếu doanh nghiệp B có vay vốn của các TCTD mà khoản vay này lại đến hạn thì B khó có thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn.
Bên cạnh đó, cịn có những ngun nhân đến từ môi trường bên ngoài như giá dầu mỏ, giá nguyên liệu tăng cao nên khách hàng vay vốn sẽ gặp khó khăn do khơng đảm bảo lợi nhuận để chi trả cho các TCTD theo thỏa thuận trong hợp đồng.
1.4.4. Một số hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng phổ biến
HĐTD hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Điều đó có nghĩa là các bên đã cùng nhau thỏa thuận tạo ra các quyền và ràng buộc mình vào các cam kết trong hợp đồng. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào các bên trong quan hệ tín dụng đều thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của mình. Do đó, việc một bên trong HĐTD khơng thực hiện, thực hiện không đúng, khơng đầy đủ nghĩa vụ của mình mà khơng rơi các trường hợp miễn trách sẽ là hành vi vi phạm hợp đồng. Có rất nhiều hành vi vi phạm HĐTD trên thực tế, việc vi phạm HĐTD được thể hiện chủ yếu thông qua các hành vi sau:
1.4.4.1. Hành vi vi phạm nghĩa vụ giải ngân
Giải ngân là việc chuyển giao tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm cho khách hàng vay sử dụng. Đây là nghĩa vụ của bên cho vay trong hợp đồng, mà cụ thể ở đây là TCTD. Nghĩa vụ này phát sinh trên cơ sở cam kết của TCTD, theo đó TCTD sẽ chuyển giao cho bên vay sử dụng một số tiền theo thời gian và hạn mức đã thỏa thuận. Tuy nhiên, không phải trong thực tiễn nghĩa vụ này luôn được TCTD thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, mà ngược lại đây là nghĩa vụ thường bị vi phạm rất nhiều dưới hình thức TCTD thường khơng giải ngân đầy đủ theo mức đã cam kết
22
với khách hàng nhưng ở, và trong nhiều trường hợp ở mức độ rất tinh vi, khó mà nhận biết được. Theo tìm hiểu của tác giả thì việc vi phạm nghĩa vụ giải ngân của các TCTD biểu hiện dưới hình thức sau:
Ví dụ như khi khách hàng vay 1,000,000,000 đồng và trong HĐTD các bên có thỏa thuận là TCTD sẽ giải ngân một lần bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản của khách hàng vay. HĐTD quy định như vậy, nhưng rất ít khách hàng vay nào để ý hay thắc mắc về thỏa thuận giải ngân một cách chung chung đó. Nếu TCTD không giao đúng số tiền thỏa thuận ghi trong hợp đồng thì đó có là hành vi vi phạm HĐTD hay không. Ở đây, rõ ràng các TCTD đã có hành vi vi phạm HĐTD nhưng hành vi vi phạm này thể hiện ở mức độ rất tinh vi. Nghĩa là với số tiền vay 1 tỷ đồng, giả sử lãi suất là 1%/tháng, thời hạn vay là 24 tháng và các bên thỏa thuận lãi suất phải trả hàng tháng là 10 triệu đồng. Vấn đề ở đây là phía TCTD chỉ giải ngân cho khách hàng vay 950 triệu vì họ giải thích rằng số tiền 500 triệu đồng đó là do họ đã thu trước 4 tháng tiền lãi suất cộng với các chi phí phát sinh trong quá trình thẩm định hồ sơ. Cách giải thích của phía TCTD nghe có vẻ rất hợp lý nhưng nó đi ngược lại với thỏa thuận của các bên trong HĐTD và quy định của pháp luật. Cụ thể:
Thứ nhất, bên khách hàng vay đề nghị một số vốn cụ thể cho mục đích sử
dụng vốn vay của mình. Hiện nay, các TCTD thường cho vay bằng khoảng 70% giá trị tài sản bảo đảm, nay lại thêm việc nhận số tiền giải ngân ít hơn số tiền đã thỏa thuận trong hợp đồng thì mục đích sử dụng tiền vay này trong một chừng mực nào đó sẽ khơng mang lại hiệu quả như mong muốn.
Thứ hai, việc TCTD buộc bên vay phải trả các loại phí như vậy là khơng hợp
lý bởi vì việc thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định tài sản bảo đảm cũng như phương án sản xuất kinh doanh của bên khách hàng vay là nghĩa vụ của các TCTD chứ không phải của bên vay. Do vậy, việc TCTD yêu cầu khách hàng vay trả các chi phí đó là khơng hợp lý và khơng phù hợp với các quy định của pháp luật.
Thứ ba, TCTD và khách hàng thỏa thuận giải ngân một lần và trả lãi hàng
tháng, vì thế nếu TCTD tự ý ứng trước tiền lãi mà số tiền này đúng ra sẽ trả một thời gian sau đó thì cách xử sự này rõ ràng là vi phạm các cam kết trong HĐTD. Giải ngân là nghĩa vụ cơ bản nhất của người cho vay, khi nghĩa vụ này được thực hiện thì mới phát sinh các nghĩa vụ khác của khách hàng trong HĐTD Do vậy, nếu TCTD giải ngân chậm so với thời gian đã cam kết thì TCTD phải bị phạt vi phạm hợp đồng và phải BTTH trong trường hợp có thiệt hại phát sinh cho khách hàng.
23
Tóm lại, nghĩa vụ giải ngân là nghĩa vụ cơ bản của các TCTD. Tuy nhiên, trên thực tế các TCTD thường không thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ này biểu hiện dưới nhiều hình thức vi phạm khác nhau mà khách hàng vay rất khó phát hiện, hoặc có thể phát hiện nhưng cho rằng mình đang cần vốn nên sẵn sàng chấp nhận cách giải quyết đó của các TCTD.
1.4.4.2. Hành vi sử dụng vốn sai mục đích
Mục đích sử dụng vốn là cơ sở quyết định việc cho vay của TCTD. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích.
Một là việc sử dụng vốn sai mục đích xuất phát từ quy trình xét duyệt cho
vay. Quá trình xét duyệt cho vay nhìn chung tương đối dài, tốn khá nhiều thời gian đặc biệt đối với việc vay vốn nhằm thực hiện những dự án lớn. Chính vì quy trình này kéo dài nên khách hàng vay có thể mất đi cơ hội kinh doanh, cho nên khi nhận được tiền vay thì kế hoạch kinh doanh đã thay đổi, dẫn đến việc bên vay sử dụng vốn khơng đúng như mục đích đã thỏa thuận ban đầu. Và trong nhiều trường hợp, hiệu quả sử dụng vốn trong trường hợp này rất thấp khiến khách hàng vay rơi vào tình trạng khơng trả được nợ do sử dụng vốn khơng đúng mục đích như thỏa thuận ban đầu.
Ngoài ra, việc sử dụng vốn khơng đúng mục đích cịn xuất phát từ việc khách hàng phải thay đổi chiến lược kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro, từ đó mà vi phạm điều khoản này dẫn đến tranh chấp.
Hai là xuất phát từ ý thức chủ quan của khách hàng vay. Nhiều trường hợp,
khách hàng lập ra một bộ hồ sơ vay vốn rất tốt và được TCTD chấp nhận cho vay. Tuy nhiên, khi đã được giải ngân thì họ lại sử dụng vốn vào mục đích khác và sử dụng đồng vốn một cách thiếu trách nhiệm với những cam kết của mình. Điều này dẫn đến việc khách hàng vay mất khả năng thanh toán, do vậy trong trường hợp này họ đã cố ý vi phạm điều khoản sử dụng vốn đúng mục đích.
Nhìn chung, việc khách hàng vay sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích đã thỏa thuận dẫn đến việc khơng có khả năng trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ như cam kết ban đầu. Đây là hành vi phá vỡ HĐTD và gây ra những rủi ro trong quan hệ tín dụng, do đó bên vi phạm thường phải chịu chế tài đối với vi phạm này. Ví dụ sau sẽ minh chứng cho vấn đề này:
Ngày 25/07/2002, công ty TNHH Vân Hồng có ký kết HĐTD số 01096 với ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam, theo đó ngân hàng cho cơng ty
24
Vân Hồng vay số tiền 3 tỷ đồng, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất 0,9%/tháng, lãi suất quá hạn 1,35%/tháng.
Trong quá trình sử dụng vốn, cơng ty Vân Hồng đã vi phạm Điều 7 của HĐTD, sử dụng vốn sai mục đích, và đã ngừng hoạt động kinh doanh trong khi chưa thanh toán được nợ vốn cũng như nợ lãi cho ngân hàng. Do vậy, phía ngân hàng đã khởi kiện đến tòa án u cầu cơng ty phải thanh tốn cho ngân hàng số tiền vốn 3 tỷ đồng và lãi tạm tính đến ngày khởi kiện là 269,100,000 đồng. Tòa đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc công ty phải thanh toán cho ngân hàng số tiền là 4,264,950,000 đồng và số tiền lãi phát sinh kể từ ngày bản án có hiệu lực cho đến khi trả hết theo mức lãi suất quá hạn là 1,35%/tháng.
1.4.4.3. Hành vi vi phạm nghĩa vụ hoàn trả
Về bản chất, HĐTD là sự thỏa thuận giữa TCTD và khách hàng vay, theo đó TCTD sẽ cho khách hàng vay sử dụng một số tiền trong một khoảng thời gian nhất định theo ngun tắc có hồn trả. Việc hồn trả đúng vốn và lãi trong HĐTD là một vấn đề vô cùng quan trọng, bởi điều này phản ánh hiệu quả của quan hệ tín dụng – TCTD cho vay nhằm mục đích thu lợi nhuận vì cho vay là hình thức cấp tín dụng phổ biến và mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho các TCTD. Một khi nghĩa vụ này khơng được đảm bảo thì hoạt động kinh doanh của TCTD sẽ bị ảnh hưởng.
Mặt khác, việc hoàn trả đúng lãi và gốc theo thỏa thuận còn là nguyên tắc của hoạt động cho vay. Vì vậy, trong trường hợp mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả khơng đầy đủ thì bên vay phải trả lãi nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do NHNN công bố tương ứng với thời hạn tại thời điểm trả nợ17.
1.4.4.4. Hành vi vi phạm các thỏa thuận về việc áp dụng các biện pháp bảo đảm
TCTD là một tổ chức đặc thù có chức năng kinh doanh tiền tệ, thực hiện hoạt động kinh doanh của mình thơng qua quan hệ tín dụng. Từ các quan hệ này, mối quan hệ giữa TCTD với các tổ chức, cá nhân được thiết lập và phát triển, gắn TCTD gần với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội. Tuy nhiên, nếu khơng có những thiết chế cơ bản để bảo đảm các khoản tiền đi vay và cho vay hiệu quả, TCTD sẽ tự đặt mình trước những rủi ro khó lường đối với một loại hàng hóa vốn dĩ đã chứa đựng rất nhiều rủi ro, đó là “tiền tệ”. Do vậy, các biện pháp bảo đảm tiền vay được áp dụng trong hoạt động cho vay của TCTD như là một công cụ hữu hiệu nhằm giảm bớt rủi ro và thiệt hại cho TCTD.