Qui định của pháp luật Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện từ việc so sánh với pháp luật của một số nước điển hình (Trang 33 - 37)

1.2. Pháp luật của một số nƣớc điển hình về quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng

1.2.4. Qui định của pháp luật Nhật Bản

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Nhật được quy định chủ yếu trong Luật cạnh tranh, Luật cấm cạnh tranh không lành mạnh, Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt và Luật cấm bán hàng đa cấp dạng hình tháp. Ngồi ra liên quan đến các quy định về chỉ dẫn gây nhầm lẫn, có rất nhiều bộ luật khác tại Nhật có liên quan, ví dụ như Luật Thương hiệu, Luật tiêu chuẩn nơng nghiệp Nhật Bản… Trong luận văn này, tác giả xin nêu ra những quy định về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản trong hai văn bản pháp luật, đó là Luật cấm các giải thưởng bất chính và các chỉ dẫn gây nhầm lẫn và Luật cấm cạnh tranh không lành mạnh.

Luật cấm các giải thưởng bất chính và các chỉ dẫn gây nhầm lẫn (Act against Unjutifiable premiums and misleading representations) cấm các chỉ dẫn gây nhầm lẫn về thành phần của hàng hóa, gây nhầm lẫn về điều khoản mua bán hàng hóa và bất kì chỉ dẫn về hàng hóa nào do CAA (Cục bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản) kết luận là gây nhầm lẫn dựa trên tiêu chí dẫn dụ khách hàng mua hàng một cách khơng chính đáng và cản trở cạnh tranh khơng công bằng (được quy định tại khoản 2 Điều 2). Thuật ngữ chỉ dẫn sử dụng trong Luật này được hiểu là quảng cáo hay bất kì chỉ

29

dẫn nào khác được doanh nghiệp sử dụng như một phương tiện để lôi kéo dẫn dụ khách hàng. Ngồi ra Luật cịn quy định chi tiết về các nội dung quảng cáo không chứng minh được (restrictions on uproven advertisement) cũng là các nội dung quảng cáo bị cấm.

Bên cạnh đó, Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật ra đời từ năm 1934 gồm 22 điều và một số điều khoản bổ sung qua các lần sửa đổi điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng đã bổ sung thêm cho những văn bản pháp luật khác về những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Luật chống Cạnh tranh không lành mạnh quy định cụ thể 15 hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại Khoản 1 Điều 2, và quy định về việc cấm quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh như sau:

“(xiii) Hành vi đưa thông tin sai lệch về sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc trong một quảng cáo, hoặc trong một văn bản hay thư tín sử dụng trong một giao dịch có liên quan, theo cách có khả năng gây nhầm lẫn cho công chúng về xuất xứ, chất lượng, hàm lượng, quy trình sản xuất, cách sử dụng hoặc về số lượng của hàng hóa; hoặc gây nhầm lẫn về chất lượng, nội dung, mục đích và số lượng của dịch vụ; hoặc hành vi chuyển giao phân phối, trưng bày với mục đích chuyển giao, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cung cấp thông qua kênh truyền thơng điện tử hàng hóa hoặc dịch vụ có những dấu hiệu nói trên;”

Ở Nhật Bản khơng quy định cấm quảng cáo so sánh hàng hóa dịch vụ, bởi vì họ quan niệm người tiêu dùng sẽ có lợi khi lựa chọn hàng hóa và dịch vụ được so sánh một cách khách quan, cơng bằng và chính xác. Quảng cáo so sánh hợp pháp với hàng hóa, dịch vụ cùng loại phải được chứng minh một cách khách quan, phải trích dẫn chính xác và cơng bằng các con số đã được chứng minh. Tuy nhiên nếu sự quảng cáo đó chỉ so sánh một phần của hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc số lượng dữ liệu trích dẫn là khơng chính xác, quảng cáo này sẽ vi phạm pháp luật vì đã cung cấp cho người tiêu dùng một quan niệm sai, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cho các nhà sản xuất cùng loại. Trên thực tế Nhật Bản thường có một số quảng cáo so sánh ví dụ như về ơ tơ, nước giải khát, cước viễn thông của điện thoại di động, quảng cáo so sánh phí bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên những quảng cáo này phải thật khéo léo để không khiến cho người tiêu dùng quan niệm rằng sản phẩm quảng cáo là tốt hơn đáng kể so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Như vậy ở Nhật Bản cũng có những quy định về quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh, tuy nhiên nó khơng được quy định trong một văn bản luật nhất định mà được quy định cụ thể, chi tiết hơn trong những bộ luật khác nhau, bổ sung cho nhau.

30

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUẢNG CÁO NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG HÀNH VI QUẢNG CÁO

NHẰM CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

2.1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam

Pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về vấn đề cạnh tranh. Ngày 03 tháng 12 năm 2004, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Cạnh tranh và luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2005. Đây là văn bản chủ yếu điều chỉnh về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Ngồi ra cịn các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như Luật Thương mại 2005, Luật Quảng cáo 2012, Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật trên cũng quy định về vấn đề này. Tuy nhiên đứng dưới góc độ nghiên cứu về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo thì Luật Cạnh tranh 2005 là văn bản cơ bản và chủ đạo nhất. Vì vậy trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các quy định trong Luật Cạnh tranh 2005 và viện dẫn một số quy định trong các luật liên quan khác.

Điều 45 Luật Cạnh tranh 2004 của nước ta nghiêm cấm ba hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, đó là:

- So sánh trực tiếp hàng hố, dịch vụ của mình với hàng hố, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác

- Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng - Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong

các nội dung: giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.

Ngồi ra Luật cịn nghiêm cấm các hoạt động quảng cáo khác mà các văn bản pháp luật khác có quy định cấm. Các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh trên mà Luật Cạnh tranh 2004 quy định cấm sẽ được phân tích rõ hơn ở các phần sau của chương này.

Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, Luật Cạnh tranh ngày càng khẳng định vai trị của mình trong việc điều chỉnh các

31

vụ việc cạnh tranh khơng lành mạnh nói chung và quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh nói riêng. Các năm trở lại đây, các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh được Cục Quản lý cạnh tranh xử lý ngày càng gia tăng, thể hiện qua bảng thống kê điều tra các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh từ năm 2006 đến năm 2012 của Cục Quản lý cạnh tranh43 như sau:

Các loại hành vi cạnh tranh 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh 5 20 33 37 95 Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh 2 2 4

Gièm pha nói xấu doanh

nghiệp khác 1 4 1 2 8

Chỉ dẫn gây nhầm lẫn 1 1 1 3

Bán hàng đa cấp bất

chính 2 10 4 1 3 23

Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

khác

1 1 2

Qua thống kê trên có thể thấy rằng, những vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo chiếm đa số trong các hành vi về cạnh tranh không lành mạnh. Đây là hành vi phổ biến nhất được các nhà kinh doanh sử dụng để thu hút sự chú ý của khách hàng vì sức lan tỏa rộng rãi và sự ấn tượng mạnh mẽ của nó đến với nhận thức người tiêu dùng. Qua từng năm, số lượng các quảng cáo mà các doanh nghiệp sử dụng để cạnh tranh ngày càng nhiều và tinh vi hơn với nhiều hình thức. Việc gia tăng số vụ xử lý hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng cho thấy Luật Cạnh tranh 2004 và các văn bản pháp luật khác điều chỉnh hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ngày càng sâu sát thực tế và góp phần đảm bảo một mơi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

Các mục sau đây của luận văn sẽ trình bày kĩ hơn về thực trạngpháp luật điều chỉnh các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam của Luật Cạnh tranh và các văn bản pháp luật khác và một số vụ việc cụ thể.

32

Một phần của tài liệu Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện từ việc so sánh với pháp luật của một số nước điển hình (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)