Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật chống hành vi quảng cáo nhằm cạnh

Một phần của tài liệu Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện từ việc so sánh với pháp luật của một số nước điển hình (Trang 54 - 61)

tranh không lành mạnh tại Việt Nam

Từ những phân tích và so sánh nêu trên, để đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo thương mại, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, cần xây dựng định nghĩa cụ thể về quảng cáo so sánh trong các văn bản pháp luật đễ dễ dàng cho việc áp dụng và thực thi. Ở Việt Nam hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa cụ thể về khái niệm quảng cáo so sánh, nghĩa là không nêu các yếu tố cấu thành để xác định như thế nào là quảng cáo so sánh, trong khi đó bất cứ một hiện tượng pháp lý nào cũng cần được định nghĩa để xác định được bản chất pháp lý và các yếu tố cấu thành hiện tượng đó nhằm định hướng cho các quy định cụ thể cho hiện tượng đó trong các văn bản pháp luật. Có lẽ nguyên nhân lớn nhất của việc bỏ sót định nghĩa này của các nhà làm luật là ở thời điểm xây dựng Luật Cạnh tranh và Luật Thương mại nhà làm luật đã chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của lĩnh vực chống cạnh tranh không lành mạnh mà tập trung nhiều vào vấn đề kiểm soát tập trung kinh tế và các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Như đã đề cập trên phần thực trạng quy định của pháp luật về điều chỉnh quảng cáo so sánh, bởi vì luật hiện nay khơng quy định rõ ràng nên việc áp dụng rất khó và các nhà quảng cáo đã lợi dụng sơ hở này để tung ra những chiêu quảng cáo so sánh được che đậy rất khéo léo, vì vậy thiết nghĩ luật nên quy định rõ ràng, cụ thể và chi tiết những khái niệm luật học để cơ quan thi hành và người dân dễ dàng hiểu và áp dụng.

Thứ hai, học tập theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản, nhà làm luật nước ta nên nghiên cứu để áp dụng vào hoàn cảnh của Việt Nam một cách phù hợp nhất những quy định về cho phép quảng cáo so sánh miễn là thông tin đưa ra xác thực và được xác nhận bởi các chuyên gia uy tín. Các nước kể trên cơng nhận quảng cáo so sánh trung thực vì góp phần làm giảm chi phí, thời gian và cơng sức tìm hiểu thơng tin người tiêu dùng đồng thời làm minh bạch hóa thị trường.61 Có thể thấy nước ta hiện nay chọn cách an toàn là cấm tuyệt đối quảng cáo so sánh để loại trừ tất cả những khả năng cạnh tranh không lành mạnh trong quảng cáo, thay

61

Lê Dinh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, NXB Tư pháp, tr.9.

50

vì xem xét có hay khơng tính chất khơng lành mạnh trong quảng cáo đó. Việc cho phép quảng cáo so sánh nhưng phải có bằng chứng xác thực theo tác giả là cần thiết bởi vì trong thị trường quảng cáo nhiều ganh đua và lừa dối như hiện nay, người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu là sản phẩm, dịch vụ tốt thực sự bởi vì nhà quảng cáo nào cũng trưng ra những gì hay nhất đẹp nhất của mình mà khơng biết có đúng hay khơng, thì quảng cáo so sánh đó sẽ cung cấp thêm thơng tin về chất lượng, giá trị sản phẩm cho người tiêu dùng để giúp họ đưa ra những quyết định tiêu dùng đúng đắn. Ngoài ra, quảng cáo so sánh một cách khách quan, trung thực sẽ giúp thúc đẩy tính minh bạch của thị trường, kích thích cạnh tranh giữa các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ vì lợi ích của người tiêu dùng và do đó nền kinh tế có thêm động lực phát triển.

Thứ ba, nên quy định việc cấm gửi những email rác quảng cáo đến địa chỉ email của khách hàng. Hiện nay rất nhiều người ở nước ta gặp phiền toái bởi những emails và tin nhắn rác của các hãng quảng cáo. Học tập kinh nghiệm Hoa Kỳ, thiết nghĩ nước ta nên quy định việc cấm gửi những thông tin quảng cáo mà chưa được sự đồng ý của người khác vào hộp thư cá nhân của họ để bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng.

Thứ tư, nên bổ sung một số biểu hiện của hành vi quảng cáo gian dối để dễ dàng áp dụng giải quyết các vụ việc về quảng cáo gian dối tương đối đa dạng trên thị trường. Bên cạnh loại quảng cáo gian dối đơn giản như đưa thông tin sai lệch về sản phẩm trên thực tế còn tồn tại nhiều dạng quảng cáo làm sai lệch nhận thức người tiếp nhận. Đó là các hành vi học tập từ quy định của pháp luật Hoa Kỳ, đó là:

- Hành vi quảng cáo nhử mồi

- Hành vi quảng cáo bỏ sót thơng tin

- Hành vi quảng cáo sử dụng nhà chuyên môn và các lời xác nhận không thật - Hành vi quảng cáo lừa dối về hình thức.

Thứ năm, tăng mức tiền phạt đối với các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Như đã đề cập ở trên, mức tiền phạt trong Nghị định số 120/2005/NĐ-CP là quá thấp. Hay như trong các Nghị định khác xử lý sai phạm về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh trong từng lĩnh vực cụ thể, ví dụ như khoản 6 Điều 51 Nghị định 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa – thơng tin quy định: “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

- Quảng cáo sai sự thật, sai chất lượng hàng hóa đã đăng kí;

- Lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi

51

- Quảng cáo có nội dung so sánh làm giảm uy tín, chất lượng hàng hóa của tổ

chức, cá nhân khác;”

Hay Nghị định số 02/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, tại điểm h khoản 2 Điều 26 quy định mức phạt từ 3 đến 5 triệu đồng cho hành vi quảng cáo gây nhầm lẫn. Điểm b, c, d khoản 5 Điều 26 quy định mức phạt từ 20 đến 30 triệu đồng cho hành vi quảng cáo so sánh, nói xấu.

Việc quy định xử phạt ở nhiều văn bản với nhiều mức phạt khác nhau như thế này không những là không thống nhất, mà quan trọng hơn còn quy định quá thấp, các doanh nghiệp hồn tồn có thể sẵn sàng chấp nhận mức phạt này. Nếu một quảng cáo được thực hiện với mục đích khơng lành mạnh, khi được phát hành rộng rãi ra công chúng doanh nghiệp đạt được mục đích thu hút khách hàng một cách khơng cơng bằng đối với doanh nghiệp khác thì doanh thu mà doanh nghiệp đó thu được có thể lớn hơn rất nhiều và khi đó mức phạt trên khơng có khả năng ngăn chặn hành vi vi phạm. Hơn nữa, các Nghị định xử phạt trên ban hành năm 2005, 2006 thì với mức vật giá như hiện nay, mức xử phạt đó là khơng đáng kể để răn đe doanh nghiệp khơng vi phạm. Vì vậy, tác giả kiến nghị nên tăng số tiền phạt hành chính ở mức thích hợp hơn trong tương quan với lợi nhuận trung bình mà các doanh nghiệp đạt được khi thu hút được sự chú ý của khách hàng để đủ sức răn đe các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp.

52

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường mà hoạt động cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, quảng cáo thương mại đóng vai trị hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp khi phân phối sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên bên cạnh những quảng cáo lành mạnh, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng những quảng cáo với những yếu tố pháp luật cấm đểcạnh tranh không lành mạnh dành ưu thế hơn đối với các nhà sản xuất khác. Tác giả chọn viết khóa luận với đề tài này xuất phát từ nhu cầu thực tế trên thị trường. Qua khóa luận này tác giả cũng mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong cơng tác hồn thiện pháp luật chống quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Ở chương 1, khóa luận đã giải quyết các vấn đề lý luận về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bao gồm: nguồn gốc, khái niệm, đặc điểm, chức năng của hoạt động quảng cáo; khái niệm và đặc điểm của hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng lành mạnh. Trong đó chủ yếu xác định dấu hiệu của hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh làm cơ sở cho những phân tích ở phần sau. Bên cạnh đó, tác giả cịn dùng một phần để đề cập đến các quy định của một số nước điển hình trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản để từ đó rút ra được những tiến bộ hơn của pháp luật nước ngoài so với pháp luật Việt Nam để qua đó có những ý kiến nhằm hồn thiện pháp luật của nước ta ở chương 2.

Ở chương 2, khóa luận tập trung phân tích các quy định pháp luật thực tiễn chống quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh và một số vụ việc trên thực tế về quảng cáo so sánh, quảng cáo bắt chước, quảng cáo gian dối và quảng cáo gây nhầm lẫn, các loại quảng cáo khác mà pháp luật cấm và các hình thức xử lý của pháp luật nước ta đối với các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Sau đó căn cứ vào những hạn chế phát sinh từ thực tiễn quy định pháp luật cũng như tham khảo có chọn lọc một số quy định của pháp luật nước ngoài về vấn đề này, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Mặc dù cố gắng rất nhiều nhưng chắc hẳn luận văn cịn rất nhiều thiếu sót, do vậy tác giả rất mong muốn có được sự góp ý của q thầy cơ để tác giả có thể hiểu đề tài một cách thấu đáo và đúng đắn hơn cũng như khắc phục những điểm yếu và sai sót trong luận văn của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

Văn bản pháp luật:

1/ Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 2/ Bộ luật Dân sự 2004

3/ Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 4/ Luật Cạnh tranh 2004

5/ Luật Quảng cáo 2012 6/ Luật Thương mại 2005

7/ Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2011

8/ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật 2006 9/ Pháp lệnh về giá 2002

10/ Pháp lệnh xử lý vi phạt hành chính 2002 11/ Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010

12/ Luật Dược 2005

13/ Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại

14/ Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

15/ Nghị định 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại

16/ Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa – thơng tin

Sách, báo, tạp chí:

17/ Quế Anh, “Các hành vi thương mại không công bằng và vô lương tâm trong pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng”,Bản tin Cạnh tranh và Người

tiêu dùng, số 16/2010, Công ty phát hành báo chí Trung ương, tr. 16.

18/ Armand Dayan, Nghệ thuật quảng cáo (Đỗ Đức Bảo dịch), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh (2001).

19/ Cục Quản lý cạnh tranh, “Báo cáo rà soát các quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam”, tr. 193.

20/ Cục quản lý cạnh tranh, “Báo cáo thường niên Cục Quản lý cạnh tranh năm 2012”, tr. 12.

21/ Cục Quản lý cạnh tranh (2008), Quảng cáo dưới góc độ luật cạnh tranh, NXB Lao động xã hội.

22/ Nguyễn Thị Dung, “Khái niệm “quảng cáo” trong pháp luật Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc hồn thiện pháp luật về quảng cáo”, Tạp chí Nhà nước và

pháp luật, số 12-2005, tr. 34.

23/ Đào Hữu Dũng (2004), Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường – Phân

tích và đánh giá, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

24/ Nguyễn Mai Hân (2009), Luận văn Thạc sĩ luật học: Quảng cáo so sánh trong

pháp luật Việt Nam và Anh – Nghiên cứu so sánh, Đại học Luật TP.HCM.

25/ Phan Huy Hồng (2007), “Quảng cáo so sánh trong pháp luật cạnh tranh – một nghiên cứu so sánh luật”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học xã hội

Việt Nam, số 01/2007, tr. 44.

26/ Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh

khơng lành mạnh, NXB Chính trị quốc gia.

27/ Phạm Văn Lợi, Lê Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Văn Cương, Hoàng Thế Anh, Vũ Thị Hiệp, Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam – Những vấn

đề lý luận và thực tiễn , Bộ Thương mại, Hà Nội, 9-2005.

28/ Michael Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ.

29/ Nguyễn Phương Trà My, “Hãng giày Reebok phải trả 25 triệu đô la tiền bồi thường khách hàng theo yêu cầu của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa kỳ (US FTC) về hành vi quảng cáo gian dối đối với loại giày đế cong 2 đầu”, Bản tin Cạnh

tranh và người tiêu dùng, số 29/2011, Cơng ty phát hành báo chí Trung Ương, tr. 8.

30/ Nguyễn Phương Trà My, “Ủy ban Châu ÂU rà soát chỉ thị 2006/114/EC về quảng cáo gây nhầm lẫn và quảng cáo so sánh”, Bản tin Cạnh tranh và người tiêu dùng, số 36/2012, Công ty phát hành báo chí Trung ương, tr. 6.

31/ Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2001), Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB

32/ Đồn Tử Tích Phước, “Pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hòa Liên Bang Đức”, Bản tin Cạnh tranh và người tiêu dùng, số 5/2009, Cơng ty phát hành báo chí Trung Ương, tr. 15.

33/ Tạ Ngọc Tấn (2004), Truyền thơng đại chúng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34/ Lê Thị Thùy Trang (2007), Luận văn thạc sĩ:Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh – Thực trạng và kiến nghị, Đại học Luật TP.HCM.

35/ P.V, “Cục Quản lý cạnh tranh điều tra nội dung quảng cáo của một số doanh nghiệp điện tử”,Bản tin Cạnh tranh và người tiêu dùng,số 18/2010, Công ty phát hành báo chí Trung ương, tr. 9.

36/ Nguyễn Thị Thanh Vân (2011), Luận văn Thạc sĩ:Chiến lược cạnh tranh cho các hãng hàng không giá rẻ Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

38/ Lê Dinh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, NXB Tư pháp.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

39/ Directive84/450/ECofthe European Parliamentrelating todeceptive advertising and compatativeadvertising.

40/ Directive2006/114/EC of the European Commission relating to misleading advertisingandcomparative advertising.

41/ Japanese Act against Unjutifiable premiums and misleading representations 42/ Japanese Competition law 1934.

43/ Paris Conventionfor the Protectionindustrial propertyrights 20/3/1883.

44/ Statement of Policy Regarding Comparative Advertising, Federal Trade Commission, Washington, D.C., August 13, 1979.

45/ United StatesMarks Act1946(Lanham Act).

TÀI LIỆU WEBSITE

46/ www.dantri.com.vn 47/ www.duthaoonline.quochoi.vn 48/ www.www.vca.gov.vn 49/ www.vi.wikipedia.org 50/ www.phapluattp.vn 51/ www.vietbao.vn 52/ www.chuyentrang.tuoitre.vn

Một phần của tài liệu Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh ở việt nam thực trạng và giải pháp hoàn thiện từ việc so sánh với pháp luật của một số nước điển hình (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)