Quản lý nhà nước về giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giáo dục của ủy ban nhân dân cấp huyện (Trang 26 - 28)

1.2. Quản lý nhà nƣớc về giáo dục

1.2.4. Quản lý nhà nước về giáo dục

1.2.4.1. Khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục

Quản lý nhà nƣớc về giáo dục: “Là việc nhà nước thực hiện quyền lực công

để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà nước”19

.

Quản lý nhà nƣớc về giáo dục là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nƣớc đối với các hoạt động giáo dục do các cơ quan quản lý có trách nhiệm về giáo dục của nhà nƣớc từ trung ƣơng tới cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của nhà nƣớc nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, duy trì kỷ cƣơng, thỏa mãn nhu cầu giáo dục của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà nƣớc.

Những yếu tố chủ yếu trong khái niệm quản lý nhà nƣớc về giáo dục nổi lên ba bộ phận chính, đó là chủ thể của quản lý nhà nƣớc về giáo dục, khách thể của quản lý nhà nƣớc về giáo dục và mục tiêu của giáo dục.

Trong khái niệm quản lý nhà nƣớc về giáo dục còn phải kể tới hai yếu tố quan trọng trong việc điều hành, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, đó là cơng cụ và phương pháp trong quản lý nhà nƣớc về giáo dục. Công cụ chủ yếu trong

quản lý hành chính nhà nƣớc là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; phƣơng pháp quản lý hành chính nhà nƣớc chủ yếu là phƣơng pháp hành chính, tổ chức.

Như vậy, ta có thể hiểu khái niệm quản lý nhà nƣớc về giáo dục theo quan

niệm khác: “Quản lý nhà nước về giáo dục là sự quản lý của các cơ quan nhà

nước có thẩm quyền, của bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương tới cơ sở lên hệ

19

thống giáo dục quốc dân và các hoạt động giáo dục của xã hội nhằm nâng cao dân trí - đào tạo nhân lực - bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và hồn thiện nhân cách cho cơng dân”20.

Quản lý nhà nƣớc là việc thực thi ba quyền: lập pháp, hành pháp và tƣ pháp để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội và hành vi của cơng dân. Cịn quản lý nhà nƣớc về giáo dục thực chất là thực thi quyền hành pháp để tổ chức, điều hành và điều chỉnh mọi hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội. Tuy nhiên, để quản lý có hiệu lực và hiệu quả, việc sử dụng quyền hành pháp phải kết hợp với quyền lập pháp, lập quy và hoạt động thanh tra, kiểm tra trong các hoạt động của toàn bộ hệ thống.

1.2.4.2. Chủ thể quản lý nhà nước về giáo dục

Theo Luật Giáo dục 2005, chủ thể quản lý nhà nƣớc về giáo dục gồm21: 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về giáo dục. Chính phủ trình Quốc hội trƣớc khi quyết định những chủ trƣơng lớn có ảnh hƣởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nƣớc, những chủ trƣơng về cải cách nội dung chƣơng trình của một cấp học; hằng năm báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về giáo dục.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nƣớc về giáo dục theo thẩm quyền.

4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nƣớc về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong đó có việc quy hoạch mạng lƣới cơ sở giáo dục; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục trên địa bàn; có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trƣờng công lập thuộc phạm vi quản lý; phát triển các

20 Đặng Xuân Hải - Đào Phú Quảng, tlđd12, tr.75. 21

loại hình trƣờng, thực hiện xã hội hoá giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục tại địa phƣơng.

1.2.4.3. Khách thể quản lý nhà nước về giáo dục

Khách thể của quản lý nhà nƣớc về giáo dục là hệ thống giáo dục quốc dân và những hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội.

Hệ thống giáo dục quốc dân gồm: giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân gồm:

“Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; giáo dục phổ thơng có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng; giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; giáo dục đại học và sau đại học (gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ” 22

.

1.2.4.3. Mục tiêu của giáo dục

Mục tiêu của giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”23

.

Mục tiêu của giáo dục về tổng thể đó là việc bảo đảm trật tự kỷ cƣơng trong các hoạt động giáo dục để thực hiện đƣợc mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài cho xã hội, hoàn thiện và phát triển nhân cách của công dân; tuy nhiên ở mỗi cấp học, bậc học đã đƣợc cụ thể hoá mục tiêu trong Luật Giáo dục 2005 và điều lệ các nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về giáo dục của ủy ban nhân dân cấp huyện (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)