1.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1.4.5. Công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tổ chức và hoạt động giáo dục mầm non,
dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở
Chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ và hằng năm là một trong những chế độ thiết yếu, quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với giáo dục. Việc chấp hành tốt chế độ thơng tin, báo cáo có ý nghĩa quyết định giúp ngƣời lãnh đạo đổi mới phong cách, phƣơng pháp lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các hoạt động quản lý nhà nƣớc về giáo dục.
Công tác tổng hợp hỗ trợ cho hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong giai đoạn thực hiện chính sách, pháp luật, cơng tác tổng hợp giúp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thấy đƣợc chất lƣợng và hiệu quả của việc áp dụng chính sách, pháp luật về giáo dục. Ngồi ra, thơng qua việc tổng hợp phát hiện đƣợc các sai phạm từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thấy đƣợc các khuyết điểm, sơ hở của cơ chế, chính sách, pháp luật; từ đó có biện pháp kiến nghị xử lý, hoặc khắc phục kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc về giáo dục trên địa bàn huyện.
Hoạt động quản lý nhà nƣớc của Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ khiếm khuyết, một chiều, duy ý chí nếu khơng có việc tổng hợp tình hình và kết quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Tổng hợp tình hình thực hiện cơng tác giáo dục trên địa bàn quản lý sẽ
giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thấy đƣợc những khiếm khuyết hoặc sai trái của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và việc áp dụng pháp luật của các Phịng chun mơn trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã làm ảnh hƣởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời dân, cơ quan, đơn vị.
Kết luận chƣơng 1
Quản lý nhà nƣớc đối với giáo dục nói chung bao gồm nhiều nội dung, trong đó quản lý nhà nƣớc về giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp huyện mà luận văn nghiên cứu bao gồm năm nhóm nội dung cơ bản sau:
1. Thực thi hoạt động ban hành văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đối với giáo dục, tập trung nghiên cứu hoạt động ban hành văn bản và công tác quy hoạch phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện.
2. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở gồm: Phòng Giáo dục và Đào tạo; các trƣờng mần non, tiểu học, trung học cơ sở; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên mần non, tiểu học, trung học cơ sở, tập trung nghiên cứu về số lƣợng, tiêu chuẩn, cơng tác rà sốt, quy hoạch, đào tạo, bố trí giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
3. Huy động và quản lý các nguồn lực để phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở gồm: thực hiện các chính sách đầu tƣ phát triển mạng lƣới trƣờng lớp học, xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và xã hội hóa giáo dục.
4. Thanh tra, kiểm tra nhằm thiết lập trật tự kỷ cƣơng pháp luật trong hoạt động quản lý giáo dục và phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. 5. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hằng năm về tổ chức và hoạt động giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Việc tập trung nghiên cứu những nội dung nêu trên có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN (TỪ THỰC TIỄN TỈNH TÂY NINH)