Những nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê nhân của các hộ nông dân huyện đăk song, tỉnh đăk nông (Trang 45 - 150)

2 Tổng quan tài liệu

2.2.4 Những nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê

ở n−ớc ta, đ1 có những công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, x1 hội của sản xuất kinh doanh cà phê. Tuy nhiên, mỗi tác giả nhìn nhận, đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sản xuất kinh doanh cà phê ở một góc độ khác nhau hoặc ở một công đoạn nào đó của quá trình sản xuất kinh doanh cây cà phê, cụ thể có các công trình nghiên cứu nh− sau:

1. Tác giả Bùi Đức Thịnh (2005), Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I đ1 tiến hành làm luận văn Thạc sĩ kinh tế về “Hiệu quả kinh tế dây chuyền chế biến cà phê nhân trên địa bàn Tây Nguyên”. Trong nghiên cứu này, tác giả mới chỉ nghiên cứu hiệu quả kinh tế của dây chuyền chế biến cà phê nhân mà ch−a quan tâm đến hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê nhân của các hộ nông dân trồng cà phê.

2. Tác giả Huỳnh Ngọc Vị (2006), Tr−ờng Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh đ1 “Phân tích các nhân tố ảnh h−ởng đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tại huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai”. “Thông qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế cây cà phê đ1 tính đ−ợc chỉ tiêu NPV = 23.483.000 đ, IRR = 22,24%,”, và “Lợi nhuận nông dân là 5.425 đ/tấn”. Tuy nhiên, trong nghiên cứu, tác giả ch−a đ−a ra đ−ợc đâu là hiệu quả kỹ thuật, đâu là hiệu quả phân bổ để giúp ng−ời nông dân nên quan tâm đến lĩnh vực nào, yếu tố đầu t− nào để nâng cao năng suất, hiệu quả kỹ thuật nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế.

Về phía học viên, với tâm đắc giúp ng−ời nông dân sản xuất kinh doanh cà phê nhân ở huyện Đăk Song nên quan tâm đến yếu tố đầu t− nào mang lại hiệu quả cao hơn và chỉ ra cho ng−ời nông dân thấy đ−ợc khả năng thực lực về trình độ kỹ thuật sản xuất kinh doanh của mình đạt đ−ợc ở mức độ nào? hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ là bao nhiêu v.v... đồng thời, đ−a ra một số giải pháp nhằm giúp bà con nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê nhân của mình, giúp cho chính quyền địa ph−ơng các cấp thấy đ−ợc trực trạng về tình hình sản xuất cà phê của các hộ nông dân, trên cơ sở đó có những khuyến nghị đối với chính quyền địa ph−ơng có những những định h−ớng chiến l−ợc, các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê nhân của các hộ nông dân. Đồng thời, có những khuyến nghị với Nhà n−ớc ban hành các chính sách vĩ mô có căn cứ khoa học nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê, giá thành hạ, chất l−ợng cao đủ sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới trong thời kỳ hội nhập.

2.2.5 Các nghiên cứu liên quan đến việc đo hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế

* Một số liên quan đến hiệu quả kỹ thuật

Farrell’s (1957) đ1 không sử dụng ph−ơng pháp mô hình kinh tế l−ợng để tìm mối liên quan giữa năng suất đầu ra và các yếu tố đầu vào. Ưu điểm của ph−ơng pháp này là Ông không cần sử dụng mô hình, nh−ng nh−ợc điểm của ph−ơng pháp này là phải giả định năng suất của cây trồng không bị ảnh h−ởng bởi yếu tố quy mô sản xuất.

Tiếp theo Farrell, Aigner và Chu (1968) xác định mô hình hàm năng suất tối đa trong mô hình này đòi hỏi tất cả các mẫu điều tra phải nằm d−ới đ−ờng năng suất tối đa, mô hình có dạng:

Ln Y = Ln f(Xi) - u n

= αo + Σαi Ln Xi - u (1)

i=1

tế, u là sai số, nh− vậy, vì u có dấu âm cho nên năng suất của các mẫu điều tra luôn nằm d−ới đ−ờng năng suất tối đa.

Forsund và Jamison (1977), Forsund và Hjamarson (1979) cùng với Page (1984) đ1 khắc phục hạn chế của Farrell, các ông không cần giả định năng suất không bị ảnh h−ởng bởi yếu tố quy mô sản xuất đây là −u thế tuyệt đối của các nghiên cứu này.

Timmer (1971) phát triển ph−ơng pháp hàm năng suất tối đa, mô hình của ông đ1 sử dụng số liệu sản xuất nông nghiệp của Hoa Kỳ từ năm 1960 đến năm 1967 để phân tích. Timmer kết luận rằng có khoảng 7.6% các mẫu điều tra nằm xa đ−ờng sản l−ợng tối đa [34].

Ph−ơng pháp hàm năng suất tối đa đ1 đ−ợc sử dụng rộng r1i bởi các nhà kinh tế Hoa Kỳ trong những năm 70 đến nay. Lee và Taylor (1978) sự dụng ph−ơng pháp này −ớc tính hiệu quả kỹ thuật cho các h1ng công nghiệp của Brazin.

Các nghiên cứu khác sử dụng ph−ơng pháp này nh− của Aigner và các đồng nghiệp (1977) cho ngành nông nghiệp của Hoa Kỳ; Kalirajan và Flinn (1981) và các tác giả khác sử dụng phân tích cho các hộ nông dân sản xuất lúa ở Philipin. Trong các nghiên cứu này kết quả đ1 chỉ ra mức hiệu quả kỹ thuật bình quân.

Một trong những hạn chế của các nghiên cứu trên là không tách đ−ợc phân sai số ra làm hai phần đâu là phần không hiệu quả đâu là sai số thống kê. Chỉ tính đ−ợc tỉ lệ hiệu quả kỹ thuật bình quân trong đó có bao gồm cả sai số thống kê. Vấn đề này đ1 đ−ợc giải quyết bởi Jondrow và các đồng nghiệp vào năm (1982); Kalirajan và Flinn (1983). Các tác giả này đ1 tách đ−ợc sai số (εj) (εj = uj + vj ) thành hai phần. Phần một uj là phần sai số do hiệu quả kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, phần hai vj là sai số do mẫu điều tra thống kê.

Kalirajan và Flinn (1986) đ1 sử dụng ph−ơng pháp hàm năng suất tối đa tính hiệu quả kỹ thuật cho nông dân trồng lúa ở Bicol, Philipin. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hiệu quả kỹ thuật cuả nông dân trồng lúa tại vùng nghiên cứu giao động rất rộng từ 40% đến 90% [31], [32].

Sử dụng các ph−ơng pháp t−ơng tự Rola và Alejandrino (1993) đ1 −ớc tính hiệu quả kỹ thuật cho nông dân trồng lúa của Philipin tại năm (5) khu vực bao gồm

các vùng: Thuỷ lợi hoá vùng đất thấp, vùng đất cao vv... Nghiên cứu đ1 kết luận rằng tình trạng thuê m−ớn, và trình độ giáo dục rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất lúa và hiệu quả kỹ thuật

Một nghiên cứu gần đây của nhóm tác giả Nguyễn Văn Ng1i (2004) cùng các đồng nghiệp khoa Kinh tế, tr−ờng Đại học Nông lâm - Thủ Đức sử dụng mô hình hàm năng suất tối đa đánh giá các yếu tố ảnh h−ởng tới năng suất sữa của các hộ chăn nuôi bò sữa vùng Đông Nam Bộ mức ý nghĩa tuyệt đối cả thức ăn tinh sau đó đến khâu giống. Hạn chế của nghiên cứu là kết luận về ảnh h−ởng của trình độ văn hoá của chủ hộ đến năng suất và năng suất sữa không có tính thuyết phục.

* Một số nghiên cứu liên quan đến hiệu quả phân bổ và hiệu kinh tế

Timmer (1971) tính tỉ lệ giữa doanh thu biên (MR) và chi phí biên (MC), ông đ1 kết luận rằng trong giai đoạn 1960-1967 [34], nông dân Hoa Kỳ sử dụng quá nhiều lao động nh−ng lại sử dụng ít vốn. Những ng−ời nông dân xuất sắc th−ờng sử dụng ít lao động mà sử dụng rất nhiều vốn.

Schmidt và Lovell (1979) đ1 mở rộng ph−ơng pháp của ALS (1977) chứng minh rằng hiệu quả kinh tế là kết quả của hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật [33].

Meeusen và van den Broech (1977) sử dụng ph−ơng pháp Maximum Likelihood Estimation (MLE) để −ớc tính hàm năng suất, các ông đ1 tính đ−ợc bình quân hiệu quả kỹ thuật trung bình của nông dân. Hiệu quả phân bổ đ−ợc các tác giả tính từ hàm chi phí tối thiểu.

Schmidt và Lovell tiếp tục phát triển mô hình kinh tế l−ợng của các ông để tìm mối liên quan giữa hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ sử dụng số liệu của các nhà máy điện của Hoa Kỳ, các ông đ1 kết luận rằng. Hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật có t−ơng quan với nhau.

Hàm lợi nhuận đ−ợc Lau và Yotopoulos (1971) sử dụng để tính hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Mô hình này đ−ợc phát triển mở rộng sử dụng cho các trang trại với các quy mô sản xuất khác nhau. Trong những năm gần đây hàm lợi nhuận đ−ợc sử dụng rộng r1i nhằm −ớc tính hàm lợi nhuận tối đa cùng với hàm năng suất tối đa (Ali, 1986; Huang, và một số tác giả khác).

không hiệu quả do phân bổ từ hàm lợi nhuận tối đa đ1 đ−ợc Kalirajan và Ali đ−a ra vào năm 1986 [30]. Năm 1987 Mubarik Ali và John C. Flinn (1987) đ1 sử dụng ph−ơng pháp này tính hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân trồng lúa ở Basmati của Pakistan. Nghiên cứu này đ1 chỉ rõ, bình quân tỉ lệ kém hiệu quả của nông dân trồng lúa tại khu vực nghiên cứu là 28%. Và từ kết quả của ph−ơng pháp này các tác giả đ1 tính đ−ợc lợi nhuận mất đi do sản xuất lúa không hiệu quả trên mỗi ha là 1.222 đồng tiền Pakistan. Các nhân tố kinh tế, x1 hội nh− giáo dục, thông tin, thuê muớn ruộng đất ảnh h−ởng tới 54% những mất mát này.

Ali và Chaudry (1990) tính hiệu quả kinh tế cho 4 vùng sinh thái tại bang Punjab của Pakistan, các ông sử dụng hàm năng suất tối đa. Kết quả nghiên cứu của các ông cho thấy rằng nông dân đạt hiệu quả kỹ thuật từ 80% đến 87% cho khu vực trồng lúa và mía. Hiệu quả phân bổ cao nhất ở khu vực nông dân trồng bông và thấp nhất ở khu vực nông dân trồng luá. Hiệu quả kinh tế bình quân giao động từ 44% khu vực trồng bông đến 56% khu vực trồng lúa. Kết luận của các ông cũng cho thấy rằng, có thể tăng thu nhập của nông dân lên 40% đơn thuần bằng cách tăng hiệu quả trong khâu kỹ thuật chăm bón.

3 Đặc điểm địa bàn và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Huyện Đăk Song đ−ợc thành lập theo Nghị định số 30/2001/NĐ-CP ngày 21/6/2001 của Chính phủ N−ớc cộng hòa x1 hội chủ nghĩa Việt Nam, với diện tích 80.811 ha đất tự nhiên, có 5 đơn vị hành chính với 28.380 nhân khẩu (tr−ớc khi tách tỉnh Đăk Nông từ tỉnh Đăk Lăk cũ). Từ đó đến nay, cùng với sự đổi mới và phát triển kinh tế của cả n−ớc, Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đăk Nông nói riêng, huyện Đăk Song đ1 có nhiều đổi thay về mọi mặt. Đến nay huyện Đăk Song đ1 có 6 đơn vị hành chính theo Nghị định số 70/2005/NĐ-CP ngày 06/06/2005 của Chính phủ, bao gồm các x1 Đăk Song, Đăk Mol, Nâm N’Jang, Thuận An, Đăk Rung và x1 Tr−ờng Xuân.

Huyện Đăk Song có địa giới hành chính: Phía bắc giáp: Giáp huyện Đăk Mil.

Phía nam giáp: Giáp thị x1 Gia Nghĩa và huyện Tuy Đức. Phía đông giáp: Giáp huyện KRông Nô và huyện Đăk Glong Phía tây giáp: Giáp với n−ớc bạn Cam Pu Chia và huyện Tuy Đức. Trung tâm huyện Đăk Song nằm cạnh Quốc lộ 14, là đ−ờng huyết mạch giao thông rất quan trọng của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, nằm ở khoảng giữa thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đăk Lăk và thị x1 Gia Nghĩa của tỉnh Đăk Nông, và cách thị x1 Gia Nghĩa khoảng 40 km.

Vị trí địa lý của huyện Đăk Song t−ơng đối thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nông sản tới các thị tr−ờng lớn nh− thành phố Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột và thị x1 Gia Nghĩa, đồng thời cũng thuận tiện cho việc tiếp nhận, chuyển giao và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất. Tuy nhiên, huyện Đăk Song cũng có những khó khăn nhất định nh− do địa bàn trải rộng, dân c− ở phân tán, lại vùng sát biên giới v.v... làm ảnh h−ởng đến sản xuất và đời sống của ng−ời dân, đặc biệt là các nông hộ.

* Địa hình, thổ nh−ỡng

Địa hình Tỉnh Đăk Nông, thuộc cao nguyên Đăk Nông tiếp tục của cao nguyên Di Linh về phía tây cho đến biên giới CamPuchia, phía nam đổ thoải dần về phía tỉnh Bình Ph−ớc. Huyện Đăk Song là một huyện gần nh− nằm giữa địa giới hành chính của tỉnh Đăk Nông nên về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn v.v.. mang đậm nét của cao nguyên Đăk Nông. Địa hình bị chia cắt mạnh, sâu tới lộ cà đá gốc. Độ dốc các s−ờn đồi trung bình từ 10-180, có nơi lớn hơn 200. Nơi đây có mạng l−ới sông suối dày, mật độ lên tới 0,8-0,9 km/km2 [5].

Địa hình huyện Đăk Song thuộc dạng đồi bát úp đ−ợc chia cắt bởi những con suối chính đó là: Suối Đăk Drung bắt nguồn từ phía biên giới Việt Nam - Campuchia tại x1 Thuận Hạnh, sau đó chảy theo h−ớng Tây bắc - Đông nam đến ranh giới giữa huyện Đăk Song với thị x1 Gia Nghĩa. Suối Đăk Buk Sor bắt nguồn từ phía biên giới Việt Nam - Campuchia tại x1 Đăk Buk Sor, sau đó chảy theo h−ớng Bắc Nam song song với ranh giới giữa huyện Đăk R’Lấp với Đăk Song, đến hết địa phận huyện Đăk Song. Suối Đăk Nông bắt nguồn từ d1y núi cao Nam Nung tại x1 Đăk Mol, sau đó chảy theo h−ớng Bắc - Nam đến ranh giới huyện giữa Đăk Song với thị x1 Gia Nghĩa. Suối Đăk Sôr bắt nguồn từ vùng núi cao Đăl Mol, sau đó chảy theo h−ớng Tây nam - Đông bắc đến ranh giới giữa huyện Đăk Song với Đăk Mil và suối Đăk Mâm bắt nguồn từ vùng núi cao Đăk Mol chảy theo h−ớng Tây nam - Đông bắc đến ranh giới huyện Đăk Song với Đăk Mil [24].

Thổ nh−ỡng, huyện Đăk Song nói riêng và tỉnh Đăk Nông nói chung cấu trúc địa chất ở đây là một khối dạng vòm có đất đỏ bazan che phủ, thuộc vùng đất feralit nâu đỏ trên bazan rất phù hợp với cây cà phê đặc biệt là cà phê vối.

* Khí hậu, thời tiết

Huyện Đăk Song, thuộc cao nguyên Đăk Nông, tổng nhiệt độ trong năm khoảng d−ới 8.0000C, nhỏ hơn Buôn Ma Thuột và M’ĐRăk. Đây là sự phân hóa nhiệt độ theo độ cao [5]. Nhiệt độ trung bình năm 2006 là 23,10C, tháng cao nhất là tháng 4 và tháng 5 có nhiệt độ trung bình là 24,30C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12, nhiệt độ là 21,40C. Tổng số giờ nắng trong năm 2006 là 2.246,5 giờ, tháng cao nhất là tháng 12 với 262,5 giờ, tháng thấp nhất là tháng 8 với 110,2 giờ.

Tổng l−ợng m−a hàng năm khoảng từ 2.300 đến 3.400mm, năm 2006 l−ợng m−a cả năm 3.363,7mm, tháng 8 cao nhất với l−ợng m−a 761,3mm, tháng 12 thấp nhất 0,3mm [9]. L−ợng bốc hơi năm cao nhất ở vùng này khoảng 1.300-1.400mm. Trong mùa khô l−ợng bốc hơi lớn hơn 27 lần l−ợng m−a vào tháng 1 và 16 lần vào tháng 2. Độ ẩm không khí trung bình năm là 78% và thấp nhất 65% vào tháng 3 và tháng 4 [5].

Điều kiện khí hậu ở tỉnh Đăk Nông nói chung, huyện Đăk Song nói riêng khá thích hợp cho việc trồng cà phê, đặc biệt là cà phê vối. Cà phê vối trồng ở vùng này phát triển nhanh chóng, năng suất cao, chất l−ợng tốt, có h−ơng vị thơm ngon.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Mới đ−ợc thành lập năm 2001, nằm sát biên giới Việt Nam - CamPuChia, nền kinh tế thuộc dạng trung bình của tỉnh, nh−ng vẫn thuộc huyện nghèo của vùng miền núi Tây Nguyên. Tuy nhiên, trong những năm qua, chính quyền và nhân dân huyện Đăk Song đ1 quyết tâm xây dựng và phát triển kinh tế của huyện b−ớc đầu đ1 chuyển biến rõ rệt theo chiều h−ớng đi lên về mọi mặt.

* Tình hình về đất đai

Tiềm năng đất đai cũng là một thế mạnh của huyện Đăk Song, với tổng diện tích đất tự nhiên 80.811 ha chủ yếu là đất đỏ ba zan rất phù hợp cho việc phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày nh− cao su, tiêu, điều và đặc biệt là cà phê vối. Ngay từ khi thành lập huyện năm 2001, các cấp chính quyền huyện Đăk Song đ1 quan tâm đến qui hoạch sử dụng đất, xác định cơ cấu cây trồng với mục đích nhằm phát triển kinh tế của huyện.

Tình hình sử dụng đất năm 2006 so với 2005 của huyện Đăk Song không

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê nhân của các hộ nông dân huyện đăk song, tỉnh đăk nông (Trang 45 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)