Phân tích mô hình và các yếu tố ảnh h−ởng đến năng suất cà phê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê nhân của các hộ nông dân huyện đăk song, tỉnh đăk nông (Trang 80 - 83)

4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2.2 Phân tích mô hình và các yếu tố ảnh h−ởng đến năng suất cà phê

Để phân tích hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Đăk Song tỉnh Đăk Nông, chúng tôi sử dụng ch−ơng trình hàm năng suất tối đa (Production frontier function) với phần mền Limdep 7.1 của Green (1986) đối với 93 hộ nông dân trồng cà phê trên địa bàn huyện Đăk Song và thu đ−ợc kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.8 (kết quả chạy mô hình đ−ợc trình bày ở phụ lục 1 và 2).

Kết quả chạy mô hình cho thấy mối quan hệ giữa các đầu vào cố định và đầu vào biến đổi với năng suất cà phê của các hộ nông dân đ−ợc điều tra, đ−ờng năng suất trung bình (OLS) và đ−ờng năng suất tối đa (MLE).

Nhìn tổng quát mô hình chúng ta có thể phân tích và nhận định rằng: Với hệ số kiểm định của mô hình (F test) là 13,74 ở mức độ tin cậy 99% cho phép chúng ta khẳng định mô hình rất phù hợp với các số liệu đ1 điều tra. Các hệ số của đ−ờng năng suất tối đa (MLE) hầu hết nhỏ hơn các hệ số của đ−ờng năng suất trung bình (OLS), trừ điểm cắt của hai đ−ờng này với trục tung.

Tổng số mũ của đ−ờng năng suất trung bình (OLS) là 1,66 và đ−ờng năng suất tối đa (MLE) là 1,64 đều lớn hơn 1, điều đó chứng tỏ năng suất cận biên (MPi) tăng dần, các hộ nông dân trồng cà phê đang tiến hành đầu t− ở giai đoạn I của quá trình sản xuất. Tổng số mũ của đ−ờng năng suất trung bình và năng suất tối đa nói nên hiệu quả về mặt qui mô đầu t− sản xuất, tức là hiệu quả thu đ−ợc khi ng−ời nông dân đầu t− thêm một đơn vị đầu vào. Qua trị số tổng số mũ của hàm cho thấy ng−ời nông dân hoàn toàn tự tin khi tiếp tục tăng thêm đầu t− các yếu tố đầu vào cơ bản nh− trong mô hình đ1 mô tả để thu đ−ợc hiệu quả kỹ thuật cao.

Để biết đ−ợc mức độ ảnh h−ởng của các yếu tố đầu t− đến năng xuất cà phê của các hộ nông dân, chúng ta xem xét hệ số co gi1n của các yếu tố đầu t− chủ yếu trong mô hình.

Bảng 4.8 Mức độ ảnh h−ởng của yếu tố đầu t− cơ bản đến năng suất cà phê

Đ−ờng trung bình Đ−ờng tối đa

Các biến (OLS) (MLE) 4,007725*** 4,252109*** Hằng số (0,507578) (0,522006) 0,167006** 0,160483** Đạm (0,070374) (0,073016) 0,002507ns 0,005892ns Lân (0,018589) (0,044119) 0,138485*** 0,121288** Kali (0,050964) (0,048639) - 0,028985*** - 0,024374** Thuốc BVTV (0,007956) (0,010831) 0,280051** 0,306156** Nhân công (0,116635) (0,129016) 0,197237** 0,205355** Học vấn của chủ hộ (0,092064) (0,088406) 0,058082ns 0,108646ns Số lần bón phân (0,136338) (0,154846) 0,002579ns 0,003232ns Tập huấn KN (0,006051) (0,006058) 0,256753*** 0,209066*** Cắt cành (0,079229) (0,069735) 0,392485*** 0,358097* Phân chuồng (0,140287) (0,210783) 0,195720ns 0,190537ns Giàu nghèo (0,155979) (0,130429)

F Test kiểm định mô hình 13,74***

R2 65,10

R2 điều chỉnh 60,36

συ/σϖ=λ 1,82*

√συ2+σϖ2=σξ 0,41***

Tổng số mũ của hàm 1,66 1,64

Số trong dấu ngoặc là độ lệch chuẩn của hệ số.

***; **; *; ns: có ý nghĩa thống kê tại mức tin cậy là 99%, 95%, 90% và không có ý nghĩa thống kê.

Phân chuồng, nhân công và cắt cành kịp thời, là ba yếu tố chính ảnh h−ởng lớn đến năng suất cà phê của các hộ nông dân có ý nghĩa thống kê tại mức độ tin cậy của phân chuồng và cắt cành là 99%, nhân công là 95%. Trong mô hình, hệ số co gi1n của phân chuồng lớn nhất là 0,39 có ý nghĩa thống kê tại mức độ tin cậy 99%, có nghĩa là trong điều kiện bình th−ờng với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, nếu hộ nông dân nào bón phân chuồng, năng suất cà phê có khả năng tăng 39% với độ tin cậy 99%. Nhân công là yếu tố có hệ số co gi1n lớn thứ hai là 0,28 với độ tin cậy là 95%, có nghĩa là trong điều kiện bình th−ờng, với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, nếu các hộ nông dân tăng 1% công lao động năng suất cà phê có thể tăng tăng 0,28% với độ tin cậy 95%.

Do hệ số của biến cắt cành kịp thời hay không trong hàm năng suất là 0,26 với độ tin cậy 99% cho thấy, những hộ nông dân cắt cành kịp thời sẽ có khả năng tăng năng suất lên 0,26% với độ tin cậy 99%.

T−ơng tự chúng ta có thể giải thích cho những biến có ý nghĩa thông kê khác và có hệ số co gi1n mang dấu d−ơng nh− trình độ học vấn của chủ hộ, đạm và kali trong mô hình. Còn lại những yếu tố khác nh− lân, số lần bón phân, tập huấn kỹ thuật và giàu nghèo mặc dù một số biến có hệ số co gi1n lớn trong mô hình nh−ng lại là các biến không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, hệ số co gi1n của lân trong mô hình rất nhỏ là 0,0025 lại không có ý nghĩa thống kê cho thấy tác động của phân lân đến năng suất cà phê rất nhỏ. Điều này cho thấy, việc sử dụng phân lân trong sản xuất cà phê của các hộ nông dân ở huyện Đăk Song đ1 đạt tới mức có hiệu quả, nếu các hộ nông dân tiếp tục sử dụng v−ợt quá ng−ỡng này năng suất cà phê sẽ không tăng mà có khả năng nó sẽ bị giảm theo qui luật cận biên giảm dần. Mặt khác, nếu sử dụng l−ợng lân quá mức nh− hiện tại sẽ dẫn đến tình trạng l1ng phí chi phí sản xuất và giảm hiệu quả kinh tế.

Hệ số co gi1n của thuốc bảo vệ thực vật mang dấu âm là -0,029 với mức ý nghĩa tại độ tin cậy 99%, điều đó có nghĩa là nếu hộ nông dân nào phải dùng thêm 1% l−ợng thuốc bảo vệ thực vật để chữa trị bệnh cho cà phê, năng suất sẽ giảm - 0,029% với độ tin cậy 99%. Vấn đề đặt ra là, tại sao khi dùng l−ợng thuốc bảo vệ thực vật tăng năng suất lại giảm? Bởi vì, khi v−ờn cây bị sâu, bệnh ng−ời nông dân

mới phải dùng thuốc bảo vệ thực vật để chữa trị cho cây, mà mỗi khi v−ờn cây đ1 bị sâu, bệnh thì chắc chắn năng suất của v−ờn cây sẽ bị giảm nh− chúng tôi đ1 giải thích ở phần trên. Tuy nhiên, trong điều kiện bình th−ờng, các yếu tố khác không thay đổi, một số hộ cá biệt khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tăng thì năng suất cà phê lại tăng là do khi v−ờn cây của các hộ nông dân này bị bệnh nhẹ, ch−a đến mức độ nghiêm trọng, nếu không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì năng suất không đ−ợc cao, nếu biết cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng loại thuốc, có hiệu quả thì năng suất cây cà phê lại tăng. Nh−ng khi ta xem xét toàn bộ tổng thể thì các hộ nông dân nói chung, các hộ trồng cà phê nói riêng khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật càng tăng thì năng suất của cây lại giảm.

Từ việc sử dụng các yếu tố đầu t− cơ bản của các hộ nông dân ở các mức độ khác nhau đ1 tác động đến năng suất cà phê của các hộ nông dân cũng khác nhau, do đó mức độ đạt đ−ợc hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân cũng khác nhau. Từ việc nghiên cứu các yếu tố ảnh h−ởng tới năng suất cà phê cho phép chúng ta đ−a ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất cà phê cho các hộ nông dân là nên tập trung vào công chăm sóc và bón phân chuồng cho cà phê.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê nhân của các hộ nông dân huyện đăk song, tỉnh đăk nông (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)