Thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân cấphuyện trong quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nƣớc của ủy ban dân dân cấp huyện về công tác dân tộc (Trang 35 - 39)

7. Kết cấu luận văn

1.5. Thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân cấphuyện trong quản lý

nƣớc đối với công tác dân tộc

Trải qua các thời kỳ phát triển, cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị quản lý công tác dân tộc đã có nhiều thay đổi. Thời kỳ hợp tác hóa nơng nghiệp với cơ chế quan liêu, bao cấp, nặng nề hành chính, cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị chưa phù hợp với thực tiễn của địa bàn dân cư, đặc điểm kinh tế, xã hội, ngay cả cơ cấu tổ chức cũng mang tính áp đặt, chú trọng hình thức, tách rời với thực tế địa phương, chức năng mờ nhạt, xa rời quần chúng, thậm chí chỉ tồn tại trên danh nghĩa18. Tuy nhiên, từ khi thực hiện bước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống quản lý về công tác dân tộc có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng hồn thiện, sát với thực tế bước đầu phát huy được vai trò quản lý của nhà nước đối với công tác quản lý dân tộc.

Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về dân tộc được quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 có hiệu ngày 01 tháng 01 năm 2016, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003, Nghị định số 5/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về cơng tác dân tộc; Thông tư liên tịch số 4/2010/TTLT-UBDT-BNV của Ủy ban dân tộc và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện; Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc. Hệ thống cơ quan quản lý được thể hiện qua sơ đồ sau:

18 Viện dân tộc (2004), một số vấn đề đổi mới nội dung quản lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc,

Riêng Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cơng tác dân tộc

Chú thích:

Quan hệ chỉ đạo, chấp hành

Cơ quan chuyên trách về dân tộc, có chức năng tham mưu

Cơ quan thực hiện các thẩm quyền về quản lý dân tộc

Ủy ban dân tộc CHÍNH PHỦ UBND cấp tỉnh UBND cấp huyện UBND cấp xã

-Ban Dân tộc tương đương Sở -Ban Dân tộc thuộc UBND

-Sở quản lý đa ngành, có cơng tác dân tộc

-Phịng Dân tộc

-Phòng quản lý đa ngành, trong đó có cơng tác dân tộc (VD: Phịng Dân tộc – Tơn giáo)

-Bộ phận chuyên trách thuộc VP.UBND

-1 Ủy viên UBND theo dõi cơng tác dân tộc (các xã trọng điểm có cán bộ tăng cường)

theo quy định của pháp luật ở địa phương. Xét về mặt quản lý Nhà nước thì khơng có sự khác nhau giữa cấp quận, huyện, thị xã trong quản lý về dân tộc.

Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình cơng tác dân tộc. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và chính sách dân tộc; tổ chức, chỉ đạo thực hiện biện pháp bảo đảm các điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án của địa phương đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Ủy ban nhân dân cấp huyện định kỳ 06 tháng, năm báo cáo về tình hình dân tộc, kết quả thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân tộc ở địa phương mình gửi Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp chung.

Tương tự như đối với cấp tỉnh, căn cứ đặc điểm, khối lượng công việc quản lý nhà nước về dân tộc trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà việc tổ chức đơn vị làm cơng tác dân tộc có thể thực hiện theo 1 trong 3 mơ hình sau:

- Thành lập Phịng Dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện tại những nơi có một trong hai tiêu chí sau:

+ Có ít nhất 5.000 (năm nghìn) người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển.

+ Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đơng đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại.

- Đối với những huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng chưa đủ các tiêu chí nêu trên thì tổ chức cơ quan làm cơng tác dân tộc theo một trong hai mơ hình sau:

+ Thành lập phòng quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực dân tộc và các lĩnh vực khác liên quan nhiều đến lĩnh vực dân tộc (ví dụ: lĩnh vực tơn giáo), trực thuộc Uỷban nhân dân cấp huyện nhưng phải bảo

đảm số phòng ở cấp huyện theo quy định của Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2001 của Chính phủ.

- Phịng Dân tộc hoặc Phịng có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc là cơ quan chuyên môn, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc tại địa phương, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác dân tộc trên địa bàn và tổ chức, triển khai thực hiện theo các văn bản đó sau khi được phê duyệt.

+ Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện kế hoạch công tác dài hạn và hàng năm về lĩnh vực dân tộc; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác sau khi được phê duyệt.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc, các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Phối hợp với các cơ quan chuyên mơn cấp huyện và các đồn thể, tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách và vận động đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và các quy định của pháp luật.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan tới dân tộc theo quy định của pháp luật.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về công tác dân tộc.

+ Thực hiện công tác thông tin, báo cáo, thống kê, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn với Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Ban Dân tộc cấp tỉnh.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện như tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của nhà

nước, đặc biệt là các hướng dẫn, kế hoạch, chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Về cán bộ chuyên trách làm cơng tác dân tộc trong Văn phịng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hoặc phịng chun mơn khác hiện có của Uỷ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nƣớc của ủy ban dân dân cấp huyện về công tác dân tộc (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)