7. Kết cấu luận văn
1.7. Nội dung quản lý nhà nƣớc của ủy ban nhân nhân cấphuyện
1.7.1. Ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình mục tiêu
phòng, an ninh được giữ vững.
1.7. Nội dung quản lý nhà nƣớc của ủy ban nhân nhân cấp huyện đối với công tác dân tộc với công tác dân tộc
Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác dân tộc tại địa phương theo sự chỉ đạo của các cơ quan cấp trên nhằm đảm bảo ổn định chính trị, đặc biệt các địa phương là vùng dân tộc thiểu số, nội dung quản lý được thực hiện trên các lĩnh vực như.
1.7.1. Ban hành và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình mục tiêu quốc quốc
gia, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về lĩnh vực cơng tác dân tộc
Ủy ban nhân dân huyện quản lý về dân tộc thông qua các chiến lược, chuơng trình mục tiêu, quy hoạch, chính sách… Chính vì thế, việc ban hành các văn bản nêu trên là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý về dân tộc. Dân tộc và công tác quản lý về dân tộc được thực hiện tốt
hay không phụ thuộc rất lớn đến công ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược.
Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về cơng tác dân tộc; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách đặc thù, các chương trình, dự án, đề án phát triển vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, tiêu chí phân định vùng dân tộc theo trình độ phát triển, tiêu chí xác định thành phần dân tộc, tiêu chí về chuẩn đói nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số, xây dựng chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Các văn bản nêu trên của Ủy ban nhân dân huyện một mặt giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý tốt công tác dân tộc, đưa công tác dân tộc đi vào khuôn khổ, tạo điều kiện bảo vệ quyền lợi cho đồng bào dân tộc, giúp đồng bào dân tộc hiểu rõ các chính sách, sự quan tâm của nhà nước đối với đồng bào dân tộc. Mặt khác, việc ban hành các văn bản nên trên trong lĩnh vực dân tộc tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác dân tộc thực hiện nhiệm vụ dễ dàng, đồng bào dân tộc có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực dân tộc… Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân huyện có thể tổng kết, đánh giá tồn diện về tình hình phát triển của đồng bào dân tộc, thông qua việc tổ chức thực hiện các kế hoạch Ủy ban nhân dân huyện đặc biệt là Phòng dân tộc hiểu được đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc.Từ đó, tham mưu đề ra các kế hoạch tiếp theo đúng với thực tế, giúp cho Ủy ban nhân dân huyện hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Việc Ủy ban nhân dân huyện kịp thời triển khai và đưa các chiến lược, chương trình, mục tiêu đi vào thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý dân tộc trên địa bàn huyện. Việc chỉ đạo thực hiện các chiến lược, mục tiêu quốc gia… được thực hiện thơng qua các kế hoạch, chương trình của Ủy ban nhân dân, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện phối hợp với nhau trong việc thực hiện các chiến lược đã đề ra. Đối với cấp xã, theo dõi nắm tình hình những thuận lợi, khó khăn trong q trình thực hiện các mục tiêu quốc gia… từ đó đưa ra giải pháp khắc phục. Nhờ triển khai, chỉ
đạo đúng, kịp thời các chiến lược, chính sách, kế hoạch… về lĩnh vực dân tộc Ủy ban nhân dân huyện đã góp phần cùng cả hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực dân tộc tạo được sự công bằng, tiến bộ và phát triển tại vùng đồng bào dân tộc, giúp đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc ngày càng được nâng cao. Đồng bào dân tộc ngày càng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
1.7.2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác dân tộc; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc
Việc ban hành văn bản pháp luật là sự thể chế hóa để quan điểm, đường lối của Đảng về dân tộc đi vào cuộc sống, pháp luật về dân tộc có vai trị quan trọng, là công cụ để quản lý nhà nước trong lĩnh vực dân tộc. Công tác dân tộc là nhiệm vụ chung của tồn bộ hệ thống chính trị, bao gồm: đảng, Nhà nước, mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị, tùy theo địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà có phương thức khác nhau để thực hiện công tác dân tộc. Bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, quản lý nhà nước về dân tộc bằng những biện pháp, công cụ khác nhau, trong đó pháp luật là cơng cụ quan trọng.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về dân tộc có phạm vi rất rộng lớn, bao gồm toàn bộ những quan hệ pháp luật trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội liên quan đến các dân tộc thiểu số và đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài những văn bản pháp luật điều chỉnh riêng đối với các dân tộc thiểu số, các vấn đề pháp luật về dân tộc còn được lồng ghép trong nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế…
Trong nhiều năm qua, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ta thường xuyên ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật nhằm thực hiện sự đồn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, đặc biệt là những chính sách ưu tiên và đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, dự án luật dân
tộc cũng đang khẩn trương xây dựng với tính chất là khung pháp lý cơ bản điều chỉnh các vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc.
Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp huyện góp phần tổ chức thực hiện tốt các chính sách của nhà nước ta về dân tộc, đưa công tác dân tộc dần đi vào khuôn khổ pháp lý, tạo được cơ sở pháp lý đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác dân tộc.
Đồng thời, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân huyện góp phần định hướng cho hành vi xử sự của tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn nhờ tính cụ thể, chi tiết các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp huyện luôn xác định rõ cách thức xử sự của các tổ chức, cá nhân. Các quy phạm này tạo cho mỗi chủ thể khả năng sử dụng quyền đã được quy định phục vụ lợi ích của mình, nhưng đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ tương ứng để tôn trọng và bảo đảm khả năng thực hiện quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân khác, từ đó làm thay đổi hành vi xử sự không mong muốn và thiết lập các hành vi sử xự phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội. Tuy nhiên việc ban hành văn bản pháp lý của Ủy ban nhân dân huyện vừa đảm bảo phù hợp với các văn bản của cấp trên mà còn chú trọng đến đặc điểm tình hình dân tộc tại địa phương mình, đảm bảo các văn bản này khơng mang tính hình thức mà thực sự là cơng cụ pháp lý giúp các cơ quan chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đúng, sát với thực tiễn.
Để thực hiện được nội dung này đòi hỏi Ủy ban nhân dân huyện phải nắm tình hình thực tế, rà sót các quy định của cấp trên trước khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ như vậy mới hạn chế được trình trạng ban hành văn bản quy phạm sai, không phù hợp với quy định của cấp trên gây khó khăn cho cơng tác áp dụng.
Trên cơ sở tổ chức triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về dân tộc của cấp trên, Ủy ban nhân dân huyện góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội, văn hóa tại vùng dân tộc. Đưa các chủ trương, chính sách dân tộc đi vào thực tiễn ổn định cuộc sống đồng bào dân tộc, củng
cố niềm tin vào chế độ, vào Đảng và Nhà nước, khơng để các thế lực thù địch tìm cách lợi dụng vấn đề dân tộc thực hiện hành vi chống phá đất nước ta.
1.7.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc, thực hiện phân cơng, phân cấp có hiệu quả trong lĩnh vực công tác dân tộc của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Cán bộ làm công tác dân tộc là lực lượng quan trọng có vai trị quyết định để đưa đường lối, chính sách dân tộc của Đảng đến với đồng bào dân tộc và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách đó. Chính vì thế, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đổi mới công tác tổ chức, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương.Tại chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa IX về công tác dân tộc chỉ rõ: “Xây dựng tiêu chuẩn công chức
làm công tác dân tộc. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc. Tuyển chọn, tăng cường cán bộ giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt về cơ làm công tác dân tộc ở các cấp”. Đội ngũ cán
bộ trong toàn ngành phải rất nỗ lực, cố gắng nâng cao trình độ chun mơn, thực sự tâm huyết, gắn bó với nghề. Chú trọng đổi mới cơng tác tổ chức, công tác cán bộ và ưu tiên cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của các địa phương gặp khó khăn, do đa số các địa phương vùng dân tộc và miền núi đều phải nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương.
Quản lý tổ chức, biên chế; thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đào tạo, bồi dưỡng về chun mơn nghiệp vụ và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện thường xuyên nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học về dân tộc tại địa phương. Có kế hoạch đưa đi đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ mới tuyển dụng; đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo lại cho số cán bộ đang công tác. Thường xuyên thông tin cập nhật tình hình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, xây
dựng trung tâm thông tin, thư viện khoa học phục vụ tốt cho các hoạt động nghiên cứu khoa học của cơ quan chuyên môn.
Chú trọng xây dựng bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ trong sạch vững mạnh, không để xảy ra trình trạng quan liêu, tham nhũng… vì lợi ích nhân dân mà phục vụ. Trong công tác quy hoạch và sử dụng cán bộ thực hiện một cách công khai minh bạch, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ phát huy hết khả năng của mình trong cơng việc. Thực hiện tốt các chính sách, khen thưởng cho cán bộ nhằm động viên tinh thần và tạo môi trường lành mạnh trong công tác.
Ủy ban nhân dân huyện chú trọng đào tạo và sử dụng cán bộ là người dân tộc làm công tác dân tộc nhằm xây dựng hệ thống, bộ máy quản lý lĩnh vực dân tộc có đủ năng lực và cán bộ am hiểu về đồng bào dân tộc giúp công tác quản lý đồng bào dân tộc mang lại hiệu quả cao.
Trên cơ sở đánh giá toàn diện cán bộ Ủy ban nhân dân huyện tiến hành bố trí cán bộ đúng năng lực, sở trường cơng tác từ đó phát huy được hiệu quả trong việc sử dụng cán bộ. Ngồi ra, Ủy ban nhân dân huyện cịn phân cơng, phân cấp nhiệm vụ rõ ràng giữa các cơ quan chuyên mơn và các ban, ngành có liên quan trong quản lý lĩnh vực dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện tốt chức năng quản lý của mình.
1.7.4. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số
Ủy ban nhân dân huyện rất chú trọng đa dạng hóa nguồn tài chính, ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các vùng dân tộc thiểu số, tăng cuờng khai thác các nguồn vốn từ hợp tác quốc tế, thành lập quỹ phát triển cho các vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân huyện cịn ban hành nhiều chính sách khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc.
Với vai trò tham mưu Ủy ban nhân dân huyện hàng năm xây dựng các đề án nhằm đảm bảo nguồn vốn cho việc thực hiện chính sách dân tộc và cho đầu tư phát triển các vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
Đồng thời, Ủy ban nhân dân huyện còn tăng cuờng công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra tài chính nhằm chống thất thốt, lãng phí, nâng cao hiệu quả, chất lượng đầu tư và thực hiện chính sách dân tộc.
Ủy ban nhân dân huyện giữ vai trị quan trọng trong việc xã hội hóa các nguồn lực đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội tại vùng đồng bào dân tộc, thực hiện tốt công tác này giúp cho vùng đồng bào dân tộc phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, văn hóa…
1.7.5. Kiểm tra, thanh tra phải sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật và chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số
Để đảm bảo các chủ trương, chính sách và các quy định của pháp luật của cơ quan cấp trên được triển khai kịp thời vàáp dụng đúng ở cấp cơ sở thì địi hỏi cơng tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xun. Chính vì thế, trong thời gian qua Đảng vàNhànướcta đã rất chú trọng xây dựng và hồn thiện cơ chế pháp lý đối với cơng tác kiểm tra, giám sát, cụ thể: Theo quy định tại Khoản 5, Điều 21 Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính Phủ về cơng tác dân tộc thì quản lý nhà nước về cơng tác dân tộc bao gồm kiểm tra, thanh tra…Kiểm sốt đối với hành chính Nhà nước bao gồm các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra. Tất cả các hoạt động này là để đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính Nhà nước. Trong cơng tác quản lý đối với lĩnh vực dân tộc cũng phải sử dụng các cơng cụ này. Bởi vì, thực tế quá trình đầu tư cho việc phát triển toàn diện kinh tế- xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã xảy ra hiện tượng tham nhũng, lãng phí tài sản của Nhà nước, nhân dân. Vì vậy, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải nghiêm túc kiểm tra việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án và các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phịng, chống tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực cơng tác dân tộc theo quy định của pháp luật.
Công tác thanh tra, kiểm tra cũng giúp Ủy ban nhân dân huyện phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm trong việc thi hành và áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước, của cán bộ cơng chức có thẩm quyền trong quản lý nhà nước để khắc phục, đấu tranh với các hành vi cửa quyền, nhũng nhiễu, tiêu cực, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Đồng thời, hoạt động này cũng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của nhân dân, đảm bảo thực hiện tốt hơn cơ chế dân chủ trong đời sống xã hội.