Hình thức quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc của ủy ban

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nƣớc của ủy ban dân dân cấp huyện về công tác dân tộc (Trang 39 - 42)

7. Kết cấu luận văn

1.6. Hình thức quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc của ủy ban

Tổ chức phát triển sản xuất, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, làm chuyển biến tích cực tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn phụ trách.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phù hợp với tập quán, văn hóa của mỗi vùng dân tộc.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh - quốc phòng, ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo.

Tổ chức công tác tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

Cần gần gũi, gắn bó, sâu sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đồng bào dân tộc giúp công tác quản lý dân tộc ngày càng chặt chẽ, ngăn chặn trình trạng các thế lực thù địch lợi dụng gây chia rẻ đoàn kết.

1.6. Hình thức quản lý nhà nƣớc về công tác dân tộc của ủy ban nhân dân cấp huyện nhân dân cấp huyện

Hình thức quản lý hành chính nhà nước về công tác dân của Ủy ban nhân dân huyện là những hình thức biểu hiện bên ngồi của hoạt động chấp hành, điều hành các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước thực hiện như: ban hành các văn bản quản lý (văn bản quy phạm pháp luật, áp dụng pháp luật), các hoạt động mang tính pháp lý, áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp và thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật, cụ thể:

- Thực hiện những hoạt động mang tính chất pháp lý

Vì là cấp cơ sở nên việc hình thức ban hành văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên và cùng cấp là hình thức chủ yếu của Ủy ban nhân dân huyện nhằm sử dụng để giải quyết các công việc, cụ thể hàng ngày. Do đó, văn bản áp dụng quy phạm pháp luật có số lượng rất lớn, có nội dụng, tính chất, mục đích sử dụng rất khác nhau.

Ngoài việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật Ủy ban nhân dân huyện còn thực hiện những hoạt động mang tính pháp lý trong cơng tác quản lý về dân tộc khi phát sinh những điều kiện tương ứng được quy định trước trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng không cần ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật. Những hoạt động mang tính pháp lý bao gồm rất nhiều các hoạt động cụ thể khác nhau như: Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn và phòng ngừa vi phạm pháp luật, đăng ký những sự kiện nhất định như cư trú hộ tịch đối với đồng bào dân tộc; lập và cấp các loại giấy tờ như chứng nhận quyền sử dụng đất, lập biên bản vi phạm trong lĩnh vực dân tộc… Các hoạt động mang tính pháp lý là hình thức quản lý hành chính nhà nước quan trọng, được thực hiện một cách rộng rãi, hoạt động này khơng có tác động pháp lý trực tiếp nhưng gián tiếp làm phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định. Như vậy, thực hiện các hoạt động mang tính pháp lý là hình thức hoạt động để Ủy ban nhân dân huyện tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. Các hoạt động này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của cơng dân. Chính vì vậy, khi thực hiện các hoạt động mang tính pháp lý địi hỏi Ủy ban nhân dân huyện phải thực hiện đúng yêu cầu theo của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền.

- Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp

Là hình thức hoạt động khơng mang tính pháp lý Ủy ban nhân dân huyện tiến hành nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý.

Tiến hành các hoạt động tổ chức thực hiện gồm các hoạt động nghiên cứu, tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến, áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm ứng dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào quản lý, tổ chức kiểm tra, điều phối hoạt động, tổ chức hội thảo…. Việc thực hiện hình thức quản lý này giúp cho Ủy ban nhân dân huyện rút được kinh nghiệm thực tiễn, nắm rõ tình hình từ đó đề ra những biện pháp cụ thể quản lý tốt công tác dân tộc.

- Thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật

Ủy ban nhân dân huyện sử dụng kiến thức nghiệp vụ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình quản lý hành chính nhà nước. Thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu suất công tác của bộ máy hành chính nhà nước, đảm bảo cơng tác quản lý hành chính nhà nước được tiến hành một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác.

Việc vận dụng các hình thức quản lý về dân tộc giúp cho Ủy ban nhân dân huyện có thể phát huy được vai trị, chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực dân tộc. Thơng qua các hình thức quản lý này Ủy ban nhân dân huyện có thể thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố. Triển khai thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế đồng bào dân tộc, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao. Nền kinh tế nhiều thành phần bước đầu hình thành và phát triển, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hố. Đã hình thành nhiều vùng chuyên canh cây trồng, sản xuất với số lượng hàng hoá lớn … Kinh tế phát triển nên kết cấu hạ tầng vùng dân tộc và miền núi đã được cải thiện rõ rệt, góp phần đắc lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc. Cơ sở hạ tầng đến các trung tâm xã cơ bản được xây dựng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. 100% các xã vùng dân tộc đều có đường nhựa đến trung tâm xã, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 94.5%, tỷ lệ hộ có điện thắp sáng đạt 96,7%...19

19

Nhờ thực hiện tốt các hình thức quản lý Ủy ban nhân dân huyện đã nâng cao được dân trí vùng dân tộc. Dân tộc đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được hình thành và phát triển từ tỉnh đến các huyện vùng dân tộc, tạo nguồn đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Đời sống văn hoá của đồng bào các dân tộc được nâng cao một bước, văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số được tôn trọng, bảo tồn và phát huy. Hệ thống phát thanh truyền hình ở vùng dân tộc và miền núi không ngừng phát triển. Các loại dịch bệnh cơ bản được ngăn chặn. Việc khám chữa bệnh cho người nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ngày càng được quan tâm. Công tác ban hành các văn bản pháp luật cũng được chú trọng, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên chăm lo sức khoẻ đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa. Hệ thống chính trị vùng dân tộc được tăng cường và củng cố, nhất là ở cấp cơ sở. Công tác phát triển Đảng trong vùng đồng bào dân tộc được chú trọng. Tình hình chính trị, trật tự xã hội ở vùng dân tộc cơ bản ổn định. Quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nƣớc của ủy ban dân dân cấp huyện về công tác dân tộc (Trang 39 - 42)