Thực trạng công tác kiểm tra của ủy ban nhân cấphuyện đố

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nƣớc của ủy ban dân dân cấp huyện về công tác dân tộc (Trang 72 - 85)

7. Kết cấu luận văn

2.4. Thực trạng công tác kiểm tra của ủy ban nhân cấphuyện đố

với việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác dân tộc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của ủy ban nhân cấp huyện và phƣơng hƣớng hoàn thiện

2.4.1. Thực trạng

Để các quy định của pháp luật về công tác dân tộc được thực thi trong đời sống đồng bào dân tộc, bên cạnh công tác tổ chức, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, công tác kiểm tra trở thành công việc then chốt, trọng tâm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác dân tộc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của ủy ban nhân dân cấp huyện.

Công tác thanh tra, giám sát cần phải được thực hiện thường xuyên, xử lý vi phạm phải kịp thời hạn chế tình trạng chậm xử lý như hiện nay. Việc xử lý phải thật nghiêm minh đối với các vi phạm, mang tính răn de cho xã hội và đem lại lòng tin nhân dân đồng bào các dân tộc. Cần xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát có đủ trình độ văn hóa, chun mơn nghiệp vụ, lực lượng trong sạch vững mạnh nhằm đảm bảo việc thanh tra, giám sát được thực hiện một cách khách quan mang lại hiệu quả cao.

Chỉ tính riêng trong năm 2015, Ủy ban nhân dân huyện Tam Bình đã tiến hành 7 cuộc, Ủy ban nhân dân huyện Trà Ơn 8 cuộc, TX.Bình Minh 6 cuộc thanh tra, giám sát trong việc thực hiện chính sách, các đường lối chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc34. Trong đó, chú trọng cơng tác kiểm tra thực hiện các chính sách, chương trình, dự án về dân tộc như chương trình 135, các dự án về định cư, chương trình hỗ trợ vốn, chương trình nước sạch cho đồng bào dân tộc. Qua đó, phát hiện được các vi phạm trong thực hiện chính sách cho người dân tộc như: còn chậm triển khai và thực hiện các chương trình đến với đồng bào dân tộc, việc cấp vốn chưa thực hiện theo quy định về đối tượng, mức cấp... Việc kiểm tra giúp Ủy ban nhân dân huyện kịp thời chỉ đạo chấn chính khắc phục vi phạm, quản lý và nắm tình hình tốt hơn. Đồng thời, cán bộ làm cơng tác dân tộc cũng có trách nhiệm hơn, tạo lòng tin đối với đồng bào dân tộc.

Ủy ban nhân dân các huyện trên địa bàn tỉnh còn phối hợp với các cơ quan ban ngành cấp trên hoặc trên địa bàn huyện tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành về công tác dân tộc cho cán bộ, thanh tra viên của Phịng dân tộc, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả các cuộc thanh tra chính sách dân tộc. Công tác tập huấn đã góp phần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng phát hiện vi phạm của cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát, kết quả: trong năm 2015, Liên ngành phối hợp kiểm tra, giám sát đã phát hiện 3 trường hợp vi phạm trong thực hiện chính sách dân tộc tại huyện Tam Bình, Trà Ơn và TX.Bình Minh, cụ thể cán bộ làm

34

cơng tác dân tộc cấp xã có hành vi tham nhũng tiền dự án 135 đối với đồng bào dân tộc và đã xử lý nghiêm minh mang tính răn de trên tồn tỉnh35.

Chỉ đạo các địa phương tích cực giải quyết khiếu nại, tố cáo của đồng bào dân tộc ngay từ cơ sở, nên khơng có vụ việc khiếu kiện đơng người tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện hoặc Phòng dân tộc. Thanh tra các huyện đã tổ chức tiếp dân, tiếp nhận, phân loại và giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của luật khiếu nại, tố cáo. Đảm bảo 100% đơn giải quyết đúng thời hạn và đúng thẩm quyền.

Tuy nhiên, cơng tác này vẫn cịn hạn chế như: cán bộ làm cơng tác chưa

đủ trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc, khi phát hiện vi phạm thì khơng có chế tài xử lý, xử lý như thế nào... Công tác kiểm tra, giám sát thì khơng được thực hiện thường xun, cịn mang nặng tính hình thức kiểm tra cho có chưa phát hiện được vi phạm kịp thời xử lý gây mất lòng tin đối với quần chúng nhân dân.

Chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan chun mơn với Ủy ban nhân dân huyện trong công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách dân tộc nên hiệu quả mang lại chưa cao.

Hiện nay, chưa có chế tài cụ thể rõ ràng về trách nhiệm cá nhân trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát nên cơng tác này được thực hiện rất lỏng lẻo, hình thức, chạy theo thành tích nhiều hơn phát hiện vi phạm và khắc phục sửa chữa.

Ủy ban nhân dân huyện cũng chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát nên công tác chỉ đạo, quản lý trong lĩnh vực dân tộc ít được quan tâm. Do đó, Ủy ban nhân dân các cấp không thể kịp thời phát hiện vi phạm xử lý theo pháp luật làm hạn chế trong công tác quản lý.

2.4.2. Phương hướng hoàn thiện

Hội đồng nhân dân huyện phối hợp rộng rãi trong hệ thống cơ quan dân cử để thực hiện nhiệm vụ giám sát, thực hiện các quyền giám sát mới được Luật quy định.

35

Muốn nâng cao hiệu quả giám sát cần có thái độ đúng trong việc thực hiện Chính sách dân tộc. Phải phân cơng các ban theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát; báo cáo những nội dung đã và chưa được giải quyết sau giám sát, có phân tích ngun nhân, trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị, cá nhân…

Năng lực giám sát của đội ngũ làm công tác này còn hạn chế do cán bộ giám sát đa phần là kiêm nhiệm, phạm vi hoạt động lại rộng, địa bàn đi lại khó khăn, chưa có chế độ, chính sách riêng cho hoạt động này. Chính vì thế, cần mở các lớp tập huấn về công tác kiểm tra. Đồng thời, cần năng cao năng lực cho cán bộ để có thể phát hiện được vi phạm trong quá trình kiểm tra. Quy định rõ cán bộ làm cơng tác kiểm tra là chuyên trách không kiêm nhiệm như hiện nay.

Đề nghị công tác phối hợp cần được gắn kết thường xuyên giữa các đơn vị, từ đó có những nghiên cứu, điều chỉnh những nội dung khơng hợp lý trong q trình giám sát. Cần có những quy định cụ thể, tăng số đại biểu chuyên trách trong công tác giám sát.Ủy ban dân tộc nên biên soạn cẩm nang và tổ chức nhiều cuộc hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm giám sát cho các địa phương.

Tăng cường hoạt động giám sát nhưng cần có cái nhìn đúng về hoạt động giám sát, tăng trách nhiệm của người giám sát. Nên để những đại biểu có kinh nghiệm, cọ xát nhiều mới dám nói thẳng, nói thật, vì khen đã khó nhưng chê cịn khó hơn. Những người này có cách nhìn, cách nghe, cách đánh giá tương đối chuẩn, từ đó có những kiến nghị và đề xuất sát thực tế.

Việc kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách dân tộc nên được thực hiện thường xuyên, liên tục. Nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận phải được thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời. Nhờ hoạt động thanh tra, kiểm tra ngày càng đi vào quy củ, công tác quản lý lĩnh vực dân tộc đã có những chuyển biến tốt.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra lĩnh vực dân tộc, gắn với trách nhiệm cá nhân, khi để xảy ra sai phạm và cần có chế tài cụ thể để xử lý. Về Các cấp cần phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức

xã hội, cộng đồng dân cư và công dân đối với việc tổ chức và quản lý hoạt động quản lý công tác dân tộc; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có đóng góp hiệu quả trong công tác quản lý dân tộc.

Cần phải có cơ chế giám sát rõ ràng cụ thể đảm bảo vừa ngăn chặn các tiêu cực trong lĩnh vực dân tộc như tham nhũng, hối lộ… gây mất niềm tin của đồng bào dân tộc đối với Đảng và Nhà nước, vừa kịp thời ngăn chặn các vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về dân tộc.

Kết luận chƣơng 2

Trên cơ sở nền tảng lý luận nêu ở chương 1, ở chương 2 tác giả đã đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác dân tộc trên các huyện trong tỉnh Vĩnh Long. Luận văn phân tích những mặt được và hạn chế của công tác quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện về dân tộc. Công tác dân tộc là lĩnh vực nhạy cảm đòi hỏi các cơ quan quản lý phải có phương pháp quản lý vừa tạo được sự phát triển và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc. Hạn chế lớn nhất hiện nay của công tác quản lý dân tộc là chưa có một hệ thống pháp lý về cơng tác dân tộc hồn chỉnh, đội ngũ cán bộ thì thiếu, yếu và phải kiêm nhiệm nên hiệu quả công việc thấp. Công tác thanh tra, giám sách thực hiện các chính sách về dân tộc không mang lại hiệu quả, chưa có quy định chế tài xử lý khi vi phạm nên việc xử lý rất chậm và không thể thực hiện được. Vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước về công tác dân tộc đôi lúc chưa sâu sát và phát huy hiệu quả. Qua đánh giá thực trạng, Tác giả đã đề ra phương hướng chung và một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới chính sách dân tộc đối với việc quản lý của UBND cấp huyện.Những giải pháp nêu trên là một tổng thể, một hệ thống nhằm vận dụng chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước phù hợp với điều kiện đối với việc quản lý của UBND cấp huyện.

Hệ thống giải pháp nêu trên bao hàm nhiều biện pháp cụ thể phù hợp với đặc thù của các dân tộc.Tuy vậy, đổi mới việc thực hiện chính sách dân tộc là cả một q trình, hoạt động sáng tạo, trong đó địi hỏi kết hợp thường xun và nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn: vận dụng lý luận để giải quyết các vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, tổng kết thực tiễn để bổ sung lý luận.

Q trình này địi hỏi sự liên hệ, gắn bó mật thiết giữa sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc với nhân dân các dân tộc.

Sự cố gắng, tinh thần trách nhiệm của cán bộ là yếu tố cần thiết, nhưng cần có sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của chính đồng bào các dân tộc mới tạo nên thành công trong việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

KẾT LUẬN

Luận văn cơ bản đã làm rõ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua thực trạng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Do đây là luận văn hoàn toàn mới, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu nên trong q trình nghiên cứu luận văn vẫn cịn những hạn chế nhất định.

Chương một tác giả đã trình bày các vấn đề lý luận và những quy định pháp lý về quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác dân tộc hiện nay. Trên cơ sở đó xác định tầm quan trọng của công tác dân tộc đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và ổn định chính trị của một quốc gia. Cơng tác dân tộc là phải đảm bảo cho các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Về vai trò quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với công tác dân tộc nhằm thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với cơng tác dân tộc từ đó tạo lập, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhằm giữ vững, ổn định chính trị, phát triển đất nước, khơng để các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc gây chia rẽ, mất đoàn kết và xúi giục đồng bào dân tộc thực hiện những hành vi gây rối, vi phạm pháp luật.

Trên cơ sở nền tảng lý luận nêu ở chương 1, ở chương 2 tác giả đã đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước của ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác dân tộc trên các huyện trong tỉnh Vĩnh Long. Luận văn phân tích những mặt được và hạn chế của công tác quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện về dân tộc. Công tác dân tộc là lĩnh vực nhạy cảm đòi hỏi các cơ quan quản lý phải có phương pháp quản lý vừa tạo được sự phát triển và nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc. Hạn chế lớn nhất hiện nay của cơng tác quản lý dân tộc là chưa có một hệ thống pháp lý về cơng tác dân tộc hồn chỉnh, đội ngũ cán bộ thì thiếu, yếu và phải kiêm nhiệm nên hiệu quả công việc thấp.

Qua đánh giá thực trạng luận văn đề ra các giải pháp để đổi mới công tác quản lý củ Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác dân tộc trong đó chú trọng

hồn thiện hệ thống pháp luật đảm đủ cơ sở pháp lý các cơ quan thực hiện nhiệm vụtạo mọi điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý của ủy ban nhân dân. Thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, chăm lo phát triển kinh tế vùng đồng bào các dân tộc, xây dựng khối đại đoàn toàn dân tộc nhằm chống lại mọi âm mưu chia rẻ của các thế lực thù địch.

Điều đó biểu hiện nổi bật ở chỗ nhận thức đầy đủ hơn vị trí, tầm quan trọng của việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc ở nước ta - một quốc gia đa dân tộc - trong toàn bộ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội; từ đó sửa chữa, bổ sung làm cho chính sách dân tộc ngày một tồn diện đầy đủ hơn, vừa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của các dân tộc và phù hợp với điều kiện của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vừa làm cho chính sách dân tộc bao quát được các lĩnh vực của đời sống các dân tộc cịn ở trình độ phát triển khác nhau ở các vùng miền trên đất nước ta; bước đầu tạo ra những điều kiện thuận lợi mới, khơi dậy những tiềm năng bên trong, gắn kết những nhân tố nội lực của từng dân tộc ở từng vùng với ngoại lực là sự đầu tư của nhà nước, sự giúp đỡ của các dân tộc anh em trên cùng địa bàn cư trú và trong cả nước... để vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống.

Tuy vậy, những thành quả trên là bước đầu, kết quả ấy chưa được như mong đợi của nhân dân các dân tộc, chưa xứng đáng với tiềm năng sẵn có và chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước theo hướng “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Thực tế là đồng bào dân tộc ở nhiều vùng cịn rất khó khăn, sự chuyển biến kinh tế xã hội còn chậm, mức độ chênh lệch giữa các dân tộc cịn rõ rệt.

Do đó, chính sách dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc hiện nay ở nước ta cần được liên tục đổi mới. Về nhận thức, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, đặc biệt thấy rõ ý nghĩa to lớn của việc phát triển các vùng dân tộc, vùng núi ở nước ta để có sự đầu tư thỏa đáng hơn. Sự đầu tư đó khơng chỉ là để thực hiện tốt chính sách dân tộc, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi như mong muốn của Bác Hồ mà còn nhằm mục đích

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nƣớc của ủy ban dân dân cấp huyện về công tác dân tộc (Trang 72 - 85)