HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán và pháp luật hôn nhân và gia đình (Trang 30 - 45)

VÀ GIA ĐÌNH

HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Như chúng ta đã biết pháp luật ra đời cùng với nhà nước, là công cụ sắc bén bảo vệ cho sự tồn tại của nhà nước. Pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị và có tính cưỡng chế rất cao. Nhưng trên thực tế, các quan hệ xã hội luôn luôn tồn tại và phát triển rất đa và phức tạp, mà pháp luật không phải là cơng cụ vạn năng để có thể điều chỉnh tất cả các quan hệ cũng như giải quyết mọi vấn đề trong xã hội. Do đó, pháp luật ln tồn tại song song cùng với những quy ước được cộng đồng thừa nhận và tuân theo. Có thể hiểu, những quy ước đó là những phong tục tập quán được áp dụng như một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống mà con người vẫn áp dụng từ quá trình lao động sản xuất, sinh hoạt… cho đến việc kết hôn, dựng vợ gả chồng của từng cá nhân trong cộng đồng. Đặc biệt là quan hệ hôn nhân và gia đình, đây là quan hệ có ý nghĩa to lớn đối với mỗi một cá nhân trong xã hội cũng như đối với một quốc gia. Gia đình có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Gia đình tốt sẽ cho xã hội những con người tốt và ngược lại. Do đó, từ xa xưa, ơng cha ta đã quan tâm đến việc xây dựng và bảo vệ quan hệ gia đình hịa thuận, hạnh phúc…, góp phần ổn định và tạo điều kiện phát triển đất nước. Thông qua pháp luật của các thời kỳ lịch sử, chúng ta có thể nhìn thấy được ảnh hưởng của phong tục tập quán đến việc điều chỉnh các quan hệ hơn nhân và gia đình.

2.1.2.1 Phong tục tập quán và pháp luật hơn nhân gia đình trong thời kỳ phong kiến

Xã hội Việt Nam đã trải qua thời kỳ lịch sử hàng ngàn năm phong kiến. Chính vì vậy, mọi mặt của đời sống xã hội ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc trong đó có cả pháp luật. Pháp luật trong thời kỳ này chịu sự ảnh hưởng của nhiều tư tưởng triết học, nho giáo, phật giáo… cũng như chịu sự ảnh hưởng từ những phong tục tập quán và đạo đức trong đời sống xã hội Trung Quốc. Trong đó các quan hệ hơn nhân và gia đình chịu ảnh hưởng sâu sắc và rõ nét nhất. Mỗi chế định, mỗi điều luật đều phản ánh phong tục tập quán, đạo đức phong kiến. Theo thời gian, nó đi sâu vào tiềm thức, thành thói quen ứng xử trong nhân dân. Hai bộ luật ở thời kỳ phong kiến là Quốc Triều Hình Luật dưới thời Lê và bộ luật Gia Long dưới thời Nguyễn một phần đã thể hiện vấn đề này. Trong nhiều quy định của pháp luật ở hai thời kỳ này đã phản ánh sự ảnh hưởng của phong tục tập quán đến pháp luật hơn nhân và gia đình.

a) Quốc Triều Hình Luật:

Do ảnh hưởng của nho giáo ngày càng mạnh, nên nhìn chung, pháp luật của nước ta trong thời kỳ này chịu ảnh hưởng rất sâu sắc hệ thống pháp luật Trung Quốc, về hình thức cũng như nội dung. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn có những nét riêng đặc thù mà không phải là sự rập khn hồn tồn của pháp luật phong kiến Trung Quốc. Quốc Triều Hình Luật là bộ luật được ban hành vào thời kỳ phong kiến dưới triều vua lê Thánh Tôn. Đây là bộ luật đầu tiên nước ta. Quốc Triều Hình Luật cũng chịu sự ảnh hưởng, chi phối của tư tưởng giai cấp phong kiến thống trị nhưng bộ luật đã đạt được những thành tựu to lớn, có những nét riêng biệt, độc đáo, thể hiện bản sắc dân tộc trong nhiều chế định, cụ thể là những chế định liên quan đến pháp luật hơn nhân và gia đình. Pháp luật nhà Lê đã tiếp thu những phong tục tập quán của dân tộc và tiến hơn một bước trong việc bảo vệ quyền lợi của người con gái trong việc xác lập quan hệ hôn nhân, bảo vệ người vợ trong quan hệ giữa vợ và chồng… và nhiều chế định có liên quan.

Do ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo nên pháp luật thời này đề cao tính gia trưởng tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ… Tuy nhiên, bên cạnh đó, có nhiều điều luật xây dựng dựa trên cơ sở những giá trị tốt đẹp của phong tục tập quán của dân tộc, thể hiện bản sắc dân tộc của Việt Nam. Quốc Triều Hình Luật tại điều 317 quy định việc cấm khơng được kết hơn khi đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng. Đây là quy định so với điều kiện hiện nay chúng ta cho rằng vi phạm quyền tự do kết hôn của con người. Nhưng ở xã hội trước kia, quy định này phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, phù hợp với phong tục tập quán đã từng tồn tại và được cộng đồng thừa nhận tuân theo. Họ quan niệm rằng việc cha, mẹ, chồng mất là sự đau buồn. Do đó, thể hiện sự hiếu thảo thì con cái khơng được kết hôn trong thời kỳ này nhằm tỏ lịng tơn kính với người đã mất. Và những hành vi vi phạm quy định này bị xử rất nặng.

Pháp luật trong thời kỳ này quan tâm bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong việc xác lập quan hệ hôn nhân dựa trên sự tiếp thu những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Mặc dù, trong xã hội phong kiến, việc kết hơn địi hỏi phải do cha mẹ quyết định. Như điều 314 Quốc Triều Hình Luật việc hơn nhân phải được cha mẹ đồng ý thơng qua việc cha mẹ nhận đồ sính lễ như tiền, vàng, bạc… Đây là quy định có tính chất đặc trưng trong pháp luật phong kiến, bảo vệ gia đình gia trưởng, quyền lợi gia đình bao giờ cũng được đặt trước cá nhân, ngay cả vấn đề hạnh phúc lứa đơi. Nhưng Quốc Triều Hình Luật có những quy định tiến bộ phù hợp với giá trị đạo đức. Đó là trường hợp người con trai bị ác tật hay phá tán tài sản thì người con gái được kêu quan để trả đồ lễ mà không phải cưới. Nếu người con gái bị ác tật thì người con trai cũng khơng phải lấy mà có quyền từ hơn (điều 322). Nhưng trường hợp này từ hôn không bị coi là bội hôn. Đây là quy định phần nào thể hiện quan niệm tiến bộ của các nhà làm luật tôn trọng và bảo vệ con người trong khi thối hơn, phù hợp với giá trị đạo đức tốt đẹp trong xã hội.

Không chỉ tiếp nhận những giá trị tốt đẹp của phong tục tập quán trong việc bảo vệ quyền lợi người phụ nữ trong hôn nhân mà, trong một số quy định khác của pháp luật thời này, có sự thể hiện những giá trị của phong tục tập quán. Trong những quy định về cấm kết hơn có quy định việc cấm kết hơn giữa những người thân thích cùng họ, con riêng của vợ, với vợ cả, vợ lẻ của người bà con

(điều 319 Quốc triều hình luật). Đây cũng là những quy định nhằm bảo vệ luân thường đạo lý, thuần phong mỹ tục, sức khỏe của con người… Đảm bảo mục đích của hơn nhân và tơn trọng những giá trị truyền thống của dân tộc.

Về thủ tục kết hôn, pháp luật nhà Lê đã tôn trọng và đã thừa nhận những phong tục tập quán tốt đẹp, đặc sắc vốn được ưa chuộng của dân tộc trong việc quy định thủ tục kết hôn. Pháp luật không câu nệ rập khuông theo luật nhà Đường, bắt buộc hình thức hơn nhân bằng hôn thú mà coi trọng nghi lễ kết hơn được tổ chức trang trọng với sự có mặt của gia đình hai họ. Các nghi lễ kết hơn đó đã dần trở thành phong tục cưới hỏi của người dân Việt Nam được lưu truyền từ đời này sang đời khác và được đơn giản bớt cho phù hợp với thực tế cuộc sống. Nhìn chung, Quốc Triều Hình Luật đã phản ánh sinh động những phong tục tập quán của Việt Nam vốn có từ lâu đời và đang được thực hiện trong cuộc sống của nhân dân. Việc kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố pháp luật và phong tục tập quán tạo cho pháp luật thời kỳ này có thể phù hợp với thực tế cuộc sống, dễ hiểu, dễ thực hiện và tính khả thi cao. Mặc dù trong một số trường hợp, các phong tục tập quán có mâu thuẫn với quan điểm nho giáo nhưng các nhà làm luật thời Lê đã dung hòa giữa hai yếu tố này tạo nên giá trị độc đáo cho Quốc Triều Hình Luật, đây cũng là biện pháp nâng cao những giá trị đã tồn tại lâu đời trong nhân dân, tạo sắc thái Việt Nam thuần túy, thể hiện tính dân tộc và tính nội dung sâu sắc.

b) Bộ luật Gia Long

Cũng như Quốc Triều Hình Luật, bộ luật Gia Long cũng được xây dựng theo khuôn mẫu của pháp luật Trung Quốc. Việc xây dựng gia đình cũng theo mơ hình phụ quyền, đề cao tính gia trưởng, hạ thấp vai trị,vị trí của người phụ nữ. Trong một số quy định của bộ luật Gia Long về điều kiện kết hôn cũng ràng buộc phải có sự đồng ý của cha mẹ. Đây cũng là sự thể hiện của phong tục tập qn, tơn trọng đạo đức, tơn ti trong gia đình. Tuy nhiên, để phù hợp với những điều kiện mới xuất hiện trong xã hội, pháp luật thời kỳ này cịn có quy định trường hợp kết hơn khi chưa có ý kiến của ơng bà cha mẹ khi họ buôn bán hoặc làm quan ở xa nhà (điều 94). Đây là quy định phần nào thể hiện việc cơng nhận ý chí của chủ thể kết hôn. Không những quy định về nghi thức lễ cưới mà cho phép căn cứ vào lễ nghi truyền thống, điều này đồng nghĩa với việc pháp luật

thừa nhận những giá trị của phong tục tập quán về việc tổ chức nghi lễ cưới hỏi. Cũng như Quốc Triều Hình Luật, bộ luật Gia Long đã có sự kế thừa những phong tục tập quán thông qua những chế định cụ thể.

Nhìn chung, pháp luật thời phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ pháp luật Trung Quốc. Coi trọng quyền lợi của gia tộc, đề cao tính gia trưởng trong quan hệ hơn nhân và gia đình. Con người sống phải tôn trọng quyền lợi chung của tập thể, ngay cả việc xây dựng hạnh phúc riêng tư của mình cũng phải thỏa mãn trước hết quyền lợi của gia tộc, quyền lợi của làng xã…, và khi các quyền lợi này đã được tính đến rồi, đã được đáp ứng rồi, lúc ấy, người ta mới lo đến những nhu cầu riêng tư. Nhưng bên cạnh đó, pháp luật giai đoạn này đã kế thừa những giá trị tốt đẹp của phong tục tập quán của dân tộc tạo nét riêng mang tính truyền thống của đạo đức của dân tộc: tơn trọng chữ tín, tơn trọng ơng bà, cha mẹ, nghĩa vợ chồng và nhất là đã có sự tơn trọng người phụ nữ, thừa nhận ở mức độ nhất định quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong hôn nhân. Quan hệ hôn nhân bền vững được củng cố thông qua giá trị tác động của những tập tục trong xã hội. Con người tơn trọng những giá trị đó của phong tục tập quán về hôn nhân. Họ sợ dư luận lên án những cặp vợ chồng bất hòa. Thông qua những chế định trong Quốc Triều Hình Luật và Bộ luật Gia Long, phần nào đã thể hiện sự điều chỉnh của phong tục tập quán lên các quan hệ hơn nhân và gia đình. Việc luật quy định những chế định trong lĩnh vực này có sự chọn lọc và sáng tạo trong việc xây dựng tổng thể các quy định của nhà nước về hơn nhân và gia đình. Với thời gian áp dụng lâu dài, những quy định này ăn sâu vào đời sống của quần chúng nhân dân và một phần đã tác động ngược trở lại người dân và trở thành phong tục tập quán của dân tộc ta. Pháp luật đã không phủ nhận giá trị của phong tục tập quán trong đời sống xã hội mà cịn có sự kết hợp hài hòa giữa pháp luật và giá trị truyền thống nhằm nâng cao tính khả thi của pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật thời Lê cịn thừa nhận những quan hệ xã hội sẽ do những phong tục tập quán trực tiếp điều chỉnh như vấn đề về quyền và nghĩa vụ, về tài sản của vợ chồng, hậu quả pháp lý của ly hôn… Đây là những quan hệ sẽ chịu sự chi phối của đạo đức nho giáo và những phong tục tập quán đã tồn tại trong xã hội. Phong tục tập quán trong một số trường hợp đã thẩm thấu vào pháp luật của nhà nước, được sử dụng và tuân theo như pháp luật của nhà nước. Hoặc có những trường hợp nhà nước dành ra một số vấn đề

cho phong tục tập quán điều chỉnh. Qua đây, có thể nhận thấy rằng, những phong tục tập quán có ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng pháp luật của nhà nước phong kiến thời bấy giờ.

2.1.2.2 Thời kỳ cận đại

Năm 1858, đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam lúc này vừa phải chịu sự cai trị của chế độ phong kiến và chế độ thực dân. Chúng chia đất nước ta ra là Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Mỗi khu vực, chúng lại xây dựng một hệ thống pháp luật tương ứng để quản lý. Đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lúc đầu, Pháp vẫn tạm thời cho áp dụng pháp luật và phong tục tập quán bản xứ. Về sau, chúng ban hành pháp luật mới, từng bước thay đổi nếp sống cổ truyền của dân tộc ta. Chế độ hơn nhân và gia đình chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật vừa mang sắc thái châu Âu vừa thể hiện yếu tố truyền thống của người Việt. Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã ban hành Bộ dân luật Bắc kỳ, Bộ dân luật Trung kỳ và Bộ dân luật giản yếu áp dụng tương ứng ở cả “tam kỳ”. Những quy định trong các bộ luật này về chế định hôn nhân và gia đình cịn nhiều thiếu sót, chính vì vậy nên việc thực hiện có nhiều trường hợp phải kế thừa những quy định trong Quốc Triều Hình Luật, Bộ luật Gia Long và những phong tục tập quán của người Việt. Quan hệ hơn nhân trong thời kỳ này có sự thay đổi, thực dân Pháp vừa cố duy trì những phong tục tập quán của người Việt vừa bổ sung những tư tưởng mới của châu Âu làm cho quan hệ hôn nhân và gia đình truyền thống có xu hướng Âu hóa.

Cả ba bộ dân luật thời Pháp đều công nhận chế độ đa thê, đó là chế độ hơn nhân gia đình dựa theo nếp sống cổ xưa của người Việt Nam. Ở góc độ nhất định điều này thể hiện sự tác động của phong tục tập quán lên đời sống xã hội, và người dân trong tư tưởng của mình ln tồn tại thái độ “trọng nam khinh nữ” nên đã hình thành quan niệm trong hơn nhân người đàn ông luôn được đề cao hơn phụ nữ. Họ có quyền có nhiều vợ mà pháp luật khơng cấm cũng như dư luận xã hội không lên tiếng. Hôn nhân trong thời kỳ này chưa hoàn toàn tự nguyện mà cịn có sự ảnh hưởng từ quan niệm truyền thống của người Việt, ln đặt mình trong lợi ích của cộng đồng, làng xóm và gia tộc. Mặc dù có sự tiếp thu quan điểm pháp lý tiến bộ của phương tây, việc kết hơn phải có sự ưng

thuận của đơi nam nữ, song bên cạnh đó phải được sự ưng thuận của cha mẹ thì hôn nhân mới thành. Đây là sự thể hiện quan niệm thời phong kiến do sự chi phối của nho giáo và những phong tục tập quán trong xã hội, tôn trọng sự định đoạt của những người lớn trong dòng họ về mọi vấn đề, ngay cả vấn đề hạnh phúc cá nhân của con người.

Bên cạnh đó, quy định về độ tuổi kết hôn trong thời kỳ này có sự rõ ràng hơn. Ở nước ta trước kia chưa quy định rõ ràng về độ tuổi kết hơn nhưng vẫn theo quan niệm trong dân gian thì “nữ thập tam, nam thập lục”. Ở đây, pháp luật đã có sự quy định rõ ràng về độ tuổi kết hôn. Theo Dân luật giản yếu quy

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán và pháp luật hôn nhân và gia đình (Trang 30 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)