CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HUY NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN TỐT ĐẸP VÀ HẠN CHẾ NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán và pháp luật hôn nhân và gia đình (Trang 57 - 60)

VÀ GIA ĐÌNH

2.3 CÁC BIỆN PHÁP PHÁT HUY NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN TỐT ĐẸP VÀ HẠN CHẾ NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN

QUÁN TỐT ĐẸP VÀ HẠN CHẾ NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN KHÔNG PHÙ HỢP VỚI PHÁP LUẬT, ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI TRONG LĨNH VỰC HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.

Phong tục tập quán và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đã từ lâu, phong tục tập quán trở thành một trong những cơ sở để xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật. Nói chung phong tục tập quán thường được tuân thủ, thực hiện theo bản năng thói quen và sức mạnh của dư luận xã hội. Trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, trong gia đình, người nào khơng tn thủ theo những phong tục tập quán sẽ bị phê phán, lên án hoặc bị áp dụng những biện pháp xử lý. Và những biện pháp xử lý này đơi khi cịn rất nghiêm khắc, nặng nề.

Phong tục tập quán quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong giai đoạn hiện nay, phong tục tập quán vẫn còn tồn tại như là một chuẩn mực xử sự trong các giao lưu dân sự, kinh tế, hơn nhân và gia đình… Đó là một yếu tố khách quan, không chỉ tác động đến sinh hoạt đời thường mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện và áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Việc sàng lọc, đánh giá và thừa nhận những phong tục tập quán tốt đẹp, loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu chi phối đời sống người dân là vấn đề cần xem xét.

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế Xã Hội Chủ Nghĩa khơng có nghĩa là chúng ta chỉ áp dụng, thực hiện pháp luật một cách đơn thuần. Bởi lẽ pháp luật còn được hiểu là bao gồm cả những phong tục tập quán tốt đẹp được nhà nước thừa nhận. Nội dung này được biểu hiện rất rõ trong pháp luật hơn nhân và gia đình. Để phát huy giá trị của những phong tục tập quán tốt đẹp trong các quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật hơn nhân và gia đình, và đạo đức xã hội, cũng như việc hạn chế và loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, trái pháp luật và đạo đức xã hội, nhà nước cần có những biện pháp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng, từng dân tộc trên phạm vi cả nước.

Luật hơn nhân và gia đình hiện hành có hiệu lực ngày 01.01.2001 thay thế cho Luật hơn nhân và gia đình năm 1986, trên tinh thần kế thừa và phát huy những giá trị đã đạt được của Luật hơn nhân và gia đình 1986, Luật hơn nhân và gia đình 2000 đã có những quy định cụ thể cũng như những văn bản hướng dẫn việc áp dụng Luật hơn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số. Những quy định này đã góp phần đẩy lùi và xóa bỏ những hiện tượng tiêu cực trong các quan hệ hôn nhân và gia đình như những tư tưởng gia trưởng lạc hậu, tàn dư của chế độ hôn nhân Phong kiến…, cũng cố và xây dựng chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, ảnh hưởng xấu của phong tục tập quán đến pháp luật hơn nhân và gia đình là một vấn đề phức tạp, do những điều kiện khó khăn nhất định. Đó là những trường hợp cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, lừa dối để kết hơn… Việc ảnh hưởng xấu đó của phong tục tập quán đối với việc xác lập quan hệ hôn nhân, đặc biệt là đối với các đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam là rất đáng kể.

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta chủ yếu sinh sống ở địa bàn rừng núi, điều kiện kinh tế cịn khó khăn, giao thơng đi lại chưa thuận tiện… đã tạo thành rào cản cho quá trình phát triển của khu vực này so với miền xuôi. Ở đây việc quản lý của nhà nước bằng pháp luật chưa phát huy hết sức mạnh, người dân sinh sống nơi đây còn chịu sự chi phối mạnh mẽ của những giá trị truyền thống, những phong tục tập quán. Hơn nữa, những phong tục tập quán ở một số dân tộc cịn được thể hiện dưới hình thức Luật tục, có giá trị chi phối rất

lớn đến đời sống của người dân. Ở một số nơi, phong tục tập quán là một công cụ hữu hiệu cho việc điều chỉnh những quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình nói riêng. Ở đó, pháp luật của nhà nước chưa can thiệp sâu vào đời sống của người dân, họ sống tôn trọng Luật tục, và tin tưởng vào những phán quyết của các Già làng, Trưởng bản… Dẫn đến một thực tế là tỉ lệ các vụ việc đưa ra chính quyền, tịa án địa phương giải quyết khoảng 15 – 20 % (10) . Có nhiều trường hợp tịa án đã xử lý nhưng dân làng vẫn đưa ra xử lại theo Luật tục mới thỏa mãn. Hoặc ở nhiều vùng vẫn cịn các hình thức bắt người vi phạm phải nộp phạt bằng các hiện vật như trâu, bò, gà… Đây là một trong những thực tế đã chứng minh cho sự tồn tại của những phong tục tập quán trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở những ảnh hưởng tích cực của những phong tục tập quán trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình cũng như pháp luật hơn nhân và gia đình, Luật hơn nhân và gia đình hiện hành đã ghi nhận “Trong quan hệ hơn nhân và gia đình, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái với nguyên tắc quy định của luật này thì được tơn trọng và phát huy”. Trên tinh thần đó Chính phủ đã ban hành NĐ 32/ 2002/ NĐ-CP ngày 27-3-2002 nhằm quy định rõ hơn việc áp dụng Luật hơn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số. Và nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho việc thực hiện quy định của luật hơn nhân và gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số theo điều 3 của NĐ 32: “Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng và thực hiện các chính sách, biện pháp tạo điều kiện để người dân thuộc các dân tộc thiểu số thực hiện các quy định của pháp luật về hơn nhân va gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hơn nhân và gia đình:

1. Tăng cường, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hơn nhân và gia đình, vận động người dân phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp và xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.

2. Tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và giúp đỡ người dân thực hiện chính sách kế hoạch hóa và gia đình.

3. Khuyến khích mọi người giáo dục thế hệ trẻ bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, chữ viết và phát huy các giá trị văn hóa, thuyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc.”

Trên cơ sở những quy định của pháp luật, ta có thể có những biện pháp cụ thể nhằm phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp cũng như hạn chế những phong tục tập quán lạc hậu, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình ở các đồng bào dân tộc thiểu số trên đất nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Phong tục tập quán và pháp luật hôn nhân và gia đình (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)