Lê Thế Tiệm, Phạm Tự Phả và tập thể tác giả (1994), Tội phạ mở Việt Na m Thực trạng, nguyên nhân và

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 32)

phát hiện tội phạm và đem ra trừng trị về phần này có hai nội dung cơ bản: phát hiện, điều tra, khám phá xử lý kịp thời mỗi khi tội phạm này xảy ra trong xã hội và phịng ngừa, ngăn chặn khơng để tội phạm giết người xảy ra.

Như vậy có hai hướng cơ bản để phòng ngừa tội phạm giết người. Hướng thứ nhất là tập trung vào việc hạn chế và tiến dần đến thủ tiêu những hiện tượng xã hội tiêu cực là nguyên nhân của tội phạm giết người. Đây là phương hướng cơ bản nhất, vừa thể hiện tính nhân đạo, vừa là mong muốn chung của xã hội loại người lại tiết kiệm được tiền của, sức lực của Nhà nước, của nhân dân trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tội phạm và giải quyết các hậu quả do tội phạm giết người gây ra. Hướng thứ hai là bằng mọi cách phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các trường hợp phạm tội đã hoặc đang xảy ra. Thực tiễn cho thấy, hai phương hướng này rất có hiệu quả trong việc hạn chế mức độ gia tăng của tội phạm giết người và điều chỉnh tình hình đó theo hướng làm giảm mức độ nguy hiểm nhất cho xã hội.

Như đã biết, bất kỳ ai phạm tội đều bị trừng trị và được giáo dục trở thành người có ích cho xã hội góp phần hạn chế loại trừ nguyên nhân phạm tội của người bị kết án. Mặt khác, việc Nhà nước quy định hình phạt trong BLHS và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội không chỉ tác động trực tiếp đến người phạm tội mà còn tác động đến tâm lý của các thành viên trong xã hội. Với sự tác động mang tính răn đe này, hình phạt có mục đích ngăn ngừa giáo dục những thành viên khác trong xã hội tuân thủ theo pháp luật, từ bỏ ý định phạm tội hoặc thận trọng hơn trong cách xử sự để tránh trở thành xử sự tội phạm đặc biệt là ở lứa tuổi chưa thành niên nhận thức chưa phát triển một cách toàn diện. Ngoài ra, nếu mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật sẽ góp phần động viên quần chúng nhân dân tích cực vào tham gia vào cơng cuộc phịng ngừa tội phạm.

Hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người nói chung và do người chưa thành niên thực hiện cần tập trung vào những nhiệm vụ sau đây:

Phải làm sáng tỏ tình hình tội phạm giết người. Vì tình hình tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng là thực trạng, động thái của tội phạm đã xảy ra trong đơn vị không gian và thời gian nhất định nên muốn làm sáng tỏ tình

hình tội phạm giết người cần làm rõ các đặc điểm về phạm vi, nội dung, tính phụ thuộc pháp lý và tính vận động17.

Về phạm vi chỉ nghiên cứu tình hình tội phạm giết người do những người chưa thành niên thực hiện trong khoảng thời gian nhất định trong giai đoạn 2008 – 2012 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Về nội dung nghiên cứu tình hình tội phạm giết người để làm rõ các đặc điểm về mức độ, cơ cấu, tính chất và xu hướng vận động của nó. Trong đó, đặc điểm về mức độ và đặc điểm về cơ cấu, tính chất hợp thành đặc điểm thực trạng của tội phạm giết người được thể hiện qua các thông số sau như: số vụ và số bị cáo phạm tội giết người, cơ cấu , tính chất của tội phạm giết người đã được phát hiện và chưa bị phát hiện, giới tính, trình độ học vấn, hồn cảnh gia đình, nghề nghiệp, địa vị xã hội, nơi cư trú, tiền án, tiền sự và đạo đức tâm lý của người phạm tội, công cụ phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội. Đặc điểm về xu hướng hoạt động của tội phạm giết người.

Về tính phụ thuộc pháp lý và tính vận động: xem xét, đánh giá tình hình tội phạm giết người địi hỏi phải chú ý các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường pháp lý trong đó có mơi trường pháp lý hình sự. Có thể nói, tình hình tội phạm có tính phụ thuộc pháp lý và không ổn định theo không gian và thời gian. Tình hình tội phạm giết người thay đổi do tội phạm luôn vận động theo quy luật dưới sự tác động của các hiện tượng, quá trình xã hội khác. Do đó, có thể chủ động tác động để hình hình tội phạm thay đổi theo hướng giảm nhiều qua việc áp dụng các biện pháp kiểm sốt ngăn ngừa tội phạm.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng ln tồn tại khách quan và co thể nhận thức được nhưng chúng ta chỉ có thể nhận thức được gần đúng vì những lý do khách quan và chủ quan khác nhau. Do vậy, tình hình tội phạm giết người do người chưa thành niên thực mà chúng ta nhận thức được chỉ là tình hình tội phạm tương đối so với tình hình tội phạm thực là tình hình tội phạm tuyệt đối.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)