Kết luận điều tra số 07/KLLĐT(PC45) ngày 01/4/2012 của Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Vĩnh Long.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 52 - 56)

Nghiên cứu 57 vụ án giết người do người chưa thành niên thực hiện cho thấy tổng số nạn nhân bị giết là 61 nạn nhân. Trong đó, nạn nhân là nam giới chiếm khoảng 96,28%, nạn nhân nữ giới chiếm khoảng 3,72%. Trong 61 nạn nhân có 36% là người chưa thành niên, 49% là thanh niên, 11% là trung niên, 4% là người cao tuổi.

Song số người mà nạn nhân và người phạm tội quen biết nhau chiếm khoảng 21% và 79% là không quen biết. Những trường hợp giết người do không quen biết nhau thường là mâu thuẫn bộc phát trong quan hệ xã hoặc giết người cướp tài sản ở những nơi hẻo lánh, vắng người.

2.1.4 Nguyên nhân và điều kiện phạm tội giết người của người chưa thành niên thực hiện tại Vĩnh Long

Trong những năm gần đây, tình trạng tội phạm chưa thành niên ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói riêng có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ phạm tội. Thủ đoạn phạm tội của các đối tượng này khơng cịn đơn giản do bồng bột, thiếu suy nghĩ, mà đã có sự tính tốn, chuẩn bị kỹ càng và khá tinh vi, thậm chí đã hình thành các băng nhóm tội phạm có tính nguy hiểm cao.

2.1.4.1 Nguyên nhân khách quan

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những chính sách kinh tế mang tính mở cửa và hội nhập ấy đang tạo ra một sức mạnh phát triển mới không chỉ cho lĩnh vực kinh tế mà cả trong vấn đề an ninh xã hội. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với các tỉnh, thành trong cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng đang thực sự là vấn đề đáng lo ngại như thất nghiệp, sự phân hóa giàu và nghèo, tệ nạn xã hội. Đây cũng là một trong những mầm mống làm phát sinh nhiều loại tội phạm trong đó có tội giết người.

Song song đó, những ảnh hưởng từ mặt trái của nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng đến cách suy nghĩ và xử sự của người chưa thành niên, như có sự so sánh, so bì từ đó dễ nảy sinh những tư tưởng tiêu cực và những hành vi lệch lạc thậm chí là hành vi phạm tội.

Bên cạnh đó cần phải kể đến những thiếu sót trong cơng việc bố trí dạy nghề và việc làm phù hợp với lứa tuổi chưa thành niên. Thực tế cho thấy số học sinh không thi đỗ vào các trường trung học phổ thông hay tự ý rời bỏ ghế nhà trường thì các cấp chính quyền lại chưa bố trí việc làm và chưa tạo điều kiện cho nhóm đối tượng này trở thành người lao động có ích cho xã hội thì số đối tượng này lang thang, chơi bời, lêu lổng ngoài xã hội rồi bị lôi cuốn vào các băng nhóm phạm pháp cũng là điều khó tránh khỏi.

Một trong những nguyên nhân khác dẫn đến người chưa thành niên vi phạm pháp luật đặc biệt là phạm tội giết người là các cấp chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm, thiếu các biện pháp hỗ trợ hữu hiệu cho nhóm đối tượng này.

Mặt khác, trong xã hội các cơ sở vui chơi, giải trí lành mạnh dành cho người chưa thành niên lại rất thiếu thốn. Do khơng có các nơi vui chơi giải trí trong những ngày nghỉ và thời gian rỗi nên các em phải tìm cách tiêu hao thời gian cho mình bằng những trị chơi khơng có lợi như những trò chơi trực tuyến, tụ tập rượu chè và cuối cùng dẫn đến hành vi phạm tội. Có thể nói, mơi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của người chưa thành niên nói chung và người chưa thành niên phạm tội giết người nói riêng. Song các yếu tố tác động đến tâm lý, ý thức và hành vi phạm tội của người chưa thành niên thì gia đình là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Phương pháp giáo dục trong gia đình ln ln có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hầu hết trẻ em phạm tội đều sinh ra và lớn lên trong điều kiện thiếu sự quan tâm ni dạy chu đáo của gia đình hoặc nếu có thì thường tác động một cách tiêu cực. Ở đó gia đình thường có quan điểm khơng đúng đắn, thường có sự xung đột giữa phương pháp giáo dục của cha mẹ với tâm lý, tình cảm của con cái hoặc trái ngược hẳn với biện pháp giáo dục của nhà trường.

Môi trường xã hội thứ hai có ảnh hưởng trong việc hình thành, phát triển nhân cách của người chưa thành niên là nhà trường. Ở lứa tuổi chưa thành niên, học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất và là hoạt động chủ đạo. Nhà trường không chỉ là nơi bồi dưỡng, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên, việc giáo dục, quản lý học sinh ở các trường học hiện nay còn nhiều

vấn đề bất cập. Những thiếu sót trong phương pháp giảng dạy và giáo dục ở nhà trường là một trong những nguyên nhân của hành vi phạm tội ở người chưa thành niên. Phần lớn thời gian trong ngày các em đã đầu tư nhiều vào việc học mà khơng có thời gian giải trí vui chơi. Chính sự nhồi nhét về kiến thức làm và áp lực thành tích từ gia đình khiến cho các em bi quan, chán nản kết quả học tập giảm sút khiến tâm lý thêm nặng nề từ đó dẫn đến việc bỏ học, chơi bời, lêu lỏng đó là nguy cơ dẫn đến hành vi phạm tội.

Một bất cập khác nữa là sự kết hợp với gia đình và nhà trường chưa được chặt chẽ, thường xun và cịn mang tính hình thức, nhiều cha mẹ đã phó thác hết việc giáo dục, dạy dỗ con mình cho nhà trường trong khi đó nhà trường lại chưa sâu sát tới học sinh, các thầy cô giáo chưa thực sự quan tâm đúng mức đến đến mức đến việc tìm hiểu tình hình và điều kiện học tập của các em tại gia đình. Cho nên, khơng thể phát hiện và uốn nắn kịp thời những nhận thức sai, những biểu hiện lệch chuẩn về hành vi. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho những tác động xấu của mơi trường bên ngồi dễ dàng xâm nhập vào nhóm người chưa thành niên dẫn đến hành vi phạm tội.

2.1.4.2 Nguyên nhân chủ quan

Người chưa thành niên là người đang trong quá trình phát triển cả về sinh lý cơ thể lẫn tâm lý, ý thức. Đây là giai đoạn diễn ra những biến cố rất đặc biệt. Đó là sự phát triển cơ thể mất cân bằng nên đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc của người chưa thành niên. Do đó, nhiều trường hợp các em thuộc khí chất nóng đã khơng làm chủ được bản thân, không kiềm chế được xúc động mạnh, dễ bị lơi kéo, kích động, dễ nổi nóng, gây gổ.

Qua quá trình điều tra cũng cho thấy, trong số người chưa thành niên phạm tội có tính chất cơn đồ thường là những người thuộc khí chất nóng. Trên thực tế, trạng thái thần kinh, trạng thái cảm xúc không cân bằng dẫn đến khơng ít trường hợp do xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhưng không kiềm chế được sự nóng giận q khích mà người chưa thành niên đã phạm những sai lầm đáng tiếc xảy ra thậm chí là thực hiện hành vi phạm tội giết người.

Có thể nói, nhu cầu độc lập là một sự phát triển tất yếu rất cần thiết ở lứa tuổi chưa thành niên nhưng nếu nhu cầu này thái quá sẽ biểu hiện ra bên

ngoài dưới dạng các hành vi như ngang bướng, cố chấp, bảo thủ, dễ gây tự ái, gây gỗ, phô trương, khoe khoang, hành động bộc phát, tức thời, mang tính phiêu lưu, mạo hiểm, cơn đồ. Đặc biệt, nhiều lĩnh vực cuộc sống, người chưa thành niên không muốn phụ thuộc vào người lớn, trước hết là cha mẹ. Cho nên, các em thường tỏ ra khó chịu hay bực bội khi cha mẹ can thiệp hay cấm đốn việc làm hay sở thích của mình.

Ví dụ: Lê Anh Tuấn (sinh ngày 06/6/1995) ngụ tại ấp Vĩnh Khánh 2, xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn dùng dao thái lan đâm nhiều nhát vào cha mình là ơng Lê Văn Lưng khi ông say rượu đang nằm ngủ trên giường chỉ vì ơng Lưng kêu em Tuấn đi tìm Tuấn và lấy xe về khi mà Tuấn lấy xe máy đi chơi36. Như vậy có thể thấy, người chưa thành niên phạm tội thường có nhu cầu độc lập cao và tính tự chủ kém.

Bên cạnh đó, lứa tuổi chưa thành niên là lứa tuổi mà kinh nghiệm trong cuộc sống cịn q ít ỏi. Đặc biệt là khả năng nhận thức pháp luật còn nhiều hạn chế. Một phần không nhỏ người chưa thành niên lại thực hiện hành vi phạm tội chỉ để thỏa mãn nhu cầu, hứng thú không quan tâm đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Một trong những đặc điểm nổi bật của người chưa thành niên phạm tội là khá tị mị, hiếu động, thích tìm kiếm, thử nghiệm cái mới lạ trong khi đó họ chưa có sự định hình về tính cách nên dễ có hành động bộc phát và hay bắt chước, cho nên rất dễ bị lôi kéo vào những hoạt động tiêu cực. Trong những hồn cảnh đó, thói hư tật xấu được bộc lộ ngày càng được củng cố và phát triển. Những nhu cầu, hứng thú thói quen mới hình thành như nghiện thuốc lá, ma túy, thuốc lắc, rượu, ham mê những trị chơi giải trí khơng lành mạnh như xem những tác phẩm văn hóa, phim ảnh đồi trụy, bạo lực, chơi điện tử. Thực tế cho thấy việc quản lý văn hóa phẩm, dịch vụ mạng vẫn cịn nhiều sơ hở và thiếu đồng bộ, tạo môi trường thuận lợi cho các em tiếp cận với băng hình xấu, kích động bạo lực, bắt chước phim ảnh dẫn đến phạm tội.

Hơn nữa, lượng người nhập cư từ các nơi khác vào thành phố ngày càng gia tăng. Đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương vì các em khơng có việc làm, chỗ ở khơng ổn định, rất dễ bị xâm hại, bị kẻ xấu lợi dụng, mua bán và

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)