Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm giết ngƣời do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 74 - 94)

40 Trịnh Đình Thể (2006), Áp dụng chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, NXB Tư

3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm giết ngƣời do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Việc trẻ hóa tội phạm trong thời gian gần đây, phần lớn là do cách giáo dục chưa đến nơi đến chốn. Các gia đình, đồn thể, cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, pháp luật cho người chưa thành niên. Trong đó, nhiều trẻ chưa thành niên phạm trọng tội cũng là bắt nguồn từ việc ảnh hưởng xấu của phim ảnh, trò chơi bạo lực.

Việc trong thời gian vừa qua có những vụ trọng án gây ra bởi người chưa thành niên đã tạo nên sự bức xúc lớn trong cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa và chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta được cụ thể hố trong luật Hình sự và các văn bản pháp luật có liên quan thì việc xử lý đối với những đối tượng người chưa thành niên phạm tội chủ yếu để giáo dục, cải tạo họ trở thành những cơng dân có ích cho xã hội là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, việc xử lý đối tượng là người chưa thành niên phạm tội cần phải đi đôi với việc giải quyết những nguyên nhân sâu xa của tội phạm cần có sự chung tay của cá nhân, gia đình, nhà trường và tồn xã hội nhằm góp phần ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả tình hình người chưa thành niên phạm tội giết người và tội phạm nói chung.

3.3.1 Những giải pháp phòng ngừa xã hội

Khi trẻ em vi phạm pháp luật, mặc dù cơ quan điều tra đang giảm bớt khởi tố hình sự, đưa về các trung tâm giáo dục cộng đồng nhưng cũng khơng nên bỏ qua nhóm đối tượng này và cần quan tâm hơn nữa. Thực tế số trẻ em tái phạm còn cao, từ 4 - 5%. Để hạn chế tỉ lệ tái phạm đối với nhóm đối tượng này rất cần vai trò của các cấp chính quyền địa phương.

Hiện chế tài đưa vào trường giáo dưỡng với thời hạn cao nhất là 2 năm đang được sử dụng khá phổ biến, cịn ít các chế tài thay thế biện pháp giam

giữ. Các chương trình hỗ trợ tái hịa nhập cộng đồng cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác cho đối tượng này tại cộng đồng và trong các cơ sở giáo dưỡng còn hạn chế, thường chỉ được thực hiện một lần và chất lượng chưa cao.

Ở góc độ tư pháp chỉ có dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Đối với dịch vụ này, trẻ em ở vùng sâu vùng xa hoặc ở những nơi có trình độ dân trí thấp khó tiếp cận được. Nếu họ biết để tiếp cận thì lại sợ phải trả tiền. Sắp tới chúng ta cần rà soát lại các dịch vụ, xác định rõ từng loại hình, hệ thống lại, phân bố hợp lý, để bảo vệ người chưa thành niên tốt hơn.

Cách bảo vệ người chưa thành niên tốt nhất là tuyên truyền giáo dục kiến thức pháp luật, giúp cho người chưa thành niên nâng cao nhận thức, bởi thực tế có nhiều đối tượng vi phạm pháp luật mà khơng biết mình vi phạm.

3.3.1.1 Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội giết người

Phòng ngừa tội phạm giết người trong lứa tuổi chưa thành niên, ngoài việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc quản lý giáo dục người vị thành niên, cần bài trừ văn hóa phẩm độc hại, đồi trụy, góp phần tạo mơi trường xã hội lành mạnh trong việc giáo dục người chưa thành niên. Bên cạnh đó phải kịp thời phát hiện và giúp đỡ các đối tượng chưa thành niên có biểu hiện hư hỏng, vi phạm pháp luật.

Vấn đề phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội là một vấn đề rộng lớn của toàn xã hội, nhưng trước hết phải tiến hành từ mỗi gia đình.

Gia đình là tế bào của xã hội, là yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách người chưa thành niên. Vì vậy, xây dựng gia đình văn hố mới có lối sống lành mạnh, các thành viên tơn trọng lẫn nhau, thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức xã hội sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc ngăn ngừa những nhân tố tiêu cực tác động tới các em đồng thời cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường và sự quan tâm của toàn xã hội.

Từng thành viên trong xã hội cần xây dựng cho mình có lối sống trong sạch, lành mạnh, ứng xử có văn hóa. Trường hợp có tranh chấp xảy ra thì nhờ đến cơ quan bảo vệ pháp luật can thiệp, giúp đỡ, không nên dùng bạo lực để giải quyết. Nếu bản thân bị người khác đe dọa giết hại thì kịp thời báo cáo cho cơ quan Công an để giúp đỡ, bảo vệ, giải quyết.

Điều quan trọng là gia đình nhận ra những điểm khác thường của con trẻ. Nếu thấy con mình hay đóng cửa phịng một cách bí mật, gọi điện thoại, một số hành động lạ nhiều hơn bình thường thì cần quan tâm, theo dõi. Nhất là với lứa tuổi 14, 15, 16 các bậc phụ huynh cần phải biết con mình chơi với ai, chơi như thế nào để có những định hướng cần thiết. Khi một đứa trẻ không được giáo dục, khơng cịn biết sợ vì bị bố mẹ đánh đập quá nhiều đến mức “khơng cịn sợ địn” thì các em sẽ hành động theo qn tính. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với phim ảnh bạo lực, với hành vi bắn giết trên các trò chơi điện tử được mơ tả một cách kỹ lưỡng, lại có khả năng kiềm chế kém nên khi gặp những tình huống thật ngồi đời sống các em dễ bị kích động và hành xử theo quán tính, chém giết như lúc đang chơi điện tử.

Để giảm bớt hành động lệch chuẩn, để cái ác không len sâu vào người trẻ cần có những giải pháp đồng bộ từ nhà trường đến xã hội, định hướng giáo dục cho họ ý thức tốt hơn về pháp luật, có bản lĩnh vững, nói khơng với hành động xấu. Ở mơi trường gia đình, cần giáo dục cho người trẻ những bài học yêu thương, biết quan tâm, chăm sóc người khác và ý thức về trách nhiệm với hành động của mình tránh tình trạng khốn trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường và xã hội. Có như vậy, nhân cách của các em mới phát triển một cách hồn thiện, tránh xa thói hư tật xấu, sống có ý thức với cộng đồng, có lịng nhân ái, độ lượng, bao dung.

Nhiều năm qua, những tồn tại trong công tác giáo dục ở nhà trường cũng đã ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tội phạm giết người vì hiện nay các trường học mới chỉ chú trọng việc giáo dục đạo đức, còn vấn đề giáo dục pháp luật thì chưa có nhà trường nào quan tâm thực sự. Nếu luật cịn chưa biết thì làm sao nói các em thực hiện đúng pháp luật được? Chính vì vậy, nhà trường, gia đình và xã hội phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến mọi người dân nói chung và người ở độ tuổi chưa thành niên nói riêng trên hết là phải đưa pháp luật vào giảng dạy cho thế hệ trẻ khi cịn ngồi trên ghế nhà trường.

Xóa bỏ tình trạng học sinh bỏ học đi kiếm tiền chỉ vì nhận thức thấp, tạo điều kiện về thời gian và phương thức để khuyến khích họ tiếp tục học tập. Đối với những người chưa từng đi học hoặc đang ở bậc tiểu học hay trung học

mà bỏ học thì cần tạo cho họ tâm lý muốn đi học và giúp học nhận thức được vai trò của tri thức trong cuộc sống.

Riêng đối với những đối tượng vừa rời ghế nhà trường nhưng chưa đến tuổi lao động cần được tổ chức hướng nghiệp vì đây là thời điểm các em bắt tay vào cuộc sống. Hướng nghiệp cho các em là một điều hết sức cần thiết vì vừa tạo ra mơi trường quản lý và giáo dục các em vừa tạo cơ hội để các em bước vào cuộc sống mới. Thực tế cho thấy, nơi nào có nhiều người thất nghiệp càng nhiều thì tình hình tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng ngày càng phức tạp.

Song, khơng phải người nào cũng có thể dễ dàng thực hiện tội phạm giết người mà chủ yếu tập trung vào người có trình độ học vấn thấp, có nhân thân xấu và đặc điểm đạo đức - tâm lý bị lệch chuẩn. Vì vậy, để ngăn chặn hành vi giết người, giảm thiểu sự gia tăng của tình hình tội phạm cần tìm ra những giải pháp nâng cao trình độ văn hóa nhằm tác động vào nhân cách của con người giúp nâng cao trình độ văn hóa, cải tạo được nhân thân xấu và hạn chế được những đặc điểm đạo đức tâm lý bị lệch chuẩn. Khi nhóm người có thể phạm tội giết người thu hẹp lại thì tình hình tội phạm sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn.

Bên cạnh việc đầu tư thích đáng cho văn hóa, thì cần nỗ lực ngăn chặn các sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực như đồ chơi trẻ em, phim ảnh, sách báo, trị chơi điện tử. Bởi lẽ, chính những sản phẩm văn hóa kích động bạo lực này đã tác động đến người phạm tội, khiến họ trở thành người có bản tính hung hăng, sẵn sàng dùng vũ lực hoặc thích dùng vũ lực kể cả việc giết người để giải tỏa những xích mích, mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống. Muốn ngăn chặn các sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, các cơ quan chức năng phải kiểm soát, sàng lọc và ngăn chặn sự du nhập của chúng. Xử lý triệt để các cá nhân kinh doanh, cho thuê băng đĩa có nội dung kích động bạo lực. Thiết lập trật tự quản lý trong lĩnh vực xuất bản và lưu hành các sản phẩm văn hóa.

Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần tăng cường cơng tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong quần chúng nhân dân. Đặc biệt, cần tuyên truyền sâu rộng thủ đoạn và phương pháp phạm tội giết người để nhân

dân nâng cao tinh thần cảnh giác và tự áp dụng các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Chú trọng phát triển các hình thức tuyên truyền phù hợp với điều kiện của địa phương và của từng đối tượng.

Ngồi ra, cần xã hội hóa hoạt động phịng ngừa tội phạm để mỗi người dân đều trở thành “tai mắt” của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phát hiện tội phạm đồng thời tôn vinh những người dũng cảm chiến đấu, hy sinh trong cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Như vậy, mới có thể lơi cuốn được xã hội vào nhiệm vụ phịng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng vào thế cơ lập.

3.3.1.2 Giải pháp trong hoạt động quản lý nhà nước về an ninh trật tự

Nghiên cứu tình hình tội phạm giết người cho thấy có đến 35,56% thất nghiệp hoặc khơng có nghề nghiệp ổn định, động cơ phạm tội chủ yếu là do mâu thuẫn, thù tức chiếm khoảng 54,55%, thời gian án giết người xảy ra nhiều nhất là sau 18 giờ đến 24 giờ, ở nơi công cộng chiếm khoảng 75%. Nguyên nhân của tình hình trên là do những tồn tại, yếu kém trong hoạt động quản lý nhà nước về an ninh trật tự.

Vì vậy, để thay đổi tình hình theo hướng tích cực, cần hạn chế những mâu thuẫn, xích mích và loại bỏ các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm bằng cách nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Đầu tiên, cần tăng cường sự quản lý của nhà nước về nhân khẩu, hộ khẩu và cư trú. Đây là một trong những mặt công tác cơ bản nhằm đảm bảo trật tự, an tồn xã hội và phịng ngừa tội phạm. Quản lý chặt về nhân khẩu, hộ khẩu và cư trú sẽ làm giảm đến mức thấp nhất hiện tượng của kẻ gian trà trộn để thực hiện tội phạm, qua đó giúp quần chúng nhân dân phát hiện những đối tượng nghi vấn và kịp thời ngăn chặn.

Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý địa bàn, quản lý đối tượng có nguy cơ phạm tội giết người. Mục đích chính của giải pháp này là nhằm quản lý chặt chẽ, phát hiện kịp thời sự xuống dốc, suy thoái về nhân cách của các loại đối tượng khác nhau ở các đối tượng và các cấp bậc khác nhau. Những đối tượng được quản lý ở đây là các thanh thiếu niên hư hỏng, khơng có việc làm, lang thang, lêu lổng, các đối tượng nghiện hút, cờ bạc hay gây gổ, càn quấy. Đặc biệt là những đối tượng lưu manh, cơn đồ hung hãn có nhiều tiền án, tiền

sự đang hoặc đã lao động cải tạo nhưng chưa có biểu hiện tiến bộ trở lại con đường lương thiện. Để thực hiện tốt đề xuất này, cơ quan Công an cần xác định rõ địa bàn và đối tượng trọng điểm và những nơi phức tạp về an ninh trật tự trong địa phương mình để tập trung lực lượng, phương tiện phòng ngừa. Phối hợp tuần tra, kiểm soát, chốt chặt tại những địa bàn trọng điểm vào những giờ cao điểm. Sử dụng linh hoạt các hình thức tuần tra phục kích. Hướng dẫn quần chúng ở địa bàn mà nòng cốt là dân phịng, an ninh xung kích tuần tra dưới sự hướng dẫn nghiệp vụ của Công an để ngăn chặn có hiệu quả những đối tượng có nguy cơ phạm tội.

Riêng đối với những nơi hẻo lánh, vắng người cần tăng cường kiểm tra và chiếu sáng ở những nơi công cộng nhất là sau 18 giờ đến 24 giờ vì thời gian này tội phạm giết người xảy ra nhiều nhất đặc biệt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cần chú ý tuần tra và chiếu sáng ở nơi công cộng như địa bàn thành phố Vĩnh Long, huyện Tam Bình, Trà Ơn vì đây là những điểm mà trong thời gian qua tội giết người diễn ra nhiều nhất.

Song song đó, những trường hợp giết người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chủ yếu xuất phát từ rượu bia là chiếm 56%. Vì thế, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ những người kinh doanh rượu bia theo hướng cấm bán rượu bia cho những người dưới 18 tuổi hay cấm những người dưới 18 tuổi sử dụng rượu bia.

Đồng thời, sau 22 giờ không được kinh doanh buôn bán rượu bia dưới bất kỳ hình thức nào. Phải thường xuyên liên hệ chặt chẽ, kịp thời với các lực lượng giữ gìn an ninh trật tự như Công an, Tổ dân phòng, Đội thanh niên xung kích để kịp thời ngăn chặn, phát hiện những đối tượng lạm dụng và sử dụng quá mức các chất kích thích. Người nào kinh doanh rượu bia mà vi phạm những quy định trên thì sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu TNHS. Tóm lại, việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về nhân khẩu, hộ khẩu và cư trú, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh trật tự nhằm loại bỏ những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm là giải pháp quan trọng trong việc phòng ngừa tội phạm giết người.

3.3.2 Giải pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện

Cần tăng cường biện pháp phòng ngừa xã hội, cách tốt nhất là phải nâng cao dân trí, tổ chức tuyên truyền pháp luật trong hệ thống nhà trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát huy sức mạnh của quần chúng trong việc phòng ngừa tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện dưới sự dưới dẫn của cơ quan Công an.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các vụ giết người xảy ra đều có sự chuẩn bị cơng cụ, phương tiện gây án, mục tiêu và thời điểm gây án. Tất cả những hành vi trên đều biểu hiện thông qua những công việc cụ thể.

Vì vậy, nếu chúng ta phát huy được sức mạnh của quần chúng ở cơ sở, quần chúng sẽ giúp cơ quan chức năng phát hiện ra các hành vi phạm tội ngay ở giai đoạn chuẩn bị để kịp thời ngăn chặn. Muốn vậy, cần phải xây dựng mạng lưới cơ sở bí mật và làm tốt cơng tác trực ban, trực chiến.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 74 - 94)