Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm giết ngƣời do ngƣời chƣa thành niên thực hiện tại tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 57 - 63)

36 Cáo trạng số 11/C T VKS P1A ngày 08/4/2013 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

2.2 Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm giết ngƣời do ngƣời chƣa thành niên thực hiện tại tỉnh Vĩnh Long

chƣa thành niên thực hiện tại tỉnh Vĩnh Long

Từ ngay sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến cơng tác phịng ngừa tội phạm. Cụ thể, riêng trong công tác tư pháp đặc biệt là cơng tác xét xử, Người đã từng nói “Xét xử là tốt nhưng nếu khơng phải xét xử thì càng tốt hơn”. Câu nói này của Người đã thể hiện phương châm rất quan trọng trong đường lối xử lý của Nhà nước ta - lấy giáo dục, phịng ngừa là chính, phịng ngừa tốt cũng chính là chống tội phạm tốt. Yêu cầu là phải ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm ngay từ đầu làm cho tội phạm ít xảy ra hơn và tiến tới khơng xảy ra tội phạm và để việc chống tội phạm, xử lý tội phạm chỉ là việc làm bất đắc dĩ.

Trong đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đồn thể ở cơ sở giữ vai trò quyết định. Phương pháp đặt ra là, một mặt đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, mặt khác, các cơ quan liên quan cần chủ động phát hiện, giải quyết kịp thời, dứt điểm những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Cán bộ cơ sở cũng phải là đầu mối quan trọng, có trách nhiệm phát hiện, theo dõi, cảm hóa giáo dục, giúp đỡ những đối tượng diện nguy cơ cao như các đối tượng có hồn cảnh éo le, có biểu hiện bệnh lý, hịa giải mâu thuẫn gia đình ngay tại cơ sở.

2.2.1 Thực trạng về vai trò của các chủ thể trong hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện tại Vĩnh Long

Ai cũng nhận thấy rằng, tội phạm giết người để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về tính mạng, tài sản của nạn nhân, nhất là hệ lụy của nó tác động tiêu cực đến tâm lý xã hội. Vì vậy, cơng tác phịng ngừa là cực kỳ quan trọng. Do tính chất nghiêm trọng của loại tội phạm này nên Đảng và Nhà nước, Đoàn thể, nhân dân cần đặc biệt quan tâm vì thế cần có giải pháp đồng bộ để phòng ngừa, ngăn chặn loại tội phạm này một cách chủ động, hiệu quả.

Trước tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã ra Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2013 quán triệt việc tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống các loại tội phạm, nhất là Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng chống tội phạm trong tình hình mới”, Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự trong tình hình mới”.

Do đó, cơng tác triển khai thực hiện Chỉ thị được thực hiện liên tục, thường xuyên, các nội dung về phòng, chống tội phạm, phòng chống tội phạm giết người nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, với nhiều loại đối tượng, tập trung ở những tuyến, địa bàn trọng điểm, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, chương trình hành động, quy chế phối hợp về phịng chống tội phạm đã được ký kết giữa các ban, ngành, đồn thể. Trên cơ sở đó, khơi dậy khí thế trong phong trào quần chúng tham gia phòng, ngừa đấu tranh chống tội phạm, động viên đông đảo cán bộ và quần chúng nhân dân ở khu dân cư tham gia thực hiện, tiến hành nhiều biện pháp phòng ngừa tội phạm, hạn chế những sơ hở thiếu sót trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý con người, giáo dục cảm hóa nhiều đối tượng phạm tội trở thành người lương thiện có ích cho xã hội, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng dân cư, từng bước thực hiện xã hội hóa về phịng ngừa tội phạm có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Ban Chỉ đạo cần tăng cường cơng tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới tỉnh Vĩnh Long đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để nhân dân nhận biết rõ hiểm họa của tội phạm. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cần tập trung vào các đối tượng nguy cơ cao, thanh, thiếu niên ở các đô thị, học sinh, sinh viên, nhân dân các dân tộc trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, công nhân ở các khu công nghiệp, người lao động tự do, người sản xuất đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên chơi bời lêu lỏng và có nguy cơ phạm tội.

Bên cạnh đó, vận động nhân dân tham gia phong trào phát hiện, tố giác tội phạm bằng cách tổ chức các câu lạc bộ phòng ngừa tội phạm ở các ấp, khóm, khu dân cư. Lồng ghép tuyên truyền phòng, chống tội phạm với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nhằm đẩy lùi bạo lực; triển lãm, ảnh, tranh cổ động về phòng, chống tội phạm giết người nhằm đưa hoạt động tuyên truyền phòng, chống tội đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.

Đồng thời, các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường đưa tin, bài, phóng sự phản ánh các hoạt động phịng, chống tội phạm giết người đặc biệt ở lứa tuổi chưa thành niên và kịp thời biểu dương người tốt, việc tốt trong đấu tranh chống tội phạm. Ngoài ra, các lực lượng chuyên trách đấu tranh chống tội phạm nhất là trên các tuyến, địa bàn trọng điểm tổ chức nắm chắc tình hình, diễn biến tội phạm để có phương án tấn cơng, trấn áp tội phạm ma túy có hiệu quả; phối họp với các cơ quan liên quan kiểm tra37.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên chỉ đạo theo hệ thống dọc đến cơ sở, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống tội phạm trong cán bộ, hội viên, đoàn viên, thanh thiếu niên và nhân dân. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với ngành Công an và các cơ quan chức năng trong công tác phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hoá giáo dục người vi phạm pháp luật tại gia đình và cộng đồng dân cư, gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “nếp sống văn minh nơi công cộng”, xây dựng nông thôn mới, xây dựng xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy, xây dựng cơ quan, đơn vị an toàn về an ninh trật tự, khơng có tội phạm và tệ nạn xã hội.

Các đoàn thể đã tiếp tục đẩy mạnh phối hợp các ngành, các cấp, nhà trường và gia đình trong việc vận động, cảm hóa, giáo dục đối tượng phạm tội đặc biệt là lứa tuổi chưa thành niên, đẩy mạnh việc vận động, cảm hóa các đối tượng phạm tội ra đầu thú.

Trong thời gian tới cần thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, nhất là các cơ quan thi hành pháp luật. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, đẩy mạnh các hoạt động nghiệp vụ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động của tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm Hình sự nguy hiểm, tội phạm trong lứa tuổi thanh, thiếu niên và các loại tội phạm mới nổi lên ở địa phương.

Bên cạnh đó, lực lượng chức năng của tỉnh tập trung huy động sự tham gia của các tổ chức quần chúng và nhân dân vào cơng tác phịng, chống tội phạm; tập trung xây dựng và nhân rộng mơ hình “tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải”; tổ chức ký cam kết xây dựng khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, trường học an tồn về an ninh, trật tự, góp phần vào cơng tác phịng ngừa đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới; tăng cường kiểm tra, đơn đốc, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong cơng tác phịng ngừa tội phạm. Ngồi ra, các lực lượng chức năng của tỉnh gắn cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm với các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương như: Xố đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư góp phần xố bỏ ngun nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, nâng cao hiệu quả cơng tác phịng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh.

Các cơ quan bảo vệ pháp luật như Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với Cơng an tỉnh và các cơ quan có liên quan đẩy mạnh cơng tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, nhất là những loại tội phạm ở lứa tuổi chưa thành niên gây án giết người nổi lên trong thời gian gần đây. Tăng cường hình thức xét xử lưu động, công khai rộng rãi để tuyên truyền giáo dục phòng ngừa và răn đe tội phạm đặc biệt là với người chưa thành niên.

Cơng an tỉnh cần chủ trì phối hợp với các ngành liên quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thường xuyên theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực

hiện Chỉ thị 01; kịp thời đề xuất các cấp khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong q trình thực hiện, đồng thời thơng báo phê bình những đơn vị, địa phương thực hiện khơng tốt, để tình hình tội phạm và các tai nạn, tệ nạn xã hội xảy ra phức tạp, tham mưu tổ chức tổng kết và báo cáo vào cuối năm theo qui định. Đồng thời mở những cuộc tấn công, trấn áp các loại tội phạm, đồng loạt triển khai nhiều biện pháp cơng tác phịng ngừa, quản lý các loại đối tượng hình sự trong đó tập trung tổng rà sốt các loại tội phạm hoạt động theo băng, nhóm có tổ chức, nhất là số đối tượng chưa thành niên để có biện pháp phịng ngừa phù hợp.

2.2.2 Nhận xét đánh giá kết quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện tại Vĩnh Long.

2.2.2.1 Những kết quả đạt được của hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện tại Vĩnh Long

Năm 2012, tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp, kinh tế - xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân và Tịa án nhân dân đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp phịng ngừa có hiệu quả vi phạm pháp luật và tội phạm; công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có chuyển biến tích cực, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Tại địa bàn tỉnh Vĩnh Long, dưới sự lãnh đạo của Đảng các cấp, các cơ quan tư pháp và các cơ quan bảo vệ pháp luật nhất là cơ quan Công an đã thực hiện nhiều kế hoạch trấn áp tội phạm hoạt động theo kiểu xã hội đen, đâm thuê chém mướn. Đồng thời, phát động quần chúng nhân dân tham gia tố giác tội phạm trên các tuyến, các địa bàn trọng điểm nhất là các thành phố, thị xã, khu tập trung dân cư, đảm bảo giữ gìn trật tự, an tồn xã hội. Mở nhiều cuộc tấn cơng tội phạm, góp phần quan trọng trong ổn định tình hình chính trị xã hội, làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế xã hội.

Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc cũng được phát động trong quần chúng nhân dân, nhiều tổ chức tự quản như (Tổ tự quản nhân dân, Hội phụ nữ, Tổ hịa giải) được thành lập góp phần quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, có tác dụng phịng ngừa tội phạm nói chung

và tội giết người do người chưa thành niên thực hiện nói riêng trong các khu vực dân cư. Điển hình là việc các cấp, các ban, ngành có liên quan trong tỉnh đang tập trung nhân rộng các mơ hình, điển hình, cách làm hay như: “Câu lạc bộ nhà trọ đảm bảo an ninh trật tự” ở xã Phú Qưới, huyện Long Hồ; “phối hợp cảm hóa giáo dục học sinh có nguy cơ vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội” ở trường Trung học phổ thơng Hịa Ninh và thị trấn Vũng Liêm; “tổ công nhân tự quản” ở khu cơng nghiệp Hịa Phú; “thế trận an ninh nhân dân” của 107 xã, phường, thị trấn; câu lạc bộ “4 không” và câu lạc bộ “6 không” của các cấp hội phụ nữ trong tỉnh, nhằm kéo giảm tới mức thấp nhất các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn trật tự xã hội, khơng để hình thành các điểm nóng, phức tạp trên địa bàn.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh, lực lượng Công an các cấp đã tổ chức hơn 400 đợt phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ở các thôn, làng trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự với hơn 83.000 lượt người tham gia; hàng trăm đợt tun truyền về cơng tác phịng, chống tội phạm thu hút hàng chục nghìn lượt người tham gia; các cơ quan báo chí làm tốt cơng tác thơng tin tun truyền về phòng, chống tội phạm, đăng tải nhiều tin, bài, phóng sự về gương người tốt, việc tốt, thông tin pháp luật trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương; cơng bố cơng khai hình ảnh về tội phạm, tệ nạn xã hội để quần chúng nhân dân biết, nâng cao ý thức cảnh giác, tinh thần đấu tranh, phòng, chống tội phạm, bài trừ tệ nạn xã hội. Trong đó tập trung vào các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đảm bảo trật tự, bảo đảm công tác an ninh, nhất là các ngày Lễ hội, Tết cổ truyền38

.

Song song đó, các cơ quan điều tra đã phát hiện, điều tra, khám phá và xử lý nghiêm khắc đối với các vụ án hình sự về tội phạm giết người nói chung và do người chưa thành niên thực hiện nói riêng xảy ra trong xã hội, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh, trật tự đất nước. Nhiều vụ giết người nghiêm trọng, phức tạp nhưng đã được Cơ quan điều tra phát hiện kịp thời xử lý nhanh chóng, nghiêm minh.

Ví dụ: Trong vụ án giết người xảy ra vào lúc 1 giờ 30 phút ngày 27/8/2008, Trần Đức Hưng (sinh ngày 01/4/1993) cầm búa đi sang nhà bà Ri để giết bà và cướp tài sản. Sau khi cướp tài sản xong, Hưng liền tẩu thoát và trên đường đã quăng búa xuống mương ranh rồi đến Thành phố Vĩnh Long dùng số tiền cướp được chơi điện tử, trả tiền thuê khách sạn và tiêu xài. Tuy nhiên, đến ngày 20/8/2008 thì Hưng cũng bị Cơng an Vĩnh Long bắt giữ39.

Bên cạnh đó, chất lượng thực hành quyền cơng tố và kiểm sát trong hoạt động tư pháp cũng không ngừng được nâng cao nhằm đảm bảo truy tố đúng người đúng tội đúng pháp luật.

Khi có vụ án giết người xảy ra Viện kiểm sát đã kịp thời cử Kiểm sát viên có năng lực và trách nhiệm đi kiểm sát và khám nghiệm hiện trường. Các Kiểm sát viên được phân công đã bám sát các hoạt động của Điều tra viên, Giám định viên để góp ý và nêu yêu cầu. Thông qua công tác khám nghiệm hiện trường Kiểm sát viên đã kịp thời thống nhất nhận định về vụ án giúp Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án được đúng đắn.

Mặt khác, trong những năm qua, hoạt động xét xử tội phạm giết người nói chung và do người chưa thành niên thực hiện nói riêng cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Mặc dù, số lượng Thẩm phán của Tòa án tỉnh Vĩnh Long còn thiếu rất nhiều nhưng 100% Thẩm phán đều là Đảng viên, vừa đảm bảo về tiêu chuẩn trung thành với Tổ quốc, vừa đảm bảo tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức của người Thẩm phán. Hầu hết các Thẩm phán

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 57 - 63)