hội. Một điều đáng lo ngại là bạo lực gia đình đang gia tăng, hành vi con cái xâm phạm đến tính mạng của cha mẹ là đặc biệt nguy hiểm, báo hiệu sự suy thoái đạo đức nghiêm trọng trong một số người.
Các cơ quan bảo vệ pháp luật và các ngành, các cấp có trách nhiệm chưa có biện pháp xử lý triệt để, nghiêm khắc những hiện tượng tiêu cực, các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân cũng như công tác quản lý xã hội, kiểm tra giám sát xã hội chưa được chặt chẽ.
Các cơ quan Cơng an, Viện kiểm sát, Tồ án và cán bộ chuyên trách làm công tác bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương chưa giám sát, quản lý, giáo dục tốt những người có tiền án tiền sự, những người có biểu hiện nghi vấn. Công tác thu thập và xử lý các thông tin mà quần chúng cung cấp về tội phạm nói chung, tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện nói riêng cịn nhiều hạn chế. Chưa có chế độ khen thưởng và những biện pháp phù hợp để khích lệ quần chúng tham gia phát hiện, tố giác và cung cấp thông tin liên quan đến tội phạm trong đó có tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện.
Việc truy tố, xét xử nhiều vụ án còn chậm, chưa thật nghiêm minh, có nhiều vụ án chuyển hồ sơ cho Tòa án để xét xử nhưng Tòa án trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát vì khơng có đầy đủ tài liệu, chứng cứ. Trong khi đó có trường hợp, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra chưa phối hợp chặt chẽ với nhau, thường có nhiều ý kiến khác nhau trong q trình lập hồ sơ và định tội kéo dài thời gian điều tra, truy tố, xét xử vụ án.
Mặc dù TNHS đối với tội giết người do người chưa thành niên thực hiện đã được quy định cụ thể trong BLHS. Tuy nhiên, việc áp dụng trách nhiệm hình sự đối với tội giết người vẫn còn tồn tại là hình phạt áp dụng đối với người phạm tội chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Có trường hợp người phạm tội xử quá nặng cũng có trường hợp người phạm tội lại được xử quá nhẹ.
b. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện
Thời gian gần đây, là hàng loạt vụ phạm tội của một bộ phận người trẻ, cùng những hành vi gây án ngông cuồng, manh động đang dấy lên sự lo ngại
về tình trạng gia tăng bạo lực trong giới trẻ. Tất cả những vụ án kinh hoàng trên đã dấy lên hồi chuông nhắc nhở, cảnh báo về trách nhiệm của toàn xã hội, mỗi gia đình đối với việc chăm sóc, bảo vệ và phịng ngừa người chưa thành niên phạm tội.
Nguyên nhân trong hoạt động điều tra, truy tố tội phạm giết người
Công tác lấy lời khai của người làm chứng cũng còn nhiều hạn chế do điều tra viên chưa sử dụng hết các kiến thức pháp luật, nghiệp vụ và tâm lý xã hội chưa tranh thủ sự hợp tác của các lực lượng trong ngành, chưa làm tốt cơng tác vận động đặc biệt là chưa có biện pháp bảo đảm an tồn cho người làm chứng. Trong q trình lấy lời khai, khơng ít Điều tra viên chưa làm rõ những vấn đề như tại sao họ biết về những tình tiết của vụ án? Biết trong điều kiện hồn cảnh nào? Có ai chứng kiến với họ trong điều kiện, hồn cảnh đó?
Đồng thời, việc thu giữ bảo quản đồ vật, tài liệu tại hiện trường cũng cịn nhiều thiếu sót. Trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự cho thấy trong những vụ án giết người xảy ra gần đây khơng ít Điều tra viên đã tiến hành khơng đầy đủ, trình tự các biện pháp điều tra theo tố tụng như quay băng viđêô hoặc ghi lời khai của bị can nhưng không lập biên bản lưu trong hồ sơ vụ án. Thậm chí, có điều tra viên cịn dùng nhục hình, mớm cung, dụ cung, bức can bị can hay người bị tình nghi, gợi ý cho bị can những lời khai hoặc để cho bị can nghe những lời khai của những người khác mặc dù chưa tiến hành xong hoạt động đối chất. Không thực hiện thủ tục nhận dạng thi thể nạn nhân hay ngăn cản những người thân của nạn nhân nhận mặt. Tiến hành hỏi cung của bị can khi chưa có quyết định khởi tố bị can, không ký vào các bản tự khai của bị can khi tiến hành thu thập gây khó khăn cho việc xác định chứng cứ và trách nhiệm của điều tra viên. Bỏ ngoài hồ sơ nhiều tài liệu quan trọng chứng minh cho sự ngoại phạm của bị can khi hồ sơ chuyển sang Viện kiểm sát. Không thực hiện đầy đủ các biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật để kiểm tra chứng cứ, thiên về chứng cứ buộc tội bỏ qua chứng cứ gỡ tội nên đã truy cứu TNHS oan sai.
Bên cạnh đó, trong từng giai đoạn kiểm sát hoạt động điều tra vụ án giết người cũng cịn gặp nhiều bất cập. Khơng ít Kiểm sát viên khi kiểm sát cơng tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi chỉ đóng vai trị chứng
kiến do đó đã bỏ qua nhiều sai sót. Việc truy bắt thủ phạm theo dấu vết nóng, khám nghiệm thân thể của người bị tình nghi để thu giữ dấu vết, vật chứng cũng chưa được tiến hành khẩn trương kiên quyết.
Nguyên nhân trong hoạt động xét xử tội phạm giết người
Theo quy định của Luật Hình sự nước ta thì trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Việc truy cứu TNHS người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Trong những năm qua, quá trình xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội, ngành Tòa án cũng đã áp dụng hình phạt nghiêm minh, đảm bảo công tác đấu tranh phịng chống tội phạm. Bên cạnh đó cịn mang tính giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi, thể hiện sự nhân đạo và khoan hồng của pháp luật nước ta.
Bên cạnh đó, việc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội chỉ mới đảm bảo tố tụng về mặt hình thức. Mặc dù, Hội đồng xét xử đã có Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhưng có khi Hội thẩm lại có thái độ thiếu thân thiện và nghiêm khắc hơn cả Thẩm phán, không thể hiện được phong cách của nhà tâm lý giáo dục nhìn thấu tâm hồn người trẻ tuổi và tỏ ra đồng cảm để thuyết phục và thúc đẩy mạnh mẽ thái độ sám hối, sai lầm cho bị cáo. Cho nên, phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên giống như phiên tòa xét xử bị cáo là người trưởng thành thì mục đích cảm hóa, giúp đỡ đối tượng nhất định sẽ khơng đạt hiệu quả40
.
Do đó, việc tuyên truyền giáo dục pháp luật phải được thực hiện tại các phiên tòa nhằm giúp cho các đối tượng phạm tội là người chưa thành niên nhận thức được việc làm sai trái của mình để sửa chữa.