40 Trịnh Đình Thể (2006), Áp dụng chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, NXB Tư
3.1 Yêu cầu của Đảng và Nhà nƣớc nói chung, chính quyền Vĩnh Long trong phòng ngừa tội phạm giết ngƣời do ngƣời chƣa thành niên
Long trong phòng ngừa tội phạm giết ngƣời do ngƣời chƣa thành niên thực hiện
Phòng ngừa tội phạm nói chung và phịng ngừa tội phạm giết người nói riêng nhằm bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội phục vụ đắt lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước đặt ra cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội nói chung và lực lượng Cơng an nói riêng như Văn kiện của Đảng đã xác định: Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng quốc phịng tồn dân với thế trận an ninh nhân dân.
Phòng ngừa tội phạm là một bộ phận của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Tội giết người là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quyền thiêng liêng và cao quý nhất của con người đó là quyền sống.
Vì vậy, phịng ngừa tội phạm giết người là hoạt động tất yếu của bất kỳ chế độ xã hội nào đặc biệt là chế độ xã hội chủ nghĩa. Muốn làm tốt nhiệm vụ đó địi hỏi phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều này đã được khẳng định trong Điều 4 Hiến pháp năm 1992: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Các tổ chức của Đảng và Đảng viên hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng lãnh đạo cơng cuộc phịng ngừa tội phạm giết người do người chưa thành niên thực hiện bằng cách đưa ra các quan điểm, đường lối, biện pháp và tổ chức toàn bộ khối đại đoàn kết toàn dân cùng các lực lượng vũ trang trong đó lực lượng Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án làm nòng cốt. Đảng lãnh đạo một cách toàn diện và mọi mặt là tiền đề quan trọng đảm bảo thắng lợi cơng cuộc phịng ngừa tội phạm nói chung và tội giết người do người chưa thành niên thực hiện nói riêng.
Phịng ngừa tội phạm là hoạt động có chủ yếu của Nhà nước. Tuy nhiên, một trong những yêu cầu của cơng cuộc phịng ngừa tội phạm là mọi hoạt động phải được đặt ra trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước quản lý mọi hoạt động của xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, điều này có nghĩa là hoạt động phòng ngừa tội phạm đặt ra dưới sự quản lý của Nhà nước.
Sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động phòng ngừa tội phạm giết người được thể hiện ở chỗ Nhà nước không chỉ đặt ra mọi điều kiện đảm bảo phịng ngừa tội phạm có hiệu quả mà cịn đảm bảo cho hoạt động này khơng gây thiệt hại đến lợi ích chung của tồn xã hội. Có như vậy mới đạt được mục tiêu là chủ động phịng ngừa và phát hiện chính xác, nhanh chóng, xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Như vậy, phịng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm giết người nói riêng là một bộ phận của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Đây là điều kiện cần và đủ nhằm đảm bảo hiệu quả phòng ngừa tội phạm giết người trong giai đoạn hiện nay.
Mặt khác, việc phòng ngừa tội phạm nói chung và tội giết người do người chưa thành niên thực hiện nói riêng cịn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Vì tình hình tội phạm giết người là một hiện tượng xã hội do đó tồn xã hội phải có trách nhiệm tham gia vào cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm này bằng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có cả biện pháp kinh tế, văn hóa, giáo dục. Nếu chỉ giao cho một ngành một cơ quan thì khơng thể giải quyết được tình hình này.
Do vậy, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới đã đặt ra yêu cầu phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa cơng tác phịng, chống tội phạm với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác phòng, chống tội phạm phải được thực hiện trong tiến trình cải cách tư pháp, phải tơn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cơng dân và phải lấy chủ động phịng ngừa là chính, kết hợp chặt chẽ với tích cực tấn cơng trấn áp tội phạm. Điều này đã được cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Vĩnh Long quan tâm và quán triệt thực hiện phù hợp với tình hình từng địa phương cụ thể.
Điển hình là cấp Đảng và chính quyền tỉnh Vĩnh Long thường xuyên tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tội phạm để mỗi người thấy được quyền lợi, nghĩa vụ, tích cực tham gia cơng tác này. Tập trung điều tra, khám phá, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm, nhất là tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.
Nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống tội phạm của các cơ quan chuyên môn đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn với các cơ quan khác, các tổ chức quần chúng trong phòng, chống tội phạm.