Cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng giai đoạn 2009 – 2011

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 40 - 44)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Cơ cấu nguồn vốn tại Ngân hàng giai đoạn 2009 – 2011

Chúng ta biết rằng bất cứ một tổ chức kinh tế nào khi tiến hành kinh doanh thì yếu tố đầu tiên giữ vai trị quan trọng và có tính thiết yếu đối với họ là nguồn vốn hoạt động. Nó quyết định khả năng cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh của các tổ chức đó. NHN0&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân cũng khơng ngoại lệ, nguồn vốn cũng là yếu tố cơ bản giúp cho Ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh của mình và mở rộng đầu tƣ nhằm gia tăng thu nhập. Chính vì vậy, việc thúc đẩy tăng trƣởng cũng nhƣ theo dõi tình hình nguồn vốn ln đƣợc Ban lãnh đạo Ngân hàng quan tâm nhằm đảm bảo cho việc đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tại địa bàn. Điều này đƣợc thể hiện thông qua sự thay đổi về tốc độ tăng trƣởng cũng nhƣ cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng những năm vừa qua.

Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NHN0&PTNT HUYỆN BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 125.948 184.171 202.748 58.223 46,23 18.577 10,09 Vốn điều chuyển 78.337 64.680 92.718 (13.657) (17,43) 28.038 43,35 Vốn khác 10.462 11.996 10.737 1.534 14,66 (1.259) (10,50) Tổng nguồn vốn 214.747 260.847 306.203 46.100 21,47 45.356 17,39

(Nguồn: Phịng kế tốn NHN0&PTNT huyện Bình Tân)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng đƣợc hình thành từ vốn huy động, vốn điều chuyển và vốn khác. Nguồn vốn luôn tăng

trƣởng qua mỗi năm với tỷ lệ tăng ở năm 2010 là 21,47% và sang năm 2011 đạt 17,39%. Tuy bƣớc sang năm 2011, tốc độ tăng nguồn vốn có xu hƣớng giảm nhẹ so với năm 2010 song vẫn đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng tiến triển thuận lợi và nhu cầu vay vốn của ngƣời dân trên địa bàn huyện. Để đánh giá một cách chi tiết và thấy rõ đƣợc nguyên nhân dẫn đến những chuyển biến trong nguồn vốn của Ngân hàng ta đi vào xem xét tình hình biến động của nguồn vốn huy động, vốn điều chuyển và vốn khác tại Chi nhánh qua 3 năm 2009- 2011.

Vốn huy động

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng cũng gia tăng đáng kể qua các năm, điển hình là vào năm 2010, vốn huy động của Ngân hàng tăng mạnh với tỷ lệ là 46,23%. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn huyện có dấu hiệu khả quan hơn so với năm 2009. Cụ thể là đƣợc sự chỉ thị của lãnh đạo Tỉnh trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp nơng thơn trong giai đoạn mới, chính quyền địa phƣơng huyện Bình Tân đã triển khai sâu rộng chƣơng trình đồng hành cùng ngƣời nơng dân, hƣớng dẫn, tƣ vấn, hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình phƣơng pháp canh tác có hiệu quả, sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu phù hợp với từng loại cây trồng, cùng với việc tuyên truyền, dự đoán sâu bệnh đã giúp cho ngƣời dân có những biện pháp phịng ngừa kịp thời, góp phần tăng năng suất thu hoạch, giảm thiểu thiệt hại mùa màng, làm cho thu nhập của họ gia tăng vì vậy nhu cầu gửi tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng cũng tăng lên. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động tăng mạnh là nhờ vào việc Ngân hàng đã tích cực đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi, áp dụng các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn (tặng lì xì nhân dịp đầu xuân cho các khách hàng VIP, tổ chức các đợt bốc thăm trúng thƣởng cho các khách hàng gửi tiền tại NH, hoặc chƣơng trình tiết kiệm dự thƣởng với phần thƣởng lên đến 2kg vàng AAA…làm cho số lƣợng khách hàng đến gửi tiền gia tăng đột biến. Đây là một tín hiệu lạc quan về khả năng huy động vốn của Ngân hàng, giúp cho Ngân hàng hoạt động linh hoạt và chủ động hơn. Bƣớc sang năm 2011, mặc dù vốn huy động vẫn đảm bảo đƣợc xu hƣớng gia tăng nhƣng có phần chững lại so với năm 2010 (tỷ lệ tăng là 10,09%). Một phần là do tâm lý bất an của ngƣời gửi tiền trƣớc sự gia tăng của lạm phát trong năm 2011 (tỷ lệ lạm phát cả năm 2011 là 18,12%). Vì vậy việc gửi tiền vào Ngân hàng trở nên kém hấp dẫn đối với họ khi đồng tiền ngày càng

mất giá. Một số họ chuyển sang đầu tƣ vào thị trƣờng vàng bằng việc mua vàng dự trữ nhằm mục đích an tồn, ngồi ra cịn vì sự kỳ vọng đối với xu hƣớng tăng giá của vàng trong tƣơng lai.

Vốn điều chuyển

Đây là nguồn vốn vay từ Ngân hàng cấp trên hoặc các chi nhánh có khả năng huy động vốn lớn để bổ sung sự thiếu hụt về vốn của Ngân hàng. Do hoạt động trên địa bàn huyện Bình Tân, là một huyện còn khá non trẻ so với các huyện khác trong tỉnh, đời sống ngƣời dân cịn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp nên việc huy động vốn tại chỗ của Ngân hàng chƣa cao. Vì vậy, Ngân hàng đã sử dụng sự hỗ trợ từ nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng cấp trên để bù đắp nguồn vốn hoạt động của mình. Nguồn vốn điều chuyển cũng đóng vai trị khá quan trọng bên cạnh nguồn vốn huy động, nó giúp cho ngân hàng có đủ nguồn lực để cung cấp nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất của dân cƣ tại địa bàn đƣợc tiến hành liên tục.

Nhìn chung qua 3 năm, nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng có sự biến động không ổn định, cụ thể vào năm 2009 nguồn vốn điều chuyển là 78.337 triệu đồng, bƣớc sang năm 2010 là 64.680 triệu đồng giảm 17,43% so với năm 2009. Sự sụt giảm này là do trong năm 2010 lƣợng vốn huy động của Ngân hàng tăng mạnh, Ngân hàng tự chủ đƣợc nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh nên giảm tỷ lệ vốn vay từ Ngân hàng cấp trên. Tuy nhiên bƣớc sang năm 2011, khi tình hình huy động vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, đi theo nó là việc quy định cơ chế trần lãi suất huy động 14%/ năm của NHNN đã tác động không nhỏ đến khả năng huy động vốn của Chi nhánh. Vì vậy, Chi nhánh ngân hàng phải gia tăng nguồn vốn điều chuyển lên cao để phục vụ nhu cầu sử dụng vốn, điều này làm cho vốn điều chuyển tăng mạnh với tỷ lệ là 43,35% trong năm 2011.

Vốn khác

Bao gồm nguồn vốn do ủy thác đầu tƣ, tài trợ của chính phủ cho các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn. Qua 3 năm 2009 – 2011, nguồn vốn này thƣờng chiếm tỷ lệ nhỏ và là thành phần ít biến động trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Năm 2010, nguồn vốn này gia tăng 14,66% so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng nguồn vốn tài trợ của Chính phủ vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, khu quy hoạch trên địa bàn

huyện làm cho khoản mục nguồn vốn này tăng lên. Sang năm 2011, nguồn vốn này có xu hƣớng giảm so với năm 2010 (tỷ lệ giảm là 10,50%) song sự biến động này khơng ảnh hƣởng nhiều đến tình hình nguồn vốn của Ngân hàng.

Để thấy đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ ảnh hƣởng của từng nguồn vốn đến tổng thể nguồn vốn của Ngân hàng ta đi vào xem xét cơ cấu các khoản mục nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm.

Hình 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NHN0&PTNT HUYỆN BÌNH TÂN QUA 3 NĂM 2009 – 2011

Quan sát hình vẽ ta thấy cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng có sự biến động nhẹ về tỷ trọng các khoản mục vốn huy động, vốn điều chuyển và vốn khác. Qua 3 năm, nguồn vốn huy động vẫn đóng góp rất lớn vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng khá tốt nguồn vốn có chi phí rẽ để tài trợ cho hoạt động của mình. Cụ thể trong năm 2009, vốn huy động chiếm 59% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng và trong năm 2010 nguồn vốn huy động lại đƣợc nâng lên với tỷ trọng là 70%. Đạt đƣợc sự tăng trƣởng này là nhờ vào nổ lực của toàn thể Chi nhánh trong việc nâng cao công tác huy động vốn từ các thành phần kinh tế trên địa bàn dù diễn biến kinh tế cịn nhiều khó

70% 5% 25% Năm 2010 Năm 2009 59% % 36% 5% 66% 30% 4%

Vốn huy động Vốn điều chuyển Vốn khác

khăn và sự cạnh tranh về lãi suất huy động của các ngân hàng khác. Bƣớc sang năm 2011, nguồn vốn huy động của Ngân hàng có xu hƣớng giảm nhẹ về tỷ lệ 66% , tuy sự gia giảm này ảnh hƣởng không lớn đến chất lƣợng công tác huy động vốn của Ngân hàng song Ngân hàng cần có những biện pháp để thu hút nguồn vốn huy động tăng trƣởng hơn nữa, tạo động lực gửi tiền bằng các hình thức tiền gửi đa dạng hay có biện pháp tăng cƣờng triển khai, tƣ vấn tiện ích sản phẩm, từ đó góp phần gia tăng lƣợng khách hàng mới và tạo niềm tin với những khách hàng truyền thống của Ngân hàng.

Chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn của Ngân hàng sau nguồn vốn huy động là nguồn vốn điều chuyển. Ta thấy, nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng cũng có sự tăng giảm khơng ổn định về tỷ trọng qua 3 năm. Năm 2009, nguồn vốn này chiếm tỷ lệ 36% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, tuy nhiên năm 2010 đánh dấu sự tụt giảm với tỷ lệ chỉ cịn 25%. Đây là một tín hiệu lạc quan cho thấy sự chủ động hơn về nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Vì nếu Ngân hàng sử dụng quá nhiều vốn điều chuyển để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, khi đó ngân hàng sẽ chịu một mức chi phí trả lãi cao hơn so với việc chi trả lãi cho nguồn vốn huy động từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế. Hệ quả của vấn đề này sẽ làm cho lợi nhuận Ngân hàng giảm đi, khả năng quản lí, kiểm sốt chi phí kém. Năm 2011, sự gia tăng trở lại của nguồn vốn điều chuyển trong cơ cấu vốn của Ngân hàng với tỷ trọng tƣơng ứng là 30%. Với xu hƣớng này, Ngân hàng cần phải làm sao để kìm sự tăng trƣởng của nguồn vốn điều chuyển, gia tăng nguồn vốn huy động để hạn chế sự phụ thuộc vào Ngân hàng cấp trên.

Đối với khoản mục nguồn vốn khác là nguồn chiếm tỷ lệ thấp nhất qua 3 năm, cụ thể chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Nguyên nhân là do quy mô hoạt động của Ngân hàng còn nhỏ nên các dự án nhận đƣợc cũng hạn chế về số lƣợng và quy mô. Tuy vậy, việc tham gia của nguồn vốn khác vào hoạt động của ngân hàng cũng góp phần hỗ trợ, đảm bảo phần nào cho việc đáp ứng nhu cầu vốn của dân cƣ tại địa bàn trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh huyện bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)