CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4. Đánh giá hoạt động thanh toán xuất khẩu tại Vietcombank Trà Vinh từ năm
năm 2010-2012.
4.4.1 Hiệu quả hoạt động
Vietcombank được nhắc đến như là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Là một chi nhánh trẻ trong hệ thống Vietcombank, Vietcombank Trà Vinh trải qua 4 năm hoạt động và phát triển đã chứng tỏ được thế mạnh của mình trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong hoạt động thanh tốn xuất khẩu nói riêng và hoạt động thanh tốn quốc tế nói chung với những kết quả đạt được như sau:
Một là: Trong hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu giá trị thanh tốn có xu
hướng đi lên, và Vietcombank Trà Vinh vẫn giữ vai trị là ngân hàng có giá trị thanh tốn xuất khẩu cao. Riêng hoạt động xuất khẩu vào những năm gần đây do phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài, nên tốc độ tăng trưởng có phần chậm lại, song Vietcombank Trà Vinh vẫn cố gắng giữ vững và phát triển hoạt động thanh toán xuất khẩu.
Hai là: Trong cơ cấu thanh toán quốc tế tại Vietcombank Trà Vinh cho chúng ta thấy được sự nổi trội của thanh toán xuất khẩu trong những năm gần đây. Xuất khẩu được xem là một động lực tăng trưởng cho nền kinh tế tỉnh Trà Vinh, xét về phương diện xa đó với việc thanh tốn chiếm ưu thế Vietcombank Trà Vinh góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, về phương diện gần thanh toán xuất khẩu mang thêm lợi nhuận cho ngân hàng với rủi ro thấp khi ngân hàng chiết khấu các bộ chứng từ so với nghiệp vụ cho vay.
Ba là: Đối với các phương thức đang áp dụng trong hoạt động xuất khẩu tại
dù trong bối cảnh nền kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn nên các nhà nhập khẩu chuyển sang sử dụng phương thức chuyển tiền để có lợi hơn cho họ về tiền nhập hàng. Bên cạnh hai nghiệp vụ chuyển tiền và nhờ thu tại Vietcombank Trà Vinh cũng phát triển góp phần vào lợi nhuận chung của hoạt động xuất khẩu nói riêng và hoạt động thanh tốn quốc tế nói chung.
Bốn là: Thừa hưởng từ Vietcombank Trung ương về việc phát triển hệ thống
ngân hàng đại lý, mối quan hệ với ngân hàng trên thế giới của Vietcombank Trà Vinh tăng dần qua các năm và điều này tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động thanh toán quốc tế cho ngân hàng này. Hiện nay con số 1.300 ngân hàng đại lý trên gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ điều này làm tăng thêm uy tín của Vietcombank Trà Vinh trên trường quốc tế và cũng giúp ngân hàng này hội nhập và mở rộng hơn nữa các nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Với các kết quả đạt được cùng với đường lối chỉ đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực của bản thân Phịng Kế tốn thanh tốn và kinh doanh dịch vụ, hoạt động thanh tốn xuất khẩu nói riêng và hoạt động thanh tốn quốc tế nói chung tại Vietcombank Trà Vinh sẽ đạt được mức tăng trưởng ổn định trong những năm kế tiếp.
4.4.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động
Bảng 11: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIETCOMBANK TRÀ VINH 2010 – 2012
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Thu từ TTQT/ TN phi lãi (lần) 0,24 0,24 0,24
Thu từ TTQT/ tổng TN (lần) 0,07 0,06 0,06
Thu từ TTQT/LN (lần) 5,02 0,45 0,57
(Nguồn:Phịng Kế tốn thanh tốn và kinh doanh dịch vụ Vietcombank Trà Vinh)
Nhìn tổng thê bảng 11 cho ta thấy các khoản thu từ hoạt động thanh toán quốc tế là rất nhỏ so với thu nhập chung của ngân hàng cũng như lợi nhuận.
Có một con số rất đặc biệt trong năm 2011, đó là Thu từ hoạt động thanh toán quốc tế so với lợi nhuận là 5,02, tức là nguồn từ hoạt động này cao gấp 5 lần lợi nhận. Điều này được giải thích bởi chi phí bỏ ra của ngân hàng trong năm này
rất cao để đầu tư cơ sở vật chất, cũng như mở phòng giao dịch Càng Long, làm giảm lợi nhuận cuối năm đáng kể.
Với mỗi đồng thu nhập phi lãi thì trong đó có 0,24 đồng thu từ hoạt động thanh toán quốc tế, con số này giữ ổn định qua cả ba năm, điều này mang một ý nghĩa là ngân hàng cần phải đẩy mạnh hơn hoạt động của mình.
So với tổng thu nhập thì phần phí thu từ hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu là không đáng kể. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện chi phí bỏ ra để có được nguồn thu thì đây là một hoạt động dường như khơng tốn chi phí của ngân hàng, vì các khoản phí đều do nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu chịu.
Dựa trên thế mạnh hầu như khơng tốn chi phí từ hoạt động này, ngân hàng nên đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán quốc tế để tăng thu nhập cũng như lợi nhuận cho ngân hàng.
4.4.3 Rủi ro trong thanh toán
Bên cạnh những thuận lợi, những thành tựu đạt được trong những năm qua, Vietcombank Trà Vinh phải đối đầu với những rủi ro trong nước lẫn ngoài nước, chủ quan lẫn khách quan:
Rủi ro tỷ giá hối đoái.
Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền các nước luôn biến động trên thị trường do nhiều nguyên nhân như cán cân thanh tốn, chính sách thuế quan, năng suất lao động, tình hình kinh tế, chính sách xã hội của mỗi nước. Do đó việc mua bán, chuyển đổi giữa các đồng tiền và những biến cố khó lường trước được chính xác, dẫn đến việc mua bán ngoại tệ của các ngân hàng gặp rủi ro, thậm chí lá rủi ro lớn.
Trường hợp nếu tỷ giá ngoại tệ tăng mạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến các nhà nhập khẩu cả nước nói chung và trên địa bàn tình Trà Vinh nói riêng. Nếu giá ngoại tệ quá cao dẫn đến doanh nghiệp phải giảm lợi nhuận hoặc phải tăng giá thành phẩm khi bán ra thị trường, hoặc xấu hơn là doanh nghiệp không thể thực hiện hợp đồng.
Rủi ro trạng thái ngoại hối.
Việc mua bán ngoại tệ dẫn đến rủi ro tỷ giá thay đổi. Phần chênh lệch giữa số ngoại tệ mua vào và bán ra được gọi là trạng thái ngoại hối, và mỗi loại ngoại tệ có một trạng thái ngoại hối riêng.
Trạng thái ngoại hối = Số ngoại tệ mua vào – Số ngoại tệ bán ra
Dư thừa một loại ngoại tệ nghĩa là trạng thái ngoại hối dương. Nếu đồng tiền này là đồng tiền yết giá sẽ có lợi thế khi tỷ giá tăng và sẽ gây thiệt hại nếu tỷ giá giảm.
Dư thiếu một loại ngoại tệ nghĩa là trạng thái ngoại hối âm. Nếu đồng tiền này là đồng tiền yết giá sẽ có lợi thế khi tỷ giá tăng và ngược lại.
Và nếu trạng thái ngoại hối cân bằng thì việc thay đổi tỷ giá sẽ khơng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.
Trạng thái ngoại hối tồn tại khi một giao dịch được ký kết chứ không phải vào thời điểm diễn ra việc chuyển tiền. Vì vậy ngân hàng cần kiểm soát trạng thái ngoại tệ thường xuyên để đưa ra quyết định đúng khi cần điều chỉnh.
Khi thực hiện giúp khách hàng thanh toán hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu tức là ngân hàng có tham gia mua bán ngoại tệ (trường hợp khách hàng có nhu cầu quy đổi ngoại tệ), dẫn đến ngân hàng thường rơi vào trạng thái rủi ro này, vậy nên việc kiểm soát trạng thái ngoại hối là một phần tất yếu trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.
Rủi ro thực hiện.
Loại rủi ro này xuất hện trong điều kiện đối tác kinh doanh không thực hiện hợp đồng. Đối tác ở đây có thể là do doanh nghiệp hoặc do ngân hàng khác. Đối với hợp đồng thương mại quốc tế, nếu điều kiện rang buộc không chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến rủi ro này, một trong các bên không thực hiện hợp đồng (bên mua hoặc bên bán) cũng làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.