Việc phân loại giải cơng khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà cịn giúp cho q trình điều chỉnh vấn đề giải công phù hợp, hiệu quả hơn. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà có thể phân loại giải cơng theo những căn cứ khác nhau.
1.4.1. Căn cứ vào tính chủ động của NSDLĐ khi giải cơng
Giải cơng có thể được chia thành giải cơng tấn cơng và giải cơng phịng vệ.
Giải công tấn công được NSDLĐ chủ động tiến hành trước khi NLĐ đình cơng hoặc thực hiện các hành động cơng nghiệp hợp pháp khác. Nói cách khác, giải cơng xảy ra khi khơng có hành động cơng nghiệp của NLĐ. Do chủ động tiến hành, nên NSDLĐ có thể lựa chọn thời điểm thích hợp để hạn chế tổn thất kinh tế cho họ, trong khi NLĐ thường chưa có sự chuẩn bị cần thiết. Vì thế giải cơng tấn cơng có khả năng tạo nên sức ép đáng kể đến NLĐ để phải nhượng bộ trong thương lượng. Pháp luật một số nước như Hoa Kỳ, Nam Phi, Ấn Độ … cơng nhận giải cơng tấn cơng, nhưng nhìn chung biện pháp này khơng được ủng hộ rộng rãi, bởi vì:
(1) Cho phép giải cơng tấn cơng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thực hiện quyền đình cơng của NLĐ. Khi NSDLĐ thực hiện giải cơng trước, quyền đình cơng coi như đã bị vơ hiệu hóa44F
45
.
(2) Giải cơng nên được xác định là vũ khí cuối cùng của NSDLĐ để bảo vệ thương lượng tập thể45F
46
. Cho phép giải cơng tấn cơng thì NSDLĐ có thể sẽ quan
45
Xem: Nelson G. Ross (1966), “Lockouts: A New Dimension in Collective Bargaining”,
tâm đến sử dụng “vũ khí” giải cơng hơn là tập trung cho các giải pháp “hịa bình” để đạt thỏa thuận.
(3) Giải công tấn công là không cần thiết nếu như luật cho phép NSDLĐ có quyền đơn phương áp dụng các điều kiện lao động mới, NSDLĐ không cần phải giải công trước để buộc NLĐ nhượng bộ.
Giải cơng phịng vệ được tiến hành sau khi NLĐ bắt đầu đình cơng hoặc khi có căn cứ chắc chắn đình cơng sẽ xảy ra. Giải cơng phịng vệ gắn liền với đình cơng, là một biện pháp mà NSDLĐ sử dụng để đối phó với hành động đình cơng của NLĐ. Trong trường hợp này, NLĐ được chủ động sử dụng quyền đình cơng của mình ở thời điểm, quy mơ thích hợp. Do đó, bản thân việc giải cơng phịng vệ khơng ảnh hưởng đến khả năng thực hiện quyền đình cơng của NLĐ.
1.4.2. Căn cứ vào quy mô của giải công
Giải công được chia thành giải công một phần và giải công tồn bộ.
Giải cơng một phần: là giải cơng đối với một số NLĐ trong doanh nghiệp. Những người còn lại vẫn làm việc, hoạt động của doanh nghiệp vẫn được duy trì ở một mức độ nào đó. Giải cơng một phần giúp NSDLĐ hạn chế thiệt hại kinh tế do ngừng việc, nhưng vì giải cơng khơng áp dụng với mọi NLĐ, nên việc quyết định đối tượng giải cơng có thể vi phạm về điều khoản phân biệt đối xử giữa công đồn viên và người khơng phải thành viên cơng đồn trong pháp luật một số quốc gia.
Giải cơng tồn bộ: là giải cơng áp dụng với tồn bộ NLĐ trong doanh nghiệp. Giải cơng tồn bộ làm cho những NLĐ khơng tham gia đình cơng cũng bị ngừng việc. Doanh nghiệp thường được miễn trừ trách nhiệm trả lương trong thời gian giải công đối với những NLĐ đang được đại diện thương lượng.
1.4.3. Căn cứ vào đối tượng thương lượng khi giải công
Giải công được chia thành hai loại: giải công để thương lượng cá nhân và giải công để thương lượng tập thể.
Giải công để thương lượng cá nhân: trong khi tiến hành giải công, NSDLĐ thương lượng trực tiếp với NLĐ để ký thỏa thuận cá nhân với từng NLĐ. NLĐ
46Chris Briggs, tlđd, tr. 48.
nào đồng ý ký kết thỏa thuận cá nhân với NSDLĐ sẽ được trở lại làm việc, những người không đồng ý tiếp tục bị giải công.
Với việc tách từng NLĐ ra để thương lượng, thì sức mạnh tập thể trong thương lượng đã bị phá vỡ, vai trị của đại diện cơng đồn đã bị xóa bỏ46F
47
. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tự do lập hội, quyền thương lượng tập thể, quyền đình cơng của NLĐ. Vị thế của NLĐ trong thương lượng bị suy yếu rõ rệt, càng làm tăng lên sự mất cân bằng về sức mạnh giữa hai bên trong thương lượng. Đối với NSDLĐ, họ có nhiều quyền hạn và tiềm lực, nên dễ dàng ép NLĐ phải ký những thỏa thuận bất lợi đối với chính mình.
Mặt khác, giải cơng để thương lượng cá nhân cịn dẫn đến giải công đối với cá nhân, trong trường hợp không đạt được thỏa thuận với một hoặc một số cá nhân nào đó. Giải cơng trong trường hợp này đã đi quá xa so với quyền đình cơng, vì sự ngừng việc của cá nhân NLĐ khơng gây sức ép hoặc khó khăn cho NSDLĐ, trong khi ngược lại, NLĐ bị giải cơng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Việc cho phép thương lượng trực tiếp với NLĐ trong khi giải công xảy ra trong quá khứ, ngày nay hầu hết pháp luật các nước khơng cơng nhận. Hình thức này được cho phép trong Luật QHLĐ Úc 1996 do luật này cho phép thương lượng cá nhân để ký các thỏa thuận cá nhân về lao động (AWAs). Đến năm 2009, với sự ra đời của FWAct 2009, quy định này đã bị bãi bỏ. Trong vụ Ralphs Grocery Company (Hoa Kỳ), sau khi giải công, công ty đã thượng lượng với những nhóm người lao động để nhận họ vào làm việc trở lại. Theo NLRB, Ralphs đã vi phạm Mục 8(a)(5) NLRA vì làm mất vai trị đại diện thương lượng của cơng đồn khi thương lượng trực tiếp với cá nhân người lao động về tiền lương, thời gian làm việc và các điều kiện lao động khác47F
48
.
Giải công để thương lượng tập thể: ngày nay, hầu hết các nước công nhận giải công chỉ cho phép thương lượng tập thể khi giải cơng, vì mục đích của giải cơng là để thúc đẩy giải quyết những vướng mắc, bế tắc trong thương lượng tập thể. Việc thương lượng tập thể thực hiện giữa đại diện NSDLĐ và đại diện NLĐ (thường là tổ chức cơng đồn). Nếu chủ thể thương lượng trong thời gian giải công không phải là đại diện hợp pháp của các bên thì cuộc giải cơng đó có thể bị xem là bất hợp pháp.
47Xem: Chris Briggs, tlđd, tr. 20, 21. 48
1.4.4. Căn cứ vào tính hợp pháp của giải cơng
Có thể chia giải công thành 2 loại: (1) giải công hợp pháp: là giải công tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, (2) giải công bất hợp pháp: là giải công không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật.
Thẩm quyền xác định tính hợp pháp của cuộc giải cơng thường là các cơ quan giải quyết TCLĐ tập thể và tịa án. Việc xác định tính hợp pháp của cuộc giải cơng có ý nghĩa để xác định quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong thời gian giải công, đồng thời cũng là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền giải quyết các hành vi vi phạm pháp luật.