Kiến nghị nhằm hướng dẫn thi hành quyền đóng cửa tạm thời nơ

Một phần của tài liệu Quyền giai công kinh nghiệm của một số nước đối với việt nam (Trang 70 - 74)

Chương 3 Kiến nghị hồn thiện pháp luật Việt Nam về giải cơng

3.1. Kiến nghị nhằm hướng dẫn thi hành quyền đóng cửa tạm thời nơ

ở cấp độ luật mới có thể đầy đủ, tồn diện hơn. Tuy nhiên, do BLLĐ 2012 vừa mới có hiệu lực nên những kiến nghị này chỉ nhằm đưa ra hướng để Việt Nam có thể mở rộng quyền giải công sau này.

3.1. Kiến nghị nhằm hướng dẫn thi hành quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong BLLĐ 2012 việc trong BLLĐ 2012

3.1.1. Điều kiện phát sinh quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc

Điều kiện phát sinh quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong BLLĐ 2012 là: (1) NLĐ đình cơng và (2) NSDLĐ khơng đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản145F

146

; thời điểm phát sinh là từ trước tối đa 12 giờ tính từ thời điểm đình cơng ghi trong quyết định đình cơng146F

147

.

So với điều kiện phát sinh quyền giải công trong pháp luật các quốc gia nghiên cứu thì điều kiện này có sự khác biệt. Luật khơng yêu cầu các điều kiện như tranh chấp phải qua thương lượng, hòa giải, hay không tồn tại thỏa ước đang

146Điểm b Khoản 3 Điều 214 BLLĐ 2012.

147

cịn hiệu lực… nhưng lại quy định lý do khơng đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản”.

Quy định trên có điểm chưa rõ. Đó là trường hợp NLĐ đình cơng mà khơng có quyết định đình cơng thì NSDLĐ có được quyền đóng cửa hay khơng và bắt đầu đóng cửa từ thời điểm nào; thế nào là tình trạng khơng đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường; căn cứ để xác định NSDLĐ đóng cửa là để bảo vệ tài sản.

Tác giả đề nghị có văn bản hướng dẫn đối với trường hợp NLĐ ngừng việc mà khơng có quyết định đình cơng thì NSDLĐ vẫn có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc từ thời điểm NLĐ đình cơng. Quy định này nhằm bảo vệ NSDLĐ về khả năng thực hiện quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc một cách hợp pháp khi mà NLĐ đình cơng khơng đúng pháp luật.

Đối với quy định khơng đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản”, tác giả cho rằng quy định này trong BLLĐ 2012 là không cần thiết nên không cần phải hướng dẫn thi hành. Tác giả sẽ nêu kiến nghị về điều khoản này ở phần sau.

3.1.2. Thời hạn thơng báo trước khi đóng cửa tạm thời nơi làm việc

Thời hạn thơng báo về việc đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong BLLĐ 2012 là trước ít nhất ba ngày làm việc147F

148

. Có hai trường hợp có thể xảy ra:

Trường hợp thứ nhất, NLĐ đình cơng và có gửi quyết định đình cơng trước

ít nhất 5 ngày. Khi đó, NSDLĐ có thể lựa chọn thời điểm đóng cửa trước tối đa 12 giờ so với thời điểm đình cơng ghi trong quyết định đình cơng hoặc ngay khi NLĐ đình cơng. Trong trường hợp này, với thời hạn thơng báo trước 3 ngày, tính kịp thời của quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc được đảm bảo.

Trường hợp thứ hai, NLĐ đình cơng khơng gửi quyết định đình cơng đến

NSDLĐ theo đúng thời hạn luật định. Nếu trong trường hợp này mà NSDLĐ cũng phải tuân theo thời hạn báo trước 3 ngày là không hợp lý. Bởi vì thời hạn này có thể ảnh hưởng đến tính kịp thời của quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc và tình trạng này do NLĐ khơng tn theo pháp luật gây ra.

Vì vậy, tác giả kiến nghị Chính phủ có văn bản hướng dẫn đối với trường hợp NLĐ đình cơng mà khơng báo trước đúng quy định thì NSDLĐ có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc ngay khi NLĐ đình cơng.

Quy định này nhằm bảo vệ khả năng NSDLĐ thực hiện quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc một cách kịp thời, tạo điều kiện cho NSDLĐ có thể chủ động hành động để bảo vệ tài sản và hạn chế các tổn thất khác trong thời gian NLĐ đình cơng.

3.1.3. Phạm vi đóng cửa tạm thời nơi làm việc

Luật các nước nghiên cứu khơng có quy định về phạm vi giải công trong doanh nghiệp. BLLĐ 2012 cũng không quy định cụ thể về phạm vi đóng cửa tạm thời nơi làm việc.

Để việc thực hiện quyền này được thuận lợi, cần phải có văn bản hướng dẫn để làm rõ:

(1) Khi doanh nghiệp có nhiều nơi làm việc, mà NLĐ đình cơng ở một nơi thì NSDLĐ có quyền đóng cửa nơi làm việc khơng xảy ra đình cơng hay khơng?

(2) Đối với một nơi làm việc, nếu NLĐ đình cơng ở một hoặc vài bộ phận thì NSDLĐ có quyền đóng cửa một phần nơi làm việc đó hay khơng?

Tác giả kiến nghị nên cho NSDLĐ được quyền quyết định phạm vi đóng cửa là một phần hoặc tồn bộ một nơi làm việc hoặc tồn bộ doanh nghiệp của mình khi NLĐ đình cơng, bởi vì:

(1) Khi đình cơng xảy ra ở một bộ phận có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của bộ phận khác, nơi làm việc khác, hoặc toàn bộ doanh nghiệp, nhất là đối với những doanh nghiệp sản xuất dây chuyền.

(2) Trong thời gian đóng cửa, NSDLĐ vẫn phải có trách nhiệm trả lương ngừng việc cho NLĐ khơng tham gia đình cơng, nên có thể chịu nhiều tổn thất nếu bắt buộc phải đóng cửa tồn bộ khi NLĐ đình cơng ở một bộ phận của một nơi làm việc.

Việc cho phép NSDLĐ tự quyết định phạm vi đóng cửa là nhằm đảm bảo cho NSDLĐ sự chủ động, linh hoạt trong việc đối phó với việc đình cơng của NLĐ, nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại, tổn thất có thể xảy ra cho NSDLĐ.

BLLĐ 2012 chưa quy định hậu quả pháp lý của việc đóng cửa tạm thời nơi làm việc, khơng có sự khác nhau về trách nhiệm trả lương đối với đóng cửa tạm thời nơi làm việc hợp pháp và bất hợp pháp. Việc xác định tính hợp pháp của một cuộc đóng cửa tạm thời nơi làm việc cũng chưa được đặt ra.

Để xử lý một số vi phạm khi đóng cửa tạm thời nơi làm việc, dự thảo Nghị định Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động148F

149

của Chính phủ quy định:

(a) Hành vi khơng niêm yết cơng khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc tại nơi làm việc và thông báo cho các cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 216 của Bộ luật Lao động sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng (Điều 133);

(b) Hành vi vi phạm các trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc theo quy định tại Điều 217 của Bộ luật Lao động sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng (Điều 134).

Quy định xử lý hành chính nêu trên có những điểm đáng lưu ý như sau: (1) Quy định xử phạt này chưa bao gồm tất cả các trường hợp vi phạm có thể xảy ra. NSDLĐ chỉ bị xử phạt hành chính khi đóng cửa tạm thời nơi làm việc vi phạm Điều 216, 217 BLLĐ. Khi NSDLĐ đóng cửa tạm thời nơi làm việc mà khơng vì lý do “khơng đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản”149F

150

thì khơng bị xử lý.

(2) Mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20 triệu đồng là tương đối thấp so với năng lực tài chính của doanh nghiệp nói chung, khiến NSDLĐ dễ chấp nhận vi phạm và nộp phạt.

(3) Chưa đưa ra hướng giải quyết đối với hành vi vi phạm (nếu việc đóng cửa còn đang tiếp diễn). Cụ thể là NSDLĐ vi phạm thời hạn báo trước khi đóng cửa tạm thời nơi làm việc sau khi bị xử lý hành chính sẽ được tiếp tục “đóng cửa” hay phải “mở cửa” trở lại? NSDLĐ vi phạm trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc theo Khoản 2 Điều 217, sau khi bị xử phạt vẫn tiếp tục vi phạm thì xử lý như thế nào?...

149

http://www.molisa.gov.vn/Default.aspx?tabid=238&temidclicked=90

Vì vậy, tác giả đề nghị:

(1) Quy định xử lý các hành vi vi phạm khi đóng cửa tạm thời nơi làm việc cần đầy đủ hơn nhằm đảm bảo NSDLĐ thực hiện đúng pháp luật. Nếu lý do đóng cửa tạm thời nơi làm việc nêu tại Điểm b Khoản 3 Điều 214 là khơng cần thiết thì đề nghị xem xét để từng bước hủy bỏ quy định đó.

(2) Quy định mức phạt tiền đủ sức răn đe NSDLĐ không vi phạm pháp luật. Đề xuất mức phạt ở khoảng 20 triệu – 50 triệu đồng.

(3) Quy định biện pháp khắc phục hậu quả, chấm dứt vi phạm đối với trường hợp khi bị xử lý mà việc đóng cửa tạm thời nơi làm việc chưa chấm dứt. Tác giả đề nghị, đối với hành vi vi phạm thời hạn báo trước mà NLĐ vẫn cịn đang đình cơng, NSDLĐ muốn tiếp tục đóng cửa, thì NSDLĐ phải khắc phục bằng việc gửi thơng báo và niêm yết quyết định trong vịng 24 giờ; đối với hành vi tiếp tục đóng cửa sau khi NLĐ ngừng đình cơng thì NSDLĐ có trách nhiệm

“mở cửa” hoạt động trở lại trong vịng 24 giờ tính từ khi bị xử lý. Nếu NSDLĐ thực hiện chậm trễ, đề nghị quy định phạt thêm theo từng ngày vi phạm, tương tự như trong luật Malaysia150F

151. Các đề xuất trên nhằm thúc đẩy NSDLĐ nhanh chóng khắc phục hành vi vi phạm, chấm dứt vi phạm pháp luật, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường.

Một phần của tài liệu Quyền giai công kinh nghiệm của một số nước đối với việt nam (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)