CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.1. GIỚI THIỆU VỀ NHNo & PTNT TP.CÀ MAU
3.1.1. Khái quát về NHNo & PTNT Việt Nam
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt
Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
Agribank là NHTM hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh
tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nơng thơn.
Tính đến 12/2009, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện. Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam với tổng nguồn vốn là 434.331 tỷ đồng, trong đó vốn tự có là 22.176 tỷ đồng vốn, đội ngũ cán bộ nhân viên là 35.135 người, mạng lưới hoạt động gồm 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc. Hiện nay, Agribank có khoảng 10 triệu khách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp.
Ngồi ra, Agribank ln chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng
lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến.
Đến tháng 12/2009 Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.034 ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia và
vùng lãnh thổ.
Với vị thế là NHTM hàng đầu Việt Nam, Agribank đã và đang không
ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của đất nước.
3.1.2. Khái quát về NHNo & PTNT TP. Cà Mau
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.Cà Mau với tiền thân là chi nhánh số 1 (chi nhánh cấp III, loại 5), trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Cà Mau, mọi hoạt động của ngân hàng đều theo sự
điều hành của Ngân hàng Tỉnh. Lĩnh vực hoạt động chính của Ngân hàng là kinh
NHNo & PTNT chi nhánh TP.Cà Mau được thành lập 01/07/2003, là chi
nhánh cấp II, có trụ sở chính tại số 14 – 16, Ngô Quyền, Phường 2, TP.Cà Mau, Tỉnh Cà Mau, hoạt động theo sự chỉ đạo của NHNo & PTNT Tỉnh Cà Mau. Nằm ngay trung tâm thành phố, nơi có dân cư đơng đúc tập trung sinh sống, thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thủy.
Là một Ngân hàng hoạt động chịu sự kiểm soát của NHNo & PTNT Tỉnh Cà Mau, từ khi thành lập đến nay NHNo & PTNT TP.Cà Mau đã vượt qua nhiều
khó khăn: địa bàn hoạt động rộng lớn, sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa
các vùng trong thành phố,… Để đạt được nhiều thành tựu như ngày nay là sự không ngừng học hỏi, đổi mới để vươn lên đứng vững tạo dựng vị thế trên
thương trường. Có một mạng lưới hoạt động rộng khắp trên phạm vi thành phố,
cũng là bằng chứng cho sự nổ lực và cố gắng của Ngân hàng trong suốt thời gian hoạt động.
Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng:
- Huy động vốn nội và ngoại tệ với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: tiền gửi thanh tốn, tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, phát hành các loại kỳ phiếu, trái phiếu…
- Cho vay vốn: Ngắn, trung, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, lãi suất thỏa thuận.
- Thực hiện nghiệp vụ cầm cố, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, bảo lãnh thanh toán…
- Làm dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng, cá nhân trong
và ngồi nước.
- Bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: chuyển tiền nhanh, thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, các loại thẻ thanh toán, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ…
3.1.3. Cơ cấu tổ chức 3.1.3.1. Ban giám đốc 3.1.3.1. Ban giám đốc
Gồm có 3 người: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
01 Giám đốc phụ trách chung toàn ngân hàng. 01 Phó giám đốc phụ trách tín dụng .
3.1.3.2. Các phịng nghiệp vụ
a. Phịng tín dụng
Gồm có 12 người: Trưởng phịng phụ trách kế hoạch kinh doanh và phụ trách chung, 01 Phó phịng phụ trách cho vay doanh nghiệp và hộ kinh doanh, 01 phó phịng phụ trách cho vay hộ, 09 cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn.
Đây là phòng ban lớn nhất và quan trọng nhất trong đơn vị, có nhiệm vụ
hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay vốn đúng qui trình nghiệp vụ, thẩm định
và tái thẩm định nhu cầu vay vốn, thực hiện các nghiệp vụ cho vay và kiểm soát quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh của khách hàng, theo dõi nợ của khách
hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn, đồng thời huy động khách hàng
gửi tiền tiết kiệm để gia tăng nguồn vốn cho ngân hàng.
b. Phòng nghiệp vụ kế tốn và ngân quỹ
Gồm 02 người: Trưởng phịng phụ trách chung, 01 phó phịng phụ trách hậu kiểm.
Thực hiện cơng tác kế tốn, tài vụ, hạch toán theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh tài chính và quản lý chặt chẽ tiền mặt.
Thực hiện các giao dịch cho khách hàng: hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức và cá nhân có thực hiện các giao dịch thanh tốn, thu phí.
Giải ngân và thu nợ của khách hàng, theo dõi nợ đối với từng khách hàng, lập bảng sao kê mỗi tháng về số nợ đáo hạn, nợ quá hạn cho cán bộ tín dụng phụ
trách địa bàn.
c. Các đơn vị trực thuộc
Phòng giao dịch Trưng Nhị: Gồm 01 giám đốc và 10 cán bộ. Chịu trách nhiệm điều hành kinh doanh như một chi nhánh, nhưng địa bàn quản lý ít hơn (gồm các địa bàn: Phường 1, Phường 2, Phường 7 và xã Lý Văn Lâm).
Phòng giao dịch Phường 6: Gồm 01 giám đốc và 04 cán bộ. Chịu trách nhiệm điều hành kinh doanh như một chi nhánh, nhưng địa bàn quản lý chỉ có 01
Phịng giao dịch Tắc Vân: Gồm 01 giám đốc và 04 cán bộ. Chịu trách nhiệm điều hành kinh doanh như một chi nhánh, nhưng địa bàn quản lý ít hơn (gồm các địa bàn: Phường Tân Thành, Xã Tân Thành, Xã Tắc Vân).
HÌNH 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHNo & PTNT TP.CÀ MAU 3.2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC TRONG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT
3.2.1. Nguyên tắc cho vay
Khách hàng vay vốn của NHNo & PTNT phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD;
- Phải hoàn toàn trả gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng.
- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thỏa thuận trong HĐTD.
3.2.2. Điều kiện cho vay
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
+ Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ đời sống. Cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiếu 10%
PHĨ GIÁM ĐỐC PHỊNG TÍN DỤNG PHỊNG KẾ TỐN - NQ PHĨ GIÁM ĐỐC PGD TRƯNG NHỊ PGD PHƯỜNG 6 PGD TẮC VÂN GIÁM ĐỐC
trong tổng nhu cầu vốn. Cho vay trung và dài hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 15% trong tổng nhu cầu vốn.
+ Kinh doanh có hiệu quả: có lãi; trường hợp bị lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Đối với khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để trả nợ ngân hàng.
+ Khơng có nợ khó đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHNo & PTNT VN.
- Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư; phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi.
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, NHNN VN và NHNo & PTNT VN.
3.2.3. Đối tượng vay vốn
Khách hàng doanh nghiệp Việt Nam
- Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phẩn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các tổ chức
khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ luật dân sự.
- Các pháp nhân nước ngoài - Doanh nghiệp tư nhân - Công ty hợp doanh
Khách hàng dân cư: cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác…
3.2.4. Đối tượng và nhu cầu không được cho vay
Những đối tượng không được cho vay
- Thành viên HĐQT, Ban Kiểm Sốt, Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám
Đốc NHNo & PTNT Việt Nam;
- Cán bộ, nhân viên của NHNo & PTNT Việt Nam thực hiện nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay;
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng
Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam;
- Vợ (chồng), con của Giám đốc, Phó Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh các cấp.
Những nhu cầu vốn không được cho vay
- Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi;
- Để thanh tốn các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm;
- Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm;
Hạn chế cho vay
- Ngân hàng cho vay thuộc hệ thống NHNo & PTNT khơng được cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, mức cho vay, đối với những đối tượng sau:
- Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại NHNo & PTNT Việt Nam; kế toán trưởng của NHNo & PTNT Việt Nam; thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại NHNo & PTNT Việt Nam
+ Các cổ đông lớn của NHNo & PTNT Việt Nam
+ Doanh nghiệp sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
- Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng trên không được vượt quá 5% vốn tự có của NHNo & PTNT Việt Nam.
3.2.5. Thời hạn cho vay
Ngân hàng và khách hàng thỏa thỏa thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư, khả
năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Đối với các
pháp nhân Việt Nam và nước ngồi, thời hạn cho vay khơng q thời hạn hoạt
động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngồi thời hạn cho vay khơng vượt quá thời hạn được phép
sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.
3.2.6. Lãi suất cho vay
Ngân hàng công bố biểu lãi suất cho vay của mình cho khách hàng biết, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận, ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn:
- Mức lãi suất cho vay trong hạn được thỏa thuận phù hợp với quy định của
NHNN và quy định của Ngân hàng về lãi suất cho vay tại thời điểm kí hợp đồng
tín dụng.
- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc ngân hàng quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được kí kết hoặc điều chỉnh trong hợp
đồng tín dụng.
3.2.7. Quy trình cho vay
3.2.7.1. Bộ hồ sơ vay vốn đối với hộ sản xuất kinh doanh
a. Hồ sơ pháp lý
- Giấy đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh. - Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác).
- Giấy ủy quyền cho người đại diện (nếu có).
b. Hồ sơ vay vốn
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải bảo
đảm bằng tài sản: Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn.
- Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ hộ gia đình được qui định tại điểm trên):
+ Giấy đề nghị vay vốn.
+ Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. + Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo qui định.
Ngoài các hồ sơ đã qui định trên, đối với:
- Hộ gia đình, cá nhân vay vốn qua tổ vay vốn phải có thêm: + Biên bản thành lập tổ vay vốn.
+ Hợp đồng làm dịch vụ.
- Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp, phải có thêm: Hợp
đồng làm dịch vụ.
- Doanh nghiệp vay để chuyển tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân phải có thêm: Hợp đồng cung ứng vật tư, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khốn, danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị Ngân hàng cho vay.
3.2.7.2. Quy trình cho vay
HÌNH 2: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY TẠI NHNo & PTNT TP.CÀ MAU
(1) Khách hàng trực tiếp đến gặp cán bộ tín dụng phụ trách để nộp hồ
sơ xin vay vốn.
(2) Cán bộ tín dụng xuống địa bàn nơi khách hàng sản xuất kinh doanh
để thẩm định những điều kiện cần thiết.
(3) Nếu hợp lý thì cán bộ tín dụng xem xét cho vay và trình Giám đốc.
(4) Ban Giám đốc kiểm tra duyệt cho vay hay không dựa trên cơ sở hồ sơ vay vốn và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng, sau đó trả hồ sơ được duyệt cho Trưởng phịng Tín dụng. Trưởng phịng Tín dụng gửi lại cho cán bộ tín
dụng.
(5) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho vay sang Phịng Kế Tốn – Ngân quỹ.
(6) Phịng Kế Tốn – Ngân quỹ khi nhận hồ sơ vay vốn có trách nhiệm
lưu giữ hồ sơ vay vốn, mở sổ cho vay, làm thủ tục phát vay cho khách hàng, sau đó chuyển hồ sơ cho vay sang Thủ quỹ. Kho Quỹ nhận lệnh chi tiền sẽ làm thủ
tục giải ngân cho khách hàng.
(7) Sau khi giải ngân xong, toàn bộ hồ sơ cho vay được chuyển trả lại cho cán bộ tín dụng phụ trách món vay.
3.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT TP. CÀ MAU & PTNT TP. CÀ MAU
3.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng năm 2008 – 2010
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Nó cũng như những doanh nghiệp kinh doanh khác ln có
(1) P. Tín Dụng Giám Đốc Khách Hàng P. Kế Toán-NQ (2) (3) (7) (5) (6) (4)
mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi Nhuận là yếu tố then chốt nhất, cụ thể nhất, nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là số hiệu số giữa thu nhập và chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng phải quản lý tốt các khoản mục
cho vay và đầu tư, giảm thiểu các chi phí trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả.
BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT
TP.CÀ MAU QUA 3 NĂM 2008 – 2010
ĐVT: Triệu Đồng 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số Tiền % Thu nhập 49.008 53.497 57.072 4.489 9,16 3.575 6,68 Chi phí 47.438 45.706 46.440 (1.732) -3,65 734 1,61 Lợi Nhuận 1.570 7.791 10.632 6.221 396,24 2.841 36,47
(Nguồn: Phịng tín dụng NHNo&PTNT TP. Cà Mau)
Qua bảng 1, ta thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng có phần tăng mạnh trong năm 2009, 2010. Cụ thể lợi nhuận năm 2009 tăng 6.221 triệu đồng (396,24%) so với năm 2008, năm 2010 lợi nhuận tăng lên 2.841 triệu đồng (36,47%) so với năm 2009. Sỡ dĩ lợi nhuận có sự thay đổi như trên là do chịu ảnh
hưởng của thu nhập và chi phí.