KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt tp. cà mau tỉnh cà mau (Trang 72 - 75)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN

NHNo & PTNT là ngân hàng quốc doanh được thành lập với mục đích hỗ trợ phát triển nơng nghiệp nơng thơn, giúp bà con nơng dân thốt khỏi đói nghèo.

Do đó NHNo&PTNT chi nhánh TP.Cà Mau, là ngân hàng có mạng lưới chi

nhánh khắp các xã, khu dân cư, đồng thời cũng là ngân hàng có số lượng khách hàng lớn nhất, danh mục cho vay của ngân hàng chủ yếu tài trợ cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, là ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất kinh doanh. Ngân hàng luôn hoạt động theo định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam, luôn gắn hiệu quả hoạt động kinh doanh cùng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Trải qua khơng ít những khó khăn như khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến tình hình hoạt động tín dụng của NHNo &

PTNT chi nhánh TP.Cà Mau, đặc biệt là hoạt động tín dụng đối với hộ SXKD. Qua kết quả 3 năm, mặc dù doanh số cho vay và doanh số thu nợ có sự biến động nhiều, nhưng có xu hướng tăng lên trong tương lai, và các chỉ tiêu này có tỷ trọng trong tổng cho vay và thu nợ luôn tăng, hơn nữa dư nợ cho vay hộ SXKD

luôn tăng ổn định qua 3 năm. Từ đó, thấy được ngân hàng ngày càng mở rộng

hoạt động tín dụng đối với hộ SXKD thể hiện ở: công tác cho vay hộ kinh doanh

ngày càng tăng cả về qui mơ tín dụng cũng như số lượng khách hàng vay vốn, đây cũng là đối tượng tiềm năng của ngân hàng.

Mặc dù vậy, nợ xấu trong tín dụng đối với hộ SXKD tuy vẫn ở trong cho

phép nhưng lại có xu hướng khơng ổn định tăng giảm khá lớn, rủi ro tín dụng có xu hướng giảm xuống nhưng vẫn cịn cao. Chính vì vậy ngân hàng cần phải tìm

những biện pháp hạn chế rủi ro gây ra nợ xấu. Chú trọng đặc biệt trong công tác thẩm định, cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng vay và nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ cho NH khi đến hạn.

Từ những thành quả đạt được cũng như những mặt yếu kém, tồn tại trong

phát triển; đồng thời giảm thiểu những điểm yếu, bất cập và vượt qua những thách thức trong hoạt động của Ngân hàng. Qua đó, đánh dấu sự đóng góp của Ngân hàng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà cũng như trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với NHNo & PTNT Tỉnh Cà Mau

Mặc dù có nhiều biện pháp để nâng cao nguồn vốn huy động, nhưng khu vực TP.Cà Mau luôn phải cạnh tranh gay gắt với sự tồn tại của khoảng 20 tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố. Vì thể, để có vốn đầu tư nhiều hơn nữa cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân thì NHNo & PTNT Tỉnh Cà Mau cần có chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho ngân hàng thành phố.

Tạo điều kiện trong việc đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho

nhân viên cấp dưới để hoạt động của các ngân hàng cấp dưới ngày càng hiệu quả

hơn. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và

luật pháp để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên.

Lựa chọn và vận dụng công nghệ thông tin ngân hàng hiện đại, đủ sức tiếp cận với thực tế và trong tương lai phát triển của khoa học, công nghệ mới, trang bị bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ, cơ sở hạ tầng cho chi nhánh NHNo & PTNT TP. Cà Mau, bảo đảm đầy đủ điều kiện để các giao dịch thuận lợi, chính xác.

Tăng thêm quyền phán quyết về lĩnh vực tín dụng để chi nhánh chủ động hơn trong việc tiếp cận khách hàng.

6.2.2. Đối với các cấp chính quyền địa phương

TP. Cà Mau nên cung cấp kịp thời cho ngân hàng những thơng tin về khách hàng khi ngân hàng có nhu cầu hoặc những chủ trương, chính sách hoạt động sẽ

đưa vào thực hiện trong tương lai.

Sở nông nghiệp, sở khoa học công nghệ và môi trường cùng các ngành chức

năng khác phối hợp giúp nông dân lựa chọn giống cây trồng vật nuôi tốt, áp dụng

những tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Tăng cường công tác thông tin thị trường cho nông nghiệp và thủy sản. Quan tâm, đầu tư ngân sách cho việc xây dựng hệ thống thủy lợi, đê bao để ngăn mặn xâm nhập, hệ thống đường thủy bộ.

Cần nhanh chóng cấp đầy đủ giấy tờ về quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho người dân cũng như các thủ tục pháp lý có liên quan đến thế chấp

vay ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho người dân.

6.2.3. Đối với hộ SXKD

Tín dụng ngân hàng là nguồn tín dụng có chi phí thấp, ổn định, có khả năng

đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu với của hộ SXKD. Vì vậy, để có thể dễ dàng tiếp

cận nguồn vốn vay của ngân hàng, các hộ nên: thực hiện đầy đủ thủ tục đăng kí chứng nhận quyền sử dụng đất, làm căn cứ vay vốn, thực hiện thanh toán đầy đủ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại (2007). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Trường

Đại Học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại (2009). Quản trị ngân hàng thương mại, Trường Đại Học Cần

Thơ.

3. Thái Văn Đại, Bùi Văn Trịnh (2005), Tiền tệ - Ngân hàng, Trường Đại Học Cần Thơ.

4. Sổ tay tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam

5. Các báo cáo hoạt động tín dụng các năm 2008 – 2010 của NHNo & PTNT Thành phố Cà Mau.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nn và ptnt tp. cà mau tỉnh cà mau (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)