Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp lúa lai và một số biện pháp kỹ thuật tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 27 - 75)

Được tiến hành trong hai vụ.

- Vụ Mùa năm 2012: Nghiên cứu tuyển chọn tổ hợp lúa lai.

- Vụ Xuân năm 2013: Tiếp tục nghiên cứu tuyển chọn tổ hợp lúa lai và một số biện pháp kỹ thuật.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số tổ hợp lúa lai

Thí nghiệm 1:

a) Bố trí thí nghiệm: Theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần

nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm: 20 m2, tổng diện tích khu thí nghiệm 450 m2

cả dải bảo vệ. Sơ đồ thí nghiệm Dải bảo vệ NL1 1 3 6 5 2 4 dải bảo vệ NL2 5 2 1 4 3 6 NL3 3 4 5 2 1 6 Dải bảo vệ

b) Quy trình thí nghiệm (Theo QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa)

* Thời vụ gieo

+ Làm mạ dược: Vụ mùa: Gieo 08/6. Cấy 22/6. Tuổi mạ 15 ngày, mạ khoảng 2,5 lá. Vụ xuân gieo ngày 5 tháng 2 cấy ngày 25 tháng 2 tuổi mạ 20 ngày.

2.4.2. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật Thí nghiệm 2: Thí nghiệm 2:

2.4.2.1. Nghiên cứu một số mật độ gieo đối với giống lúa lai tuyển chọn tại địa điểm nghiên cứu địa điểm nghiên cứu

a) Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm nghiên cứu 6 mật độ khác nhau, các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần nhắc.

Giống lúa thí nghiệm: Giống CT16 đã được đánh giá có triển vọng trong vụ mùa 2012.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Dải bảo vệ NL1 1 3 6 5 2 4 Dải bảo vệ NL2 5 2 1 4 3 6 NL3 3 4 5 2 1 6 Dải bảo vệ CT1: 25 khóm/m2 CT4: 40 khóm/m2 CT2: 30 khóm/m2 CT5: 45 khóm/m2 (Đ/C) CT3: 35 khóm/m2 /m2

Khoảng cách gieo làm đối chứng là mật độ 45 khóm/m2.

, đây là mật độ cấy phổ biến tại Vị Xuyên Hà Giang.

Diện tích ô thí nghiệm 10 m2

b) Quy trình thí nghiệm (Theo QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa) [2]

* Thời vụ gieo

+ Làm mạ dược: Vụ xuân: Gieo 5/2, cấy 25 tháng 2. + Làm mạ xuân che phủ nilon tuối mạ 20 ngày.

2.4.2.2. Nghiên cứu liều lượng bón đạm cho một giống lúa lai tuyển chọn tại địa điểm nghiên cứu địa điểm nghiên cứu

a) Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm nghiên cứu 6 mức đạm bón khác nhau, các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc.

Giống lúa: CT16 Dải bảo vệ NL1 1 3 6 5 2 4 Dải bảo vệ NL2 5 2 1 4 3 6 NL3 3 4 5 2 1 6 Dải bảo vệ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ CT1: 60N CT2: 80N CT3: 100N (đ/c) CT4: 120N CT5: 140N CT5: 160 N Nền 10 tấn phân chuồng + 75 P2O5 + 80 K2O Diện tích ô thí nghiệm 20 m2 Lượng đạm được bón 3 lần:

+ Lần 1 bón lót 40% lượng đạm theo công thức + Lần 2 bón 40% khi làm cỏ đợt 1

+ Lần 3 bón khi lúa bắt đầu phân hóa đòng bón số đạm còn lại

b) Quy trình thí nghiệm (Theo QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thời vụ gieo

+ Vụ xuân: Gieo 5/2, cấy 25 tháng 2

+ Làm mạ xuân che phủ nilon tuổi mạ 20 ngày.

2.5. Quy trình kỹ thuật

* Kỹ thuật làm mạ

Vụ Xuân ngâm 20 giờ, ngâm ủ: Ngâm khoảng 5 - 6 giờ thay nước 1 lần.

Làm mạ dược: gieo 1 kg giống/10 m2

ruộng mạ. Lên luống mạ rộng 1,2 m làm bùn nhuyễn, mặt nước bằng phẳng, róc nước, mạ xuân cần che phủ nilon.

* Phân bón cho 1 ha ruộng mạ:

- Phân chuồng 300 kg + 100 N + 75P2O5 + 65 K2O - Cách bón:

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Bón thúc khi lúa bắt đầu đẻ nhánh 40% đạm + 30% Kali + Bón thúc lần 2 toàn bộ số phân còn lại

* Kỹ thuật cấy:

- Tuổi mạ lúc cấy 20 ngày - Số dảnh cấy: 1 dảnh/ khóm. - Mật độ cấy: theo từng công thức

- Cấy mạ kèm bùn (mạ xúc), không giũ mạ, cấy nông tay.

* Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

- Bón phân xong giữ nước 4-5 ngày để giữ phân.

- Làm cỏ 2 đợt, đợt 1 sau bón thúc lần 1, đợt 2 sau lần 1 15 ngày. - Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh theo IPM.

2.6. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi, đánh giá

Theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu theo Tiêu chuẩn ngành quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa (10 TCN 554 -2002) [1], Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa (QCVN 01-55: 2011/BNNPTNT) [2] và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cây lúa của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) [11].

2.6.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển (tính từ khi gieo đến khi chín, đơn vị: ngày) đơn vị: ngày)

- Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển:

Giai đoạn 1: Nảy mầm Giai đoạn 2: Mạ

Giai đoạn 3: Đẻ nhánh Giai đoạn 4: Vươn lóng Giai đoạn 5: Làm đòng Giai đoạn 6: Trỗ bông Giai đoạn 7: Chín sữa Giai đoạn 8: Vào chắc Giai đoạn 9: Chín

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Các chỉ tiêu theo dõi:

+ Ngày gieo hạt: Tiến hành theo cùng một ngày. + Ngày mọc: Là ngày có 80% cây mọc.

+ Thời gian đẻ nhánh: Tính từ khi ruộng lúa có 50% số cây xuất hiện nhánh đầu tiên đến khi cây lúa đạt dảnh tối đa.

+ Thời gian làm đòng: Tính từ khi bóc thân cây lúa ở dưới đáy đã thấy đòng có chiều dài ≥ 2mm.

+ Ngày trỗ: Là ngày có 10% số bông/khóm vươn ra khỏi bẹ lá. + Ngày kết thúc trỗ: Là ngày có 80% số bông trỗ.

+ Ngày chín: Là ngày thấy hạt đầu cùng của nhánh cuối cùng chín vàng (chiếm 85% số hạt/bông). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thời gian sinh trưởng: Được tính từ ngày gieo đến ngày chín.

- Phân nhóm:

+ Nhóm cực ngắn ngày: Thời gian sinh trưởng < 100 ngày + Nhóm ngắn ngày: Thời gian sinh trưởng 100 - 115 ngày + Nhóm trung ngày: Thời gian sinh trưởng 116 - 130 ngày + Nhóm dài ngày: Thời gian sinh trưởng > 130 ngày

2.6.2. Các đặc tính nông học

* Chiều cao cây (cm): Chiều cao cây được đo từ mặt đất đến đỉnh bông

cao nhất (không kể râu hạt) của 10 khóm điều tra lấy mẫu/giống ở 3 lần nhắc lại rồi tính kết quả trung bình (không lấy số thập phân). Đo vào giai đoạn sinh trưởng 9, đánh giá theo thang điểm:

+ Điểm 1: Bán lùn (90 cm)

+ Điểm 5: Trung bình (90-125 cm) + Điểm 9: Cao (>125 cm)

* Khả năng đẻ nhánh: Đếm toàn bộ số dảnh trên cây đã định sẵn, đánh

giá khả năng đẻ nhánh ở giai đoạn 5.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Điểm 3: Đẻ tốt (20-25 dảnh/cây)

+ Điểm 5: Đẻ trung bình (10-19 dảnh/cây) + Điểm 7: Đẻ kém (5-9 dảnh/cây)

+ Điểm 9: Đẻ rất kém (< 5 dảnh/cây) - Số dảnh cơ bản (dảnh/khóm)

- Số nhánh tối đa (nhánh/cây)

- Nhánh hữu hiệu (nhánh/cây): Đếm số 5 khóm có ít nhất 10 hạt chắc trên 1 cây.

Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu = Dảnh hữu hiệu Dảnh tối đa x 100

Sức đẻ nhánh hữu hiệu = Dảnh hữu hiệu Dảnh cơ bản

* Độ cứng cây: Quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch. Tiến hành

vào giai đoạn sinh trưởng 8-9. Thang điểm đánh giá (số cây đổ): + Điểm 1: Cứng (cây không bị đổ)

+ Điểm 5: Trung bình (hầu hêt các cây bị nghiêng) + Điểm 9: Yếu (hầu hết cây bị đổ rạp)

* Độ thoát cổ bông: Quan sát toàn bộ các cây trên ô. Đánh giá ở các

giai đoạn sinh trưởng 7-9 theo thang điểm: + Điểm 1: Thoát hoàn toàn

+ Điểm 5: Thoát vừa đúng cổ bông + Điểm 9: Thoát một phần

* Độ tàn lá: Quan sát sự chuyển màu của lá. Đánh giá ở giai đoạn sinh

trưởng 9 theo thang điểm:

+ Điểm 1: Muộn (lá giữ màu xanh tự nhiên) + Điểm 5: Trung bình (các lá trên biến vàng) + Điểm 9: Sớm (tất cả các lá biến vàng hoặc chết)

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Độ rụng hạt: Giữ chặt và vuốt tay dọc bông của 5 bông mẫu, tính tỷ

lệ (%) hạt rụng. Đánh giá ở giai đoạn sinh tưởng 9 theo thang điểm: + Điểm 1: Khó rụng(<10% số hạt rụng)

+ Điểm 5: Trung bình (10-50% số hạt rụng) + Điểm 9: Dễ rụng (>50% số hạt rụng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Chiều dài lá (cm): Đo chiều dài lá ngay dưới lá đòng, đo ở giai

đoạn lúa trỗ.

* Chiều rộng lá (cm): Đo chỗ rộng nhất của lá ngay dưới lá đòng, đo ở

giai đoạn lúa trỗ.

* Màu phiến lá: Đánh giá ở giai đoạn sinh trưởng 4-6 theo thang điểm:

+ Điểm 1: Xanh nhạt + Điểm 2: Xanh + Điểm 3: Xanh đậm + Điểm 4: Tím ở đỉnh lá + Điểm 5: Tím ở mép lá

+ Điểm 6: Có đốm tím (xen lẫn với màu xanh) + Điểm 7: Tím

* Hình dạng thìa lìa: Đánh giá ở giai đoạn sinh trưởng 3-4 theo thang điểm:

+ Điểm 1: Nhọn đến hơi nhọn + Điểm 2: Có hai lưỡi kìm + Điểm 3: Chóp cụt

* Màu thìa lìa: Đánh giá ở giai đoạn sinh trưởng 4-5 theo thang điểm:

+ Điểm 1: Xanh nhạt + Điểm 2: Xanh + Điểm 3: Tím

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Màu gốc bẹ lá: Đánh giá ở giai đoạn sinh trưởng 3-5 (giai đoạn dinh

dưỡng từ sớm đến muộn) theo thang điểm: + Điểm 1: Xanh

+ Điểm 2: Có sọc tím + Điểm 3: Tím nhạt + Điểm 4: Tím

* Màu cổ lá: Đánh giá ở giai đoạn sinh trưởng 4-5 theo thang điểm:

+ Điểm 1: Xanh nhạt + Điểm 2: Xanh + Điểm 3: Tím

* Góc lá đòng: Đo góc giữa trục bông chính với góc lá đòng, phân loại

theo thang điểm:

+ Điểm 1: Đứng + Điểm 3: Trung bình + Điểm 5: Ngang

+ Điểm 7: Gập xuống (theo dõi ở giai đoạn vươn lóng đến làm đòng)

* Đường kính lóng gốc: Ghi số đo thực đường kính ngoài phần gốc của

thân chính. Kích thước mẫu = 3. Đo ở giai đoạn sinh trưởng 7-9.

* Chiều dài bông: Đo thực tế chiều dài từ cổ đến đỉnh bông ở giai đoạn

sinh trưởng 6.

* Chiều dài hạt: Theo dõi chiều dài trung bình bằng mm từ gốc vỏ mày

lên tới mỏ hạt (đỉnh vỏ trấu). Với giống có râu, chiều dài hạt được đo tới điểm tương đương với đỉnh hạt. Kích thước mẫu = 10. Đo ở giai đoạn sinh trưởng 9.

* Chiều rộng hạt: Theo dõi ghi chép số đo thực tế bằng mm ngang chỗ rộng

nhất giữa hai nửa vỏ trấu. Kích thước mẫu = 10. Đo ở giai đoạn sinh trưởng 9.

* Màu vỏ trấu: Là màu của hạt thóc khô, ghi theo màu quan sát được. * Râu đầu hạt: đánh giá theo tình trạng: Có râu và không râu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Màu mỏ hạt: Đánh giá ở giai đoạn sinh trưởng 7-9, ghi theo màu

quan sát được.

2.6.3. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại * Sâu hại: * Sâu hại:

- Rầy nâu: Quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết ở giai đoạn sinh

trưởng 3-9, đánh giá theo thang điểm: + Điểm 0: Không bị hại

+ Điểm 1: Hơi biến vàng trên một số cây

+ Điểm 3: Lá biến vàng ở những bộ phận chưa bị “cháy rầy”

+ Điểm 5: Lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, cây còn lại lùn nặng

+ Điểm 7: Hơn nửa số cây bị héo hoặc cháy rầy, cây còn lại lùn nặng. + Điểm 9: Tất cả các cây bị chết

- Sâu cuốn lá: Quan sát lá, cây bị hại. Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần

xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống ở thời kỳ sinh trưởng 3-9 theo thang điểm dưới đây:

+ Điểm 0: Không bị hại + Điểm 1: 1-10% cây bị hại + Điểm 3: 11-20% cây bị hại + Điểm 5: 21-35% cây bị hại + Điểm 7: 36-51% cây bị hại + Điểm 9: >51% cây bị hại

- Sâu đục thân: Quan sát số dảnh chết hoặc bông bạc. Theo dõi ở giai

đoạn sinh trưởng 3-5 và 8-9. Đánh giá theo thang điểm: + Điểm 0: Không bị hại

+ Điểm 1: 1-10% số dảnh chết hoặc bông bạc + Điểm 3: 11-20% số dảnh chết hoặc bông bạc

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Điểm 5: 21-30% số dảnh chết hoặc bông bạc

+ Điểm 7: 31-50% số dảnh chết hoặc bông bạc + Điểm 9: >51% số dảnh chết hoặc bông bạc * Bệnh hại:

- Bệnh khô vằn: Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ

lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây). Theo dõi ở giai đoạn sinh trưởng 7- 8, đánh giá theo thang điểm:

+ Điểm 0: Không có triệu chứng

+ Điểm 1: Vết bệnh ở vị trí thấp hơn 20% chiều cao cây + Điểm 3: Vết bệnh ở vị trí 20-30% chiều cao cây + Điểm 5: Vết bệnh ở vị trí 31-45% chiều cao cây + Điểm 7: Vết bệnh ở vị trí 46-65% chiều cao cây + Điểm 9: Vết bệnh ở vị trí trên 65% chiều cao cây

- Bệnh đạo ôn:

Đạo ôn lá: Quan sát vết bệnh gây hại trên lá, tiến hành ở giai đoạn sinh trưởng 2-3, đánh giá theo thang điểm:

+ Điểm 0: Không thấy có vết bệnh

+ Điểm 1: Các vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa, chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.

+ Điểm 2: Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2mm, có viền màu nâu rõ rệt, hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh

+ Điểm 3: Hình dạng vết bệnh như ở điểm 2 nhưng vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá trên

+ Điểm 4: Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3mm hoặc hơn, diện tích vết bệnh trên lá dưới 4% diện tích lá

+ Điểm 5: Vết bệnh điển hình chiếm 4-10% diện tích lá + Điểm 6: Vết bệnh điển hình chiếm 11-25% diện tích lá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Điểm 7: Vết bệnh điển hình chiếm 26-50% diện tích lá + Điểm 8: Vết bệnh điển hình chiếm 51-75% diện tích lá + Điểm 9: Hơn 75% diện tích lá bị bệnh

Đạo ôn cổ bông: Quan sát vết bệnh gây hại xung quanh cổ bông, tiến hành ở giai đoạn sinh trưởng 8, đánh giá theo thang điểm:

+ Điểm 0: Không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông

+ Điểm 1: Vết bệnh có trên một vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2 + Điểm 3: Vết bệnh có trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông

+ Điểm 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dưới trục bông

+ Điểm 7: Vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc ở phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc

+ Điểm 9: Vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.

2.6.4. Chỉ tiêu về chất lượng hạt gạo

* Phương pháp đo đếm và quan sát:

- Dạng hạt: Đo chiều dài và chiều rộng. Sau đó tính tỷ lệ chiều dài/chiều rộng theo phương pháp của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và đánh giá theo thang điểm:

+ Điểm 1: Dạng hình thon dài, tỷ số dài/rộng > 3

+ Điểm 2: Dạng hình trung bình, tỷ số dài/rộng từ 2,1 - 3 + Điểm 5: Dạng hình bầu, tỷ số dài/rộng từ 1,1 - 2

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đánh giá độ trong hạt gạo: Bẻ đôi hạt và tính độ bạc bụng theo phần trắng trong thiết diện của lát cắt hạt gạo (bẻ 10 hạt ngẫu nhiên), theo độ bạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp lúa lai và một số biện pháp kỹ thuật tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 27 - 75)