Các đặc tính nông học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp lúa lai và một số biện pháp kỹ thuật tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 32 - 36)

* Chiều cao cây (cm): Chiều cao cây được đo từ mặt đất đến đỉnh bông

cao nhất (không kể râu hạt) của 10 khóm điều tra lấy mẫu/giống ở 3 lần nhắc lại rồi tính kết quả trung bình (không lấy số thập phân). Đo vào giai đoạn sinh trưởng 9, đánh giá theo thang điểm:

+ Điểm 1: Bán lùn (90 cm)

+ Điểm 5: Trung bình (90-125 cm) + Điểm 9: Cao (>125 cm)

* Khả năng đẻ nhánh: Đếm toàn bộ số dảnh trên cây đã định sẵn, đánh

giá khả năng đẻ nhánh ở giai đoạn 5.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Điểm 3: Đẻ tốt (20-25 dảnh/cây)

+ Điểm 5: Đẻ trung bình (10-19 dảnh/cây) + Điểm 7: Đẻ kém (5-9 dảnh/cây)

+ Điểm 9: Đẻ rất kém (< 5 dảnh/cây) - Số dảnh cơ bản (dảnh/khóm)

- Số nhánh tối đa (nhánh/cây)

- Nhánh hữu hiệu (nhánh/cây): Đếm số 5 khóm có ít nhất 10 hạt chắc trên 1 cây.

Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu = Dảnh hữu hiệu Dảnh tối đa x 100

Sức đẻ nhánh hữu hiệu = Dảnh hữu hiệu Dảnh cơ bản

* Độ cứng cây: Quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch. Tiến hành

vào giai đoạn sinh trưởng 8-9. Thang điểm đánh giá (số cây đổ): + Điểm 1: Cứng (cây không bị đổ)

+ Điểm 5: Trung bình (hầu hêt các cây bị nghiêng) + Điểm 9: Yếu (hầu hết cây bị đổ rạp)

* Độ thoát cổ bông: Quan sát toàn bộ các cây trên ô. Đánh giá ở các

giai đoạn sinh trưởng 7-9 theo thang điểm: + Điểm 1: Thoát hoàn toàn

+ Điểm 5: Thoát vừa đúng cổ bông + Điểm 9: Thoát một phần

* Độ tàn lá: Quan sát sự chuyển màu của lá. Đánh giá ở giai đoạn sinh

trưởng 9 theo thang điểm:

+ Điểm 1: Muộn (lá giữ màu xanh tự nhiên) + Điểm 5: Trung bình (các lá trên biến vàng) + Điểm 9: Sớm (tất cả các lá biến vàng hoặc chết)

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Độ rụng hạt: Giữ chặt và vuốt tay dọc bông của 5 bông mẫu, tính tỷ

lệ (%) hạt rụng. Đánh giá ở giai đoạn sinh tưởng 9 theo thang điểm: + Điểm 1: Khó rụng(<10% số hạt rụng)

+ Điểm 5: Trung bình (10-50% số hạt rụng) + Điểm 9: Dễ rụng (>50% số hạt rụng)

* Chiều dài lá (cm): Đo chiều dài lá ngay dưới lá đòng, đo ở giai

đoạn lúa trỗ.

* Chiều rộng lá (cm): Đo chỗ rộng nhất của lá ngay dưới lá đòng, đo ở

giai đoạn lúa trỗ.

* Màu phiến lá: Đánh giá ở giai đoạn sinh trưởng 4-6 theo thang điểm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Điểm 1: Xanh nhạt + Điểm 2: Xanh + Điểm 3: Xanh đậm + Điểm 4: Tím ở đỉnh lá + Điểm 5: Tím ở mép lá

+ Điểm 6: Có đốm tím (xen lẫn với màu xanh) + Điểm 7: Tím

* Hình dạng thìa lìa: Đánh giá ở giai đoạn sinh trưởng 3-4 theo thang điểm:

+ Điểm 1: Nhọn đến hơi nhọn + Điểm 2: Có hai lưỡi kìm + Điểm 3: Chóp cụt

* Màu thìa lìa: Đánh giá ở giai đoạn sinh trưởng 4-5 theo thang điểm:

+ Điểm 1: Xanh nhạt + Điểm 2: Xanh + Điểm 3: Tím

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Màu gốc bẹ lá: Đánh giá ở giai đoạn sinh trưởng 3-5 (giai đoạn dinh

dưỡng từ sớm đến muộn) theo thang điểm: + Điểm 1: Xanh

+ Điểm 2: Có sọc tím + Điểm 3: Tím nhạt + Điểm 4: Tím

* Màu cổ lá: Đánh giá ở giai đoạn sinh trưởng 4-5 theo thang điểm:

+ Điểm 1: Xanh nhạt + Điểm 2: Xanh + Điểm 3: Tím

* Góc lá đòng: Đo góc giữa trục bông chính với góc lá đòng, phân loại

theo thang điểm:

+ Điểm 1: Đứng + Điểm 3: Trung bình + Điểm 5: Ngang

+ Điểm 7: Gập xuống (theo dõi ở giai đoạn vươn lóng đến làm đòng)

* Đường kính lóng gốc: Ghi số đo thực đường kính ngoài phần gốc của

thân chính. Kích thước mẫu = 3. Đo ở giai đoạn sinh trưởng 7-9.

* Chiều dài bông: Đo thực tế chiều dài từ cổ đến đỉnh bông ở giai đoạn

sinh trưởng 6.

* Chiều dài hạt: Theo dõi chiều dài trung bình bằng mm từ gốc vỏ mày

lên tới mỏ hạt (đỉnh vỏ trấu). Với giống có râu, chiều dài hạt được đo tới điểm tương đương với đỉnh hạt. Kích thước mẫu = 10. Đo ở giai đoạn sinh trưởng 9.

* Chiều rộng hạt: Theo dõi ghi chép số đo thực tế bằng mm ngang chỗ rộng

nhất giữa hai nửa vỏ trấu. Kích thước mẫu = 10. Đo ở giai đoạn sinh trưởng 9.

* Màu vỏ trấu: Là màu của hạt thóc khô, ghi theo màu quan sát được. * Râu đầu hạt: đánh giá theo tình trạng: Có râu và không râu.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Màu mỏ hạt: Đánh giá ở giai đoạn sinh trưởng 7-9, ghi theo màu

quan sát được.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp lúa lai và một số biện pháp kỹ thuật tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 32 - 36)