Để có năng suất cao cần tác động các biện pháp như: Chọn giống có đặc tính đẻ nhánh nhiều, có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, có tỷ lệ hạt chắc cao và có khối lượng 1000 hạt cao. Có các biện pháp kỹ thuật tác động tích cực đến các chỉ tiêu trên như mật độ cấy hợp lý, tuổi mạ cấy, lượng phân bón, cách bón phân, chế độ tưới nước, phòng trừ sâu bệnh kịp thời...
Như vậy, muốn nâng cao năng suất của lúa chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố cấu thành năng suất và có biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý nhằm nâng cao năng suất.
Số bông: Trong các yếu tố cấu thành năng suất thì yếu tố số bông trên đơn vị diện tích có tính chất quyết định bởi vì theo công thức tính năng suất lý thuyết trên thì đây là yếu tố tác động nhiều nhất đến năng suất của lúa. Muốn có số bông nhiều trước tiên phải có số nhánh tối đa lớn, tỷ lệ nhánh hữu hiệu phải cao, các yếu tố này phụ thuộc vào 2 yếu tố đó là đặc tính đẻ nhánh của từng giống lúa và các biện pháp kỹ thuật như mật độ cấy, lượng phân bón thúc vào thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu.
+ Số hạt/bông: Để có số hạt trên bông cao cần chú ý đến giai đoạn sinh trưởng 5 (làm đòng) của cây lúa. Đây là thời kỳ bông nguyên thuỷ phân hoá, lớn lên để hình thành bông lúa với các gié và hoa hoàn chỉnh. Giai đoạn sinh trưởng này cần bổ sung lượng phân bón vô cơ (đạm urê, kali) cần thiết để quá trình phân hoá được thuận lợi quyết định số hạt trên bông nhiều.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Tỷ lệ hạt chắc: tỷ lệ hạt chắc là yếu tố quan trọng đến năng suất của lúa chỉ đứng sau yếu tố số bông. Trong thực tiễn sản xuất tỷ lệ hạt lép thay đổi trong phạm vi rất rộng, có thể từ 5 - 10%, có khi lên tới 15 - 30%, thậm chí có khi cao hơn 30% hoặc cao hơn nữa. Tỷ lệ hạt lép cao hay thấp thường phụ thuộc vào thời kỳ trỗ và sau trỗ bông. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ hạt lép nhiều hay ít đó là: đặc tính của giống, yếu tố ngoại cảnh tác động vào quá trình thụ phấn thụ tinh như nhiệt độ quá thấp (dưới 200c) hay quá cao, ẩm độ không khí thấp (gió lào), gặp mưa bão hoặc sâu, bệnh hại... đều ảnh hưởng tới tỷ lệ hạt chắc.
Để khắc phục các nguyên nhân trên công tác chọn giống cần chú ý chọn những giống có đặc tính tỷ lệ hạt chắc cao đưa vào sản xuất, bố trí cơ cấu thời vụ hợp lý để né tránh những bất lợi về thời tiết, phòng trừ sâu, bệnh kịp thời nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ hạt lép.
+ Khối lượng 1000 hạt là yếu tố tác động đến năng suất tuy không nhiều song đây cũng là một yếu tố cấu thành năng suất. So với 2 yếu tố trên thì khối lượng 1000 hạt ít biến động và nó phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của từng giống lúa.
Bảng 3.8. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất vụ mùa năm 2012 CT Chỉ tiêu Tên giống Số bông/m2 (bông) Số hạt chắc/bông (hạt) Tỷ lệ % hạt lép Phạt1000 (tạ/ha)NSLT 1 CT16 214,67 133,79 14,8 27,3 77,55 2 II32A/R7 194,67 130,76 13,3 25,4 63,64 3 Th17 212,00 133,75 14,6 27,6 76,55 4 Th18 184,00 129,24 14,92 25,1 59,45 5 11A 193,33 129,21 14,03 25,5 62,44 6 HYT116 197,33 128,48 16,26 25,2 63,37 7 Nhị ưu 838(đ/c) 206,67 122,6 18,74 24,4 60,81 CV % 16,9 3,0 7,20 2,3 17,8 LSD.05 60,07 6,9 1,95 1,0 20,98
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Qua bảng 3.8 cho thấy số bông/m2
dao động từ 184,00 đến 214,67 bông, giống có số bông nhiều nhất là giống CT16, có số bông thấp nhất là Th18. Kết quả xử lý thống kê cho kết quả các giống Th18, 11A, HYT116 có số bông/m2
thấp hơn so với đối chứng, còn lại các CT đều có số bông tương đương hoặc cao hơn đối chứng ở độ tin cậy 95%.
Số hạt chắc trên bông dao động từ 122,60 đến 133,79 hạt/bông. Các giống thí nghiệm có số hạt trên bông thấp nhất là giống Nhị ưu 838 (ĐC), cao nhất là giống CT16. Kết quả xử lý thống kê cho thấy tất cả các giống đều có số hạt chắc trên bông cao hơn so với giống đối chứng ở độ tin cậy 95%.
Năng suất lý thuyết của các giống dao động từ 59,45 đến 77,55 tạ/ha, thấp nhất là giống Th18 và cao nhất là giống CT16. Kết quả sử lý thống kê cho thấy các giống thí nghiệm có năng suất tương đương với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Bảng 3.9. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất năm vụ xuân năm 2013 CT Chỉ tiêu Tên giống Số bông/m2 (bông) Số hạt chắc/bông (hạt) Tỷ lệ % hạt lép P1000 hạt NSLT (tạ/ha) 1 CT16 210,67 139,15 10,1 27,6 79,14 2 II32A/R7 200,00 130,81 11,3 25,4 65,41 3 Th17 208,00 139,54 10,5 27,5 78,36 4 Th18 189,33 129,36 12,0 25,3 61,21 5 11A 228,00 127,72 11,3 24,5 69,88 6 HYT116 200,00 140,79 11,4 27,2 76,02 7 Nhị ưu 838(đ/c) 221,33 122,19 13,1 25,4 67,61 CV % 15,0 6,9 4,7 3,4 24,96 LSD.05 55,43 16,29 0,96 0,16 19,7
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Kết quả bảng số liệu trên cho thấy:
Số bông/m2 giao động từ 189,33 – 228,00 bông/m2 .Cao nhất là công thức 11A, thấp nhất là TH18. Nhưng đến số hạt chắc/ bông thì công thức đối chứng lại thấp nhấ đạt 122,19 hạt/bông, cao nhất là công thức HYT116, tương đương nhau là các công thức CT16 và Th17 lần lượt là 139,15 và 139,66 hạt. Tất cả các công thức tham gia thí nghiệm đều có số hạt chắc/bông cao hơn so với đối chứng ở mức chắc chắn 95%.
Khối lượng nghìn hạt là đặc trưng của từng giống lúa, các yếu tố về môi trường ít tác động đến, tuy nhiên nếu bị sâu, bệnh nhất là sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn, bạc lá cũng làm cho khối lượng 1000 hạt giảm. Kết quả theo dõi cho thấy trong cùng một giống lúa thì ở vụ xuân và vụ mùa cũng có sự sai khác. Vụ mùa 2012, tất cả các giống lúa tham gia thí nghiệm đều cao hơn so với giống đối chứng. Nhưng đến vụ xuân 2013, giống 11A có khối lượng 1000 hạt thấp hơn so với đối chứng, giống II32A/R7, TH18 có khối lượng 1000 hạt tương đương với đối chứng, các giống thí nghiệm còn lại khối lượng 1000 hạt cao hơn đối chứng ở độ tin cậy 95%.
Năng suất lý thuyết của các giống lúa tham gia thí nghiệm ở vụ xuân 2013 cao hơn so với vụ mùa 2012 do thời gian sinh trưởng của vụ xuân kéo dài hơn so với vụ mùa, dao động từ 61,21 đến 79,14 tạ/ha, thấp nhất là giống Th18 và cao nhất là giống CT16 với 79,14 tạ/ha và giống Th17 với 78,36 tạ/ha. Kết quả sử lý thống kê cho thấy các giống thí nghiệm có năng suất tương đương với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.10. Năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm
CT Chỉ tiêu Tên giống NSTT (tạ/ha) So với đối chứng (%) Vụ mùa năm 2012 1 CT16 65,02 119 2 II32A/R7 56,18 103 3 Th17 67,67 124 4 Th18 54,36 99,7 5 11A 55,95 103 6 HYT116 55,50 100 7 Nhị ưu 838(đ/c) 54,50 CV % 3,90 LSD.05 4,05 Vụ xuân năm 2013 1 CT16 72,88 128 2 II32A/R7 62,57 110 3 Th17 71,48 126 4 Th18 67,74 119 5 11A 58,37 103 6 HYT116 60,31 106 7 Nhị ưu 838(đ/c) 56,74 - CV % 4,90 LSD.05 5,55
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Như vậy, nếu chỉ xét yếu tố năng suất thì tất cả các giống lúa qua 2 vụ thí nghiệm đều cho năng suất cao, có thể khuyến cáo với bà con nông dân mở rộng diện tích gieo cấy các giống lúa trên. Vụ xuân 2013 có năng suất cao hơn vụ mùa 2012 do thời gian sinh trưởng kéo dài, 2 giống CT16 và TH17 qua cả 2 vụ đều thể hiện ưu điểm vượt trội và cho NSTT cao nhất.
Chất lượng gạo là một chỉ tiêu quan trọng quyết định đến giá thành của nông sản trên thị trường, giống có chất lượng gạo ngon sẽ bán giá cao hơn giống có chất lượng gạo bình thường. Ngày nay, khi đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người cũng cao hơn. Đó là nhu cầu được ăn ngon chứ không dừng lại ở ăn no như trước vì vậy chỉ tiêu chất lượng gạo là rất quan trọng và luôn luôn cần thiết trong công tác chọn tạo giống.
Về chất lượng gạo của các giống tham gia thí nghiệm, kết quả được trình bày ở bảng 3.16.