Khả năng đẻ nhánh là đặc tính của giống và nó còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật canh tác, điều kiện ngoại cảnh. Cấy ngửa tay, cấy nông sẽ tạo điều kiện cho lúa bén rễ, hồi xanh nhanh, đẻ nhánh sớm, tập trung. Cấy sâu sẽ làm cho lúa đẻ nhánh ở mắt trên, dảnh nhỏ, bông bé dẫn đến năng suất thấp. Sau khi lúa hồi xanh nếu giữ mực nước ở 2 - 3 cm sẽ kích thích khả năng đẻ nhánh, mặt khác nước quá nhiều hoặc quá khô sẽ kìm hãm khả năng đẻ nhánh.
Vụ mùa 2012 là vụ có điều kiện thời tiết thuận lợi, từ lúc gieo mạ nhiệt độ cao thuận lợi cho sinh trưởng phát triển. Sau cấy lúa bén rễ hồi xanh nhanh, đẻ nhánh sớm, dảnh to đều. Khi lúa đạt đủ số dảnh có thể cho năng suất tối đa thì rút cạn nước phơi ruộng, biện pháp này giúp hạn chế đẻ nhánh vô hiệu. Do vậy, thời gian đẻ nhánh của các giống khá tập trung và đây cũng là vụ mùa cho năng suất cao.
Ở vụ xuân, nhất là trà lúa xuân muộn, sau cấy nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh và bắt đầu đẻ nhánh sớm, gặp những năm thời tiết bất thuận giai đoạn đầu sau cấy thời tiết rét đậm kéo dài làm cho lúa lâu bén rễ hồi xanh thậm chí lúa mới cấy có thể bị chết rét do nền nhiệt độ thấp, nhất là khi gặp sương muối. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm thực tiễn trong chỉ đạo sản xuất năm nào thời tiết sau cấy gặp nhiều đợt rét đậm cây lúa chậm sinh trưởng phát triển nhưng đến giai đoạn cuối vụ gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì vụ đó cho năng suất cao. Vụ xuân năm 2013 là vụ có nền nhiệt ban đầu thấp, rét đậm rét hại kéo dài, tuy vậy cuối vụ gặp thời tiết thuận lợi nên lúa cho năng suất cao.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.4. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm
Giống lúa (dảnh/khóm)Dảnh tối đa
Dảnh hữu hiệu (dảnh/ khóm) Tỷ lệ dảnh hữu hiệu (%) Sức đẻ nhánh hữu hiệu Đánh giá khả năng đẻ nhánh (điểm) CT16 10,60 5,37 50,66 5,37 7 II32A/R7 9,37 4,87 51,97 4,87 7 Th17 10,70 5,30 49,53 5,30 7 Th18 8,97 4,60 51,28 4,60 7 11A 9,03 4,83 53,49 4,83 7 HYT116 9,40 4,93 52,44 4,93 7 Nhị ưu 838(đ/c) 9,30 5,17 55,59 5,17 7 CV (%) 5,5 16,9 LSD05 0,94 1,5 Vụ xuân năm 2013 CT16 10,93 5,27 48,22 5,27 7 II32A/R7 9,10 5,00 54,95 5,00 7 Th17 9,76 5,63 57,68 5,63 7 Th18 9,00 4,73 52,56 4,73 7 11A 8,77 5,70 64,99 5,70 7 HYT116 9,27 5,00 53,94 5,00 7 Nhị ưu 838(đ/c) 9,37 5,33 56,88 5,33 7 CV (%) 3,7 13,4 LSD.05 0,629 1,25
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Qua bảng 3.4 cho thấy: Các giống lúa đều có số dảnh cơ bản như nhau là 1 dảnh/khóm, với cùng điều kiện chăm sóc như nhau, điều kiện đất đai, khí hậu như nhau… nhưng các giống khác nhau nên có số nhánh tối đa và số nhánh hữu hiệu khác nhau.
Số dảnh tối đa: Các công thức thí nghiệm có số dảnh tối đa trong vụ mùa dao động từ 8,97 - 10,70 nhánh/khóm. Giống TH17 có số dảnh tối đa/khóm đạt cao nhất, thấp nhất là giống Th18. Chỉ riêng giống TH18 và 11A thấp hơn đối chứng còn lại đều cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Trong vụ xuân giao động từ 8,77 - 10,93 cao nhất là CT16, thấp nhất 11A với 8,77 nhánh/khóm. Nhìn chung trong cả vụ xuân và mùa các giống lúa đều có khả năng đẻ nhánh tương đương nhau. Kết quả xư lý thống kê cho thấy trong vụ xuân và vụ mùa các giống CT16, Th17 có khả năng đẻ nhánh cao hơn giống đối chứng, các giống còn lại tương đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Sức đẻ nhánh hữu hiệu có ý nghĩa rất lớn đối với năng suất lúa, tăng được chỉ tiêu này có ý nghĩa kinh tế là gieo ít dảnh cơ bản, tiết kiệm được chi phí về giống lúa. Sức đẻ nhánh hữu hiệu của các giống lúa thí nghiệm đạt từ 4,60- 5,37 vụ mùa và 4,73 – 5,70 vụ xuân. Trong đó sức đẻ nhánh hữu hiệu cao nhất là giống CT16, 11A và thấp nhất là giống Th18. Đánh giá khả năng đẻ nhánh các giống lúa đều đẻ có khả năng đẻ nhánh ở điểm 7.
Để đánh giá khả năng đẻ nhánh của các giống lúa ta dựa vào sức đẻ nhánh chung, sức đẻ nhánh hữu hiệu và tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu. Tỷ lệ đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 49,53 – 55,59 % trong vụ mùa 2012; trong vụ xuân từ 48,22 – 64,99. Cả hai vụ tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu là tương đương nhau.