Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp lúa lai và một số biện pháp kỹ thuật tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 46 - 50)

Để đánh giá thời gian sinh trưởng của từng giống lúa chúng tôi đã theo dõi các chỉ tiêu từ gieo đến cấy, đẻ nhánh, kết thúc đẻ nhánh, làm đòng, trỗ bông và chín.

Dựa vào thời gian sinh trưởng, cây lúa được phân thành các nhóm giống như sau:

Đối với vụ mùa:

- Nhóm cực ngắn ngày: Có thời gian sinh trưởng <100 ngày (mùa cực sớm). - Nhóm ngắn ngày: Có thời gian sinh trưởng 100 - 115 ngày (mùa sớm). - Nhóm trung ngày: Có thời gian sinh trưởng 116 - 130 ngày (mùa trung). - Nhóm dài ngày: Có thời gian sinh trưởng >130 ngày (mùa muộn).

Đối với vụ xuân:

- Nhóm cực ngắn ngày: Có thời gian sinh trưởng <115 ngày (xuân cực muộn).

- Nhóm ngắn ngày: Có thời gian sinh trưởng 115 - 135 ngày (xuân muộn). - Nhóm trung ngày: Có thời gian sinh trưởng 136 - 160 ngày (xuân chính vụ).

- Nhóm dài ngày: Có thời gian sinh trưởng >160 ngày (xuân sớm). Như vậy, thời gian sinh trưởng của cây lúa phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và yếu tố thời vụ. Nắm được quy luật sinh trưởng đó sẽ giúp ta chủ động bố trí thời vụ thích hợp, áp dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý nhằm tăng hệ số sử dụng đất và phát huy hết tiềm năng năng suất của giống. Trong đời sống cây lúa, có thể chia ra hai thời kì sinh trưởng chủ yếu là thời kì sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực.

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu và tổng thời gian sinh trưởng của từng giống lúa thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.3.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3. Thời gian sinh trƣởng của các giống lúa thí nghiệm

STT

Chỉ tiêu

Tên giống

Thời gian gieo đến…..(ngày)

Nhóm sinh trƣởng Cấy Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ Chín Vụ mùa năm 2012 1 CT16 15 22 49 79 112 Ngắn ngày 2 II32A/R7 15 22 50 81 114 Ngắn ngày 3 Th17 15 22 53 81 115 Ngắn ngày 4 Th18 15 23 53 82 114 Ngắn ngày 5 11A 15 22 54 81 114 Ngắn ngày 6 HYT116 15 22 53 80 114 Ngắn ngày

7 Nhị ưu 838(đ/c) 15 22 53 86 116 Trung ngày Vụ xuân năm 2013

1 CT16 20 36 73 100 130 Ngắn ngày

2 II32A/R7 20 37 74 105 135 Ngắn ngày

3 Th17 20 36 73 104 135 Ngắn ngày

4 Th18 20 37 76 107 136 Trung ngày

5 11A 20 36 74 107 136 Trung ngày

6 HYT116 20 36 73 103 134 Ngắn ngày

7 Nhị ưu 838(đ/c) 20 36 73 104 134 Ngắn ngày Qua kết quả bảng 3.3 cho thấy các giống lúa thí nghiệm vụ mùa có thời gian sinh trưởng ngắn hơn vụ xuân. Đối với vụ mùa trừ giống đối chứng Nhị

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ưu 838 là giống trung ngày các giống còn lại đều thuộc nhóm giống ngắn ngày. Vụ xuân, chỉ riêng công thức 4 và công thức 5 thuộc nhóm trung ngày còn lại thuộc nhóm giống ngắn ngày.

Đối với thời gian đẻ nhánh mùa 2012 các giống đẻ nhánh sớm và khá tập trung (từ 22 - 23 ngày) 7 đến 8 ngày sau cấy, thời gian đẻ nhánh dài nhất là giống Th17 (23 ngày). Vụ xuân 2013 hầu hết các giống đều có thời gian đẻ nhánh muộn hơn (36 -37 ngày), 16 đến 17 ngày sau cấy.

Thời gian bắt đầu làm đòng của các giống lúa ở 2 vụ có sự khác nhau. Vụ mùa các giống lúa bắt đầu phân hóa đòng từ 49 dến 54 ngày. Giống CT 16 ngắn nhất 49 ngày và giống 11A dài nhất 54 ngày. Vụ xuân giao động từ 73 đến 76 ngày trong đó giống dài nhất là Th18 sau 76 ngày.

Thời gian trỗ trong vụ mùa giao động trong khoảng 79 đến 86 ngày, giống dài nhất là giống đối chứng, giống này thuộc nhóm trung ngày. Vụ xuân các giống có thời gian từ gieo đến trỗ giao động trong khoảng 100 đến 107 ngày, giống CT16 100 ngày, giống Th18, 11A có thời gian bắt đầu trỗ 107 ngày.

Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ mùa năm 2012

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian sinh trưởng trong vụ mùa từ 112 đến 116 ngày, trù giống đối chứng thuộc nhóm trung ngày các giống còn lại đều thuộc nhóm ngắn ngày. Trong vụ xuân các giống có thời gian sinh trưởng từ 130 đến 134 ngày và đều thuộc nhóm giống trung ngày.

Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm vụ xuân năm 2013

Việc theo dõi thời gian các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa là rất cần thiết, nó là tiền đề để chăm bón và bố trí cơ cấu thời vụ hợp lý.

Tùy thuộc vào mùa vụ, điều kiện canh tác mà TGST của từng giống lúa có thay đổi khác nhau. Hiện nay các nhà chọn giống thường chọn theo hướng thời gian trỗ ngắn, tập trung tạo điều kiện cho lúa chín tập trung, thuận tiện cho thu hoạch, tránh bị chim, chuột phá hại.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp lúa lai và một số biện pháp kỹ thuật tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang (Trang 46 - 50)