1.2 Khái quát về hoạt động thu thập chứng cứ trong Tố tụng hình sự
1.2.4 Các chủ thể có quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ
Nghĩa vụ thu thập chứng cứ chính là nghĩa vụ chứng minh trong TTHS. Nghĩa vụ chứng minh là trách nhiệm phải làm sáng tỏ những tình tiết thuộc về đối tượng chứng minh của một vụ án hình sự [24-tr.217]. Đề cập đến nghĩa vụ chứng minh là đề cập đến trách nhiệm thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong các giai đoạn TTHS.
Theo quy định tại Điều 10 BLTTHS thì “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan THTT. Bị can, bị cáo có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội”. Quy định này phù hợp với tinh thần của ngun tắc suy đốn vơ tội quy định tại Điều 9 BLTTHS “Khơng ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”. Việc quy định nghĩa vụ chứng minh cho các cơ quan THTT là phù hợp, cơ sở của việc khẳng định này xuất phát từ mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân trong TTHS và trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo trật tự xã hội, khẳng định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội đồng nghĩa nhấn mạnh một trong hai nhiệm vụ của TTHS không chỉ là không bỏ lọt tội phạm mà cịn phải khơng làm oan người vơ tội. Bởi Luật hình sự (luật nội dung) điều chỉnh những quan hệ xã hội cần thiết, nhằm đảm bảo cho các quan hệ xã hội đó được phát triển một cách tự nhiên và theo một trật tự nhất định. Một khi có sự xâm hại đến khách thể mà Luật hình sự bảo vệ khiến cho các quan hệ xã hội đó có sự lệch hướng khỏi quỹ đạo và chuẩn mực ban đầu. Vì vậy, để bảo vệ các mối quan hệ xã hội và lập lại trật tự, kỉ cương và chuẩn mực xã
hội thì Nhà nước nhận về phía mình trọng trách đấu tranh phịng chống tội phạm, và hệ quả là Nhà nước phải có trách nhiệm chứng minh những hành vi xâm hại đó có phải là tội phạm hay không, ai là người thực hiện hành vi phạm tội đó. CQĐT, VKS và Tịa án là những cơ quan được Nhà nước giao thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự, vì vậy các cơ quan này có nghĩa vụ chứng minh sự thật của vụ án xảy ra trên thực tế. Bên cạnh đó, khơng thể giao nghĩa vụ chứng minh cho bị can, bị cáo. Bởi lẽ, bị can, bị cáo là những người đã bị buộc tội đã bị rơi vào tình thế bất lợi, nếu khơng thể chứng minh được mình vô tội, họ sẽ bị coi là có tội và phải chịu hình phạt. Điều này mâu thuẫn với nguyên tắc suy đốn vơ tội đã nêu tại Điều 9 BLTTHS. Mặt khác, nếu quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên bị buộc tội thì cơ quan THTT sẽ ỷ lại, phó mặc cho bị can, bị cáo phải tự thu thập chứng cứ để chứng minh sự vơ tội của họ. Trong khi đó, bị can, bị cáo khó có thể có đủ trình độ và chun mơn để phát hiện, tìm kiếm chứng cứ.
Quy định của pháp luật TTHS nước ta về nghĩa vụ chứng minh một mặt khẳng định rõ chủ thể của nó là các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự; mặt khác vẫn bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Những người TGTT này có quyền đưa ra đồ vật, tài liệu và những yêu cầu để bác bỏ sự buộc tội đối với mình. Thơng qua việc thực hiện quyền bào chữa, họ vẫn có thể giữ một vai trò nhất định trong việc xác định chân lý của vụ án [24-tr.219] .
Các chủ thể có nghĩa vụ thu thập chứng cứ cũng chính là các chủ thể có quyền thu thập chứng cứ, hay nói cách khác, thu thập chứng cứ chính là quyền và nghĩa vụ mà Nhà nước chỉ giao cho cơ quan THTT và người THTT. Họ là những chủ thể có quyền năng đầy đủ nhất trong hoạt động thu thập chứng cứ nói riêng và hoạt động chứng minh nói chung.
Về mặt nguyên tắc, pháp luật TTHS chỉ quy định quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ cho cơ quan THTT và người THTT, nhưng có một số cơ quan tuy khơng phải là cơ quan THTT nhưng được Nhà nước giao quyền khởi tố và điều tra vụ án. Đó là các cơ quan có thẩm quyền điều tra khác như Bộ đội biên phòng, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
Nhưng quyền của những cơ quan này chỉ có giới hạn ở giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Bên cạnh những chủ thể có quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ thì pháp luật TTHS cũng quy định các chủ thể có quyền thu thập các tài liệu, đồ vật và các chủ thể có quyền cung cấp các đồ vật, tài liệu nhằm chứng minh sự thật vụ án hình sự. BLTTHS 2003 quy định người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự được quyền thu thập các đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án nhưng chúng không mặc nhiên được coi là chứng cứ mà chỉ có giá trị tham khảo để làm rõ thêm các sự kiện, tình tiết cần chứng minh. Chúng được coi là chứng cứ chỉ khi các cơ quan THTT hợp pháp hóa và đưa vào hồ sơ vụ án. Nên phân biệt quyền thu thập các tài liệu, đồ vật và quyền cung cấp các tài liệu, đồ vật. Giữa những người TGTT thì chỉ có một số chủ thể được quyền thu thập tài liệu, đồ vật, đó là người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi cho đương sự. Những người TGTT khác (người bị hại, người làm chứng, bị can, bị cáo,…) chỉ có quyền cung cấp các tài liệu, đồ vật nhằm hỗ trợ cho hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ có hiệu quả hơn, phục vụ cho quá trình chứng minh vụ án hình sự. Có thể nói, quyền thu thập tài liệu, đồ vật của người bào chữa và quyền cung cấp các tài liệu, đồ vật của các cá nhân, tổ chức còn phụ thuộc nhiều vào sự tiếp nhận của các cơ quan THTT.