Các giai đoạn thu thập chứng cứ

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 37 - 39)

1.2 Khái quát về hoạt động thu thập chứng cứ trong Tố tụng hình sự

1.2.6Các giai đoạn thu thập chứng cứ

Thu thập chứng cứ là khái niệm tổng hợp bao gồm các khâu: phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ. Đây là các khâu của một q trình thống nhất, có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, khâu này là tiền đề để thực hiện khâu kia, thiếu một trong các khâu này, việc thu thập chứng cứ khó được thực hiện hiệu quả. Thu thập chứng cứ là giai đoạn đầu tiên của quá trình điều tra, mà q trình điều tra chính thức bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố, vì vậy, thời điểm bắt đầu hoạt động thu thập chứng cứ là từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, thời điểm kết thúc hoạt động thu thập chứng cứ là sau khi kết thúc giai đoạn xét xử của Tòa án.

Phát hiện chứng cứ

Phát hiện chứng cứ là tìm những sự vật, hiện tượng, tài liệu chứa đựng những thơng tin có giá trị chứng minh những sự kiện, tình tiết của vụ án. Đây là khâu đầu tiên và cũng là khâu hết sức quan trọng đối với giai đoạn thu thập chứng cứ, mở ra khả năng giải quyết nhanh chóng vụ án vì chỉ khi phát hiện ra chứng cứ thì các cơ quan THTT mới có thể thu thập nó.

Để phát hiện nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ chứng cứ, không những Điều tra viên phải nắm vững quy định của Luật hình sự mà cịn phải am hiểu khoa học điều tra hình sự. Sự hiểu biết của Điều tra viên, Trinh sát viên về những quy luật hình thành, tồn tại và mất đi của thơng tin về vụ án là cơ sở cho phép họ xác định phạm vi đồ vật, dấu vết tồn tại ở những khu vực nào, vị trí nào trong hiện trường vụ án; giúp cho Điều tra viên, Trinh sát viên lựa chọn được những phương pháp, biện pháp, phương tiện phù hợp để thu giữ, bảo quản chứng cứ. Thực chất của hoạt động phát hiện chứng cứ là tìm nguồn lưu giữ thông tin về vụ án hình sự đã xảy ra. Nguồn phản ánh về vụ án hình sự đã xảy ra rất khác nhau nhưng nói chung có thể chia làm hai nhóm: một là, các vật phản ánh như vật chứng, dấu vết, tài liệu…; hai

trường diễn ra vụ án phức tạp tạo thành các dấu vết vật chất của tội phạm [10-

tr.168].

Ghi nhận, thu giữ chứng cứ

Ghi nhận, thu giữ chứng cứ là hoạt động được tiến hành sau khi đã phát hiện được chứng cứ và nguồn của chứng cứ để phục vụ cho việc chứng minh tội phạm hoặc giải quyết những vấn đề khác liên quan đến vụ án sau này. Ghi nhận, thu giữ chứng cứ “là những phương pháp, cách thức do các cơ quan THTT thực hiện nhằm làm cho các chứng cứ thu được có đầy đủ giá trị chứng minh và hiệu lực sử dụng”

[24-tr.224]. Ghi nhận chứng cứ là việc ghi lại, củng cố chứng cứ theo những thủ tục

và dưới những hình thức nhất định do pháp luật TTHS quy định như lập biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra, chụp ảnh, vẽ sơ đồ hiện trường.

Ghi nhận chứng cứ không những đem lại cho chứng cứ hiệu lực chứng minh mà cịn có mục đích miêu tả nội dung chứng cứ và những dấu hiệu của nó (đối với vật chứng) và ở một mức độ nhất định, có thể được coi là một trong những biện pháp bảo quản chứng cứ.

Bảo quản chứng cứ

Để phục vụ tốt cho hoạt động giải quyết vụ án hình sự, chứng cứ cần được bảo quản theo đúng quy định của Luật Tố tụng hình sự. Bảo quản chứng cứ “là hoạt động giữ cho chứng cứ được nguyên vẹn như khi đã thu thập, không làm mất mát, biến dạng hay sai lệch sự thật” . Việc bảo quản chứng cứ nhằm đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ và đối với từng loại chứng cứ khác nhau sẽ có cách bảo quản khác nhau. Bảo quản chứng cứ là giữ cho chứng cứ được nguyên vẹn như tình trạng khi bị thu giữ, không bị mất mát, biến dạng, bảo đảm có thể sử dụng được nó vào bất cứ thời điểm nào khi có u cầu. Khơng nên hiểu rằng việc bảo quản chứng cứ chỉ được tiến hành sau khi đã thu thập mà việc bảo quản chứng phải được quan tâm ngay khi thu thập chứng cứ. Trong bản thân các biện pháp thu thập chứng cứ đã hàm chứa các yếu tố bảo quản chứng cứ. Đồng thời, khi đã thu thập được chứng cứ

thì việc bảo quản được đặt ra là một tất yếu của quá trình chứng minh. Bảo quản chứng cứ ngồi mục đích bảo vệ giá trị chứng minh, còn nhằm bảo vệ giá trị vật chất và giá trị kinh tế, văn hóa của nó [16-tr.122].

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 37 - 39)