Các hoạt động thu thập chứng cứ

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 31 - 37)

1.2 Khái quát về hoạt động thu thập chứng cứ trong Tố tụng hình sự

1.2.5Các hoạt động thu thập chứng cứ

Mỗi chứng cứ đều được thu thập từ những nguồn nhất định. Vì vậy, có thể nói, thu thập chứng cứ thực chất là phát hiện các thông tin, dữ liệu, dấu vết liên quan đến đối tượng chứng minh, thu giữ, bảo quản các nguồn chứa đựng các thông tin, tư liệu đó nhằm lưu giữ và bảo vệ giá trị chứng minh của các chứng cứ thu thập được trong cả quá trình giải quyết vụ án.

Để đảm bảo tính chính xác, khách quan của chứng cứ, việc thu thập chứng cứ phải được thực hiện theo các trình tự, thủ tục mà BLTTHS quy định. Theo quy định của Điều 65 BLTTHS năm 2003 thì các biện pháp thu thập chứng cứ được quy định như sau: “Để thu thập chứng cứ, CQĐT, VKS, Tịa án có quyền triệu tập

những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án”.Vậy các hoạt

động này nhằm thu thập hai loại nguồn chứng cứ chính, đó là nguồn chứng cứ lời khai và nguồn chứng cứ vật chứng.

Hỏi cung bị can

Hỏi cung là hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can, đây là hoạt động tố tụng rất quan trọng, bởi vì chính bị can mới là người biết rõ mình thực hiện hành vi phạm tội như thế nào. Mục đích của hỏi cung bị can là thu thập đầy đủ, chính xác lời khai của họ và các tin tức, tài liệu khác. Sự tin cậy của lời khai thể hiện ở việc lời khai đó có phù hợp với những thông tin, sự kiện và vật chứng tồn tại trên thực tế hay khơng. Sau khi có quyết định khởi tố bị can, CQĐT phải triệu tập bị can để hỏi cung. Để hỏi cung đạt kết quả, điều tra viên phải làm tốt công việc chuẩn bị hỏi cung. Việc chuẩn bị hỏi cung đòi hỏi điều tra viên phải nghiên cứu kĩ hồ sơ để nắm vững nội dung vụ án, nhân thân bị can, qua đó lập kế hoạch hỏi cung. Trong kế hoạch hỏi cung phải dự kiến những vấn đề cần hỏi, dự kiến phương pháp và chiến thuật hỏi cung, dự kiến việc đưa ra chứng cứ và định thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi hỏi cung phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, toàn diện, đầy đủ, nghiêm cấm việc bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can

[23-tr.295].

Lấy lời khai của ngƣời làm chứng, ngƣời bị hại và những ngƣời TGTT có quyền và nghĩa vụ liên quan khác

Lấy lời khai của người làm chứng là hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ do người làm chứng đưa ra bằng việc đặt các câu hỏi để họ trả lời những câu hỏi đó [24-tr.404]. Đặc điểm chung của lời khai là thể hiện các thông tin về vụ án được lưu giữ trong ý thức của người TGTT. Vì vậy, các thơng tin được được thu thập

thông qua lời khai của người TGTT có giá trị quan trọng trong việc xác định sự thật vụ án hình sự. Trong những người TGTT, người làm chứng và người bị hại là những người nắm được diễn biến của vụ án hình sự, hồn cảnh phạm tội, nhân thân người phạm tội. Đây là nguồn chứng cứ quan trọng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án hình sự.

Khám xét

Khám xét là hoạt động điều tra nhằm tìm kiếm, thu thập dấu vết tội phạm, vật chứng hoặc những đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Vì hoạt động khám xét ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do cá nhân của chủ thể bị khám xét nên phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định và chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có cơng cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Vì vậy, để đảm bảo việc khám xét có căn cứ vững chắc, việc khám xét được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì phải kiểm tra kỹ lưỡng tất cả những thông tin trước khi ra lệnh khám xét [Tlđd-tr.412].

Khám nghiệm hiện trƣờng, khám nghiệm tử thi, xem xét các dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra, giám định

Khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra trực tiếp tại hiện trường

nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tinh tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Hoạt động khám nghiệm hiện trường đòi hỏi phải kịp thời, ngay sau khi có sự việc phạm tội tại nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm, nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Khám nghiệm hiện trường có thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án. Như vậy hoạt động này của cơ quan THTT là rất quan trọng, nhằm tìm chứng cứ ban đầu phục vụ cho việc khởi tố bị can, đánh dấu cho quá trình chứng minh tội phạm về sau [35-tr.29]. Trong trường hợp khơng thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.

Khám nghiệm tử thi là hoạt động điều tra nhằm mục đích xem xét các dấu

vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác trên tử thi có ý nghĩa dối với việc giải quyết vụ án.

Xem xét các dấu vết trên thân thể là hoạt động điều tra nhằm phát hiện trên

người bị xem xét thân thể dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án (vết đâm, chém, vết cào, xước).

Thực nghiệm điều tra là hoạt động điều tra dựng lại hiện trường, diễn lại một

hành vi, tình huống hoặc tình tiết khác của một sự việc nhất định nhằm kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.

Giám định là việc sử dụng kiến thức, phương pháp và phương tiện khoa học,

kỹ thuật, nghiệp vụ của các nhà chuyên môn để kết luận những vấn đề liên quan đến vụ án theo yêu cầu của cơ quan THTT. Dựa vào kết quả giám định, cơ quan có thẩm quyền xác lập, thu thập và củng cố các tài liệu, chứng cứ để phục vụ điều tra và giải quyết vụ án hình sự.

Các hoạt động khác (hoạt động đối chất, nhận dạng,…)

Đối chất là hoạt động điều tra được áp dụng trong trường hợp có mâu thuẫn

trong lời khai giữa hai hay nhiều người để xác định sự thật. Đối tượng được đưa ra đối chất là người TGTT có lời khai mâu thuẫn nhau như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng.

Nhận dạng là hoạt động điều tra bằng cách đưa người, vật hoặc ảnh cho

người làm chứng, người bị hại hoặc bị can xác nhận người, vật hoặc ảnh đó.

Dù theo hình thức nào thì các thơng tin, tài liệu có liên quan đến vụ án cũng phải được thu giữ đưa vào hồ sơ vụ án bằng hình thức tố tụng xác định. Thông thường các hoạt động thu thập chứng cứ được ghi nhận bằng biên bản hoạt động tố tụng. Ngoài ra, chứng cứ có thể được ghi nhận bằng các hình thức tố tụng khác như chụp ảnh, vẽ sơ đồ, bản kết luận giám định, các báo cáo… Như vậy, chứng cứ thu thập được khơng chỉ có giá trị chứng minh mà cịn có giá trị pháp lý nhất định. Tùy

theo tính chất từng loại chứng cứ, hình thức thu thập chứng cứ mà nội dung cũng như hình thức mỗi loại biên bản cũng có những điểm khác nhau.

Ngồi việc tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ trong quá trình điều tra thì CQĐT cũng đồng thời áp dụng các biện pháp tiền tố tụng để nâng cao khả năng thu thập chứng cứ và phát hiện tội phạm, trong quá trình nhận tin báo, tố giác và những thông tin về tội phạm, CQĐT tiến hành xác minh tính có căn cứ của những thơng tin đó bằng các nghiệp vụ và hoạt động trinh sát để quyết định khởi tố hay khơng khởi tố vụ án hình sự, bắt đầu cho một loạt các hoạt động tố tụng về sau. Kết quả của hoạt động trinh sát là những thông tin thực tế về quá trình chuẩn bị, thực hiện tội phạm và tội phạm đã xảy ra, về người thực hiện hành vi phạm tội. Thông tin của hoạt động trinh sát là cơ sở cho hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ. Những thơng tin này khơng phải là chứng cứ vì nó được thu thập trên cơ sở thực hiện các biện pháp nghiệp vụ trinh sát mà phần lớn được tiến hành theo phương pháp đặc thù là khơng cơng khai, bí mật. Khơng thể phủ nhận vai trò quan trọng của hoạt động trinh sát vì dựa trên hoạt động này, CQĐT sẽ lập kế hoạch điều tra và các giả thuyết điều tra để xác định phương hướng và biện pháp thu thập chứng cứ.

Thu thập chứng cứ là giai đoạn đầu tiên của quá trình chứng minh. Để bảo đảm cho chứng cứ thỏa mãn tính khách quan, liên quan và hợp pháp, việc thu thập chứng cứ phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Đó là:

- Bất kì cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cũng có thể đưa ra các tài liệu, đồ vật và trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án.

- Chỉ có những người có thẩm quyền do pháp luật TTHS quy định mới có quyền thu thập chứng cứ. Đó là CQĐT thực hiện nhiệm vụ thu thập chứng cứ thông qua Điều tra viên; VKS thực hiện nhiệm vụ thu thập chứng cứ thơng qua Kiểm sát viên; Tịa án thực hiện nhiệm vụ thu thập chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thông qua Thẩm phán và Hội thẩm hoặc các cơ quan được giao thực hiện một số hoạt động điều tra. Việc thu thập chứng cứ phải thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định của BLTTHS. Chỉ được áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ quy

định tại Điều 65 BLTTHS 2003; khi thu thập các chứng cứ cụ thể phải tuân thủ các trình tự, thủ tục quy định đối với các hoạt động tố tụng tương ứng.

Cần phân biệt hoạt động thu thập chứng cứ ở góc độ TTHS và các hoạt động nghiệp vụ kỹ thuật điều tra hình sự, các hoạt động nghiệp vụ kỹ thuật hình sự chỉ là

những biện pháp hỗ trợ cho việc thu thập chứng cứ không được điều chỉnh bằng pháp luật nên chúng không được đặt ngang hàng với những hành vi tố tụng mà chỉ sử dụng khi thực hiện các hành vi tố tụng để thu thập chứng cứ. Chẳng hạn, biện pháp đo đạc, phát hiện và sao in dấu vết được sử dụng trong hoạt động khám nghiệm hiện trường hoặc hoạt động khám xét, phương pháp truy nguyên được sử dụng trong giám định tư pháp, các biện pháp nghiệp vụ trong hoạt động hỏi cung bị can, lấy lời khai như thủ thuật tiếp xúc tâm lý giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người TGTT, tác động giúp đỡ người khai nhớ lại những chi tiết đã quên; thay đổi thái độ khai báo gian dối của bị can, người làm chứng, phối hợp các biện pháp chiến thuật để kích thích bị can khai ra đồng bọn hoặc chỉ ra nơi cất giấu vật chứng khi khám xét. Đó là những hành vi ứng xử mềm dẻo, linh hoạt, mưu trí và sáng tạo của người thu thập chứng cứ được xem như là thủ thuật, chiến thuật khi tiến hành thu thập chứng cứ, tuy không được pháp luật quy định nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và tính khoa học. Ngoài việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ riêng, các Điều tra viên còn phải biết vận dụng những kinh nghiệm thực tế trong nghề nghiệp để tìm kiếm chứng cứ. Sự kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm điều tra và hệ thống lý luận về khoa học điều tra giúp cho Điều tra viên phát hiện, thu thập chứng cứ được nhanh chóng, chính xác. Đồng thời, các lực lượng điều tra không thể bỏ qua ý kiến của những nhà chuyên môn trong mọi lĩnh vực khoa học có liên quan như kỹ thuật viên, giám định viên…Với những kiến thức chuyên sâu của họ sẽ giúp CQĐT xác định chính xác các chứng cứ có liên quan đến vụ án một cách nhanh chóng và chính xác.

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 31 - 37)