Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về hoạt động thu thập chứng cứ

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 42 - 92)

2.1 Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về hoạt động thu thập

2.1.1Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về hoạt động thu thập chứng cứ

thập chứng cứ của Cơ quan điều tra và của các cơ quan có thẩm quyền điều tra khác

2.1.1 Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về hoạt động thu thập chứng cứ của Cơ quan điều tra cứ của Cơ quan điều tra

Hoạt động thu thập chứng cứ của CQĐT diễn ra ở giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra vụ án hình sự, trong đó, giai đoạn điều tra là giai đoạn chủ yếu của việc thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ của CQĐT. Do mô hình TTHS của nước ta thiên về thẩm vấn nên giai đoạn điều tra giữ vai trò rất quan trọng: “Điều tra là khâu đột phá, là giai đoạn đầu giữ vai trò thành bại đối với cả tiến trình TTHS. Khác với vụ án dân sự khi mà việc điều tra chủ yếu tiến hành tại phiên tòa, do cơ quan xét xử đảm nhiệm, trong TTHS, trước khi đưa vụ án ra xét xử, CQĐT phải tiến hành hàng loạt biện pháp điều tra, thu thập, đánh giá chứng cứ”. [34-tr.106]

Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, sau khi tiếp nhận tin báo tố giác về tội

phạm, theo quy định tại Điều 104 BLTTHS 2003, CQĐT có quyền tiến hành thẩm tra, xác minh, thu thập các tài liệu và chứng cứ để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Để thu thập tài liệu và chứng cứ, CQĐT tiến hành các biện pháp sau:

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức xã hội, công dân cung cấp những tài liệu cần thiết và giải thích những vấn đề có liên quan đến việc giải quyết tin báo về tội phạm (lời khai, vật chứng, tài liệu…);

- Thông báo rộng rãi cho quần chúng nhân dân biết để họ cung cấp tài liệu, tin tức cần thiết nhằm làm rõ sự việc;

- Tiến hành khám nghiệm hiện trường; khám xét (khám người, chỗ ở, địa điểm có thể giấu các công cụ, phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc có liên quan đến hành vi phạm tội).

- Yêu cầu các cơ quan, hữu quan tự kiểm tra hoặc yêu cầu cơ quan thanh tra có thẩm quyền tiến hành thanh tra làm rõ sự việc khi cần thiết;

- Tiến hành các thủ tục hành chính như: kiểm tra giấy tờ tùy thân, hộ khẩu, hộ tịch, tạm trú và giấy phép kinh doanh… [10-tr.36]

Các biện pháp thu thập chứng cứ trên ở giai đoạn khởi tố vụ án hình sự nhằm thu thập những thơng tin sơ bộ một cách nhanh chóng để tránh việc tẩu tán những công cụ, phương tiện phạm tội hoặc những đồ vật có liên quan đến việc thực hiện hành vi phạm tội, từ đó tạo điều kiện cho hoạt động thu thập chứng cứ ở giai đoạn tiếp theo được thực hiện một cách thuận lợi và dễ dàng hơn.

Nếu như ở giai đoạn khởi tố, CQĐT xác định có hay khơng có căn cứ để quyết định khởi tố vụ án hình sự thì ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, nhiệm vụ

chung của CQĐT là phát hiện, thu thập được đầy đủ hệ thống chứng cứ để làm rõ được những vấn đề cần phải chứng minh theo quy định tại Điều 63 BLTTHS năm 2003, đảm bảo cho việc kết luận điều tra được khách quan, tồn diện và chính xác, đúng nội dung sự thật, đúng quy định của pháp luật [21-tr.78;79]. Điều 35

BLTTHS năm 2003 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên, theo đó, để thực hiện hoạt động thu thập chứng cứ, Điều tra viên có quyền “Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người

bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án” và “Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra..”; ngoài ra, khoản 1 Điều 65 BLTTHS năm 2003

cũng quy định CQĐT tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ bằng cách:

- Triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS;

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp những tài liệu, đồ vật, trình bày những chi tiết làm sáng tỏ vụ án.

Khi tiến hành thu thập chứng cứ từ lời khai thì Điều tra viên có quyền hỏi về những vấn đề cần thiết để làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án cũng như nhân thân của người bị tạm giữ, bị can, người bị hại và người làm chứng. Lời khai của người làm chứng, bị can và những người khác phải được đối chiếu với các chứng cứ khác

và phải phù hợp với những tình tiết của vụ án. Đối với lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; lời khai của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan quy định tại các Điều 68, 69, 70 BLTTHS 2003 thì Điều tra viên phải hỏi rõ lí do vì sao họ biết được những tình tiết đó mới có thể dùng làm chứng cứ.

Ngồi hoạt động lấy lời khai, CQĐT cịn thực hiện các hoạt động đã nêu tại Điều 65 BLTTHS để thu thập chứng cứ từ vật chứng. Vật chứng là nguồn chứng cứ chứa đựng những thông tin phản ánh về những vấn đề phải chứng minh và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, song vật chứng lại tồn tại dưới dạng vật thể, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nên dễ bị biến đổi, hư hỏng, lẫn lộn và mất mát vì vậy phải niêm phong và bảo quản vật chứng một cách hợp lý. Điều 75 BLTTHS quy định về việc thu thập và bảo quản vật chứng, theo khoản 1 Điều 75 thì vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ và phải được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án. Việc thu thập kịp thời vật chứng nhằm tránh việc mất dấu vết ở hiện trường, bị xóa hoặc người phạm tội có thể tẩu tán vật chứng để chối tội hoặc không để cho vật chứng đó bị tịch thu. Trong biên bản mơ tả đặc điểm của vật chứng, phải mô tả tỉ mỉ đặc điểm của vật chứng (cụ thể là vật gì, khối lượng, màu sắc, số lượng, đặc điểm, nơi tìm thấy…). Trong trường hợp vật chứng khơng thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án phải được niêm phong và bảo quản. Ở giai đoạn điều tra, truy tố, việc bảo quản vật chứng được giao cho CQĐT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố và đồng thời cũng nâng cao tinh thần trách nhiệm của CQĐT, cán bộ được giao nhiệm vụ bảo quản chứng cứ.

Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, cùng với việc tiến hành các hoạt động điều tra theo đúng trình tự và thủ tục do BLTTHS đã quy định, Điều tra viên phải áp dụng các chiến thuật điều tra và phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ khác có liên quan để tiến hành các hoạt động nghiệp vụ cần thiết nhằm mục đích xác định và chứng minh tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội một cách khách quan, tồn diện và chính xác. Để làm được việc đó, đòi hỏi Điều tra viên phải là người nắm

vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, vừa có kiến thức nghiệp vụ và vận dụng thành thạo trong quá trình điều tra tội phạm. Vì lẽ đó mà Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự đã quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có kiến thức pháp luật cần thiết và có khả năng thực hiện nhiệm vụ điều tra.

2.1.2 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về hoạt động thu thập chứng cứ của cơ quan khác đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn này các cơ quan có thẩm quyền xác định có hay khơng có căn cứ để quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự. Luật TTHS quy định một cách rộng rãi các cơ quan có thẩm quyền tham gia vào giai đoạn này như CQĐT, VKS, Tịa án, ngồi ra cịn có sự tham gia của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, một số cơ quan trong lực lượng Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân và Quân đội nhân dân. Theo nguyên tắc chung, việc điều tra các vụ án hình sự phải do CQĐT tiến hành. Tuy nhiên, do yêu cầu của công tác đấu tranh chống tội phạm và xuất phát từ tính đặc thù của cơng tác quản lý hành chính, hoạt động nghiệp vụ của một số ngành, BLTTHS quy định cho phép một số cơ quan khác không phải là CQĐT cũng có một số quyền hạn điều tra, đó là Bộ đội biên phịng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này trong hoạt động điều tra được quy định trong BLTTHS và Pháp lệnh tổ chức Điều tra hình sự.

Theo quy định tại Điều 111 BLTTHS năm 2003, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như sau: khi phát hiện những hành vi phạm

tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình, thuộc tội phạm ít nghiêm trọng, trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch của người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho VKS có thẩm quyền trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho CQĐT có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Trên cơ sở quy định của BLTTHS 2003, Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 Pháp lệnh tổ chức Điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định cụ thể hơn về thẩm quyền điều tra của Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển, các đơn vị thuộc lực lượng Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân, Giám thị trại giam trong Quân đội nhân dân; thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương. Các cơ quan được giao thẩm quyền điều tra này thực hiện nhiệm vụ thu thập chứng cứ bằng cách:

- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho VKS có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

- Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho CQĐT có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

Với quy định trên tại Pháp lệnh Điều tra hình sự 2004 thì các cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra có quyền tiến hành thu thập chứng cứ bằng các biện pháp tương tự như một số biện pháp mà CQĐT áp dụng. Nhưng tùy theo sự đơn giản hay phức tạp của vụ án hình sự thì các cơ quan được giao thẩm quyền điều tra có thể tiến hành điều tra cho đến hết giai đoạn điều tra hoặc chỉ được tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu và sau đó phải chuyển hồ sơ vụ án cho CQĐT có thẩm quyền để tiếp tục tiến hành các hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ. Vì tính chất đặc thù và nhiệm vụ, vai trò của mỗi giai đoạn tố tụng, quyền hạn thực hiện điều tra hay cụ thể hơn là thu thập chứng cứ của các cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra chỉ được thực hiện ở giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

Bởi vì một trong những nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động thu thập chứng cứ là phải tiến hành một cách nhanh chóng và kịp thời nên với việc quy định thẩm quyền thực hiện một số hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ dành cho các cơ quan được giao quyền, nhiệm vụ phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi phạm tội thực hiện trên các lĩnh vực sẽ được đảm bảo, quy định trên của pháp luật TTHS có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động thu thập chứng cứ của CQĐT ở giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án nói riêng và có ý nghĩa trong việc chứng minh sự thật của vụ án hình sự nhằm truy tố, xét xử đúng người, đúng tội nói chung. Nhưng việc quy định về thẩm quyền điều tra của các cơ quan được giao quyền sẽ dẫn đến những vướng mắc nhất định trong q trình thực hiện, đó là việc quy định quyền hạn thu thập chứng cứ cho những cơ quan không phải là cơ quan THTT thì chứng cứ thu thập được có đảm bảo các thuộc tính của nó hay khơng và quy định về quyền thu thập chứng cứ của BLTTHS dành cho các cơ quan này có phần hạn chế và không rõ ràng, “những hoạt động điều tra ban đầu” mà các cơ quan này có thể thực hiện cụ thể như thế nào thì BLTTHS năm 2003 vẫn chưa làm rõ, dẫn đến giá trị chứng minh của các chứng cứ do các cơ quan này thu thập sẽ có giá trị chứng minh thấp hơn so với các chứng cứ do các cơ quan THTT thu thập. Bởi việc tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ chủ yếu vẫn do CQĐT tiến hành và họ có thể bỏ qua những chứng cứ do những cơ quan được giao quyền thu thập.

2.2 Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về hoạt động thu thập chứng cứ của Viện kiểm sát

VKS là cơ quan đóng vai trị quan trọng trong hoạt động chứng minh vụ án hình sự. VKS thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động TTHS thông qua hoạt động của Kiểm sát viên dưới sự chỉ đạo và phân công của Viện trưởng VKS và Phó Viện trưởng VKS.

Điều 37 BLTTHS 2003 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên, theo đó, Kiểm sát viên có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ án hình sự. Đối với hoạt động thu thập chứng cứ, Kiểm sát viên có quyền:

- Đề ra yêu cầu điều tra;

- Triệu tập và hỏi cung bị can;, triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án;

- Tham gia phiên tòa; hỏi để thu thập chứng cứ qua lời khai của những người

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 42 - 92)