Nghĩa của hoạt động thu thập chứng cứ đối với quá trình chứng minh

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 39 - 42)

1.2 Khái quát về hoạt động thu thập chứng cứ trong Tố tụng hình sự

1.2.7 nghĩa của hoạt động thu thập chứng cứ đối với quá trình chứng minh

minh vụ án hình sự

Kết quả hoạt động thu thập chứng cứ là cơ sở để VKS quyết định truy tố bị can trước Tòa án hoặc quyết định đình chỉ vụ án hình sự

Khi kết thúc hoạt động thu thập chứng cứ, CQĐT sẽ tiến hành làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố nếu như xét thấy những chứng thu thập được đủ cơ sở để chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. VKS dựa trên bản kết luận điều tra kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án, nếu chứng cứ đã được thu thập đầy đủ thì VKS ra quyết định truy tố bị can ra trước Tòa, ngược lại, nếu vụ án chưa được tiến hành điều tra thu thập chứng cứ hoặc việc thu thập chứng cứ không đầy đủ, vi phạm các thủ tục tố tụng thì VKS ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc ra quyết định đình chỉ điều tra.

Kết quả của hoạt động thu thập chứng cứ là cơ sở để Tòa án xét xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật

Tòa án chỉ có thể xét xử vụ án trên cơ sở vụ án đã được điều tra, thu thập chứng cứ một cách đầy đủ, lập hồ sơ và có quyết định truy tố bằng bản cáo trạng của VKS. Nếu khơng có hoạt động thu thập chứng cứ thì VKS khơng thể ra quyết định truy tố bị can và Tịa án cũng vì thế mà khơng thể tiến hành xét xử được. Nếu việc thu thập chứng cứ đầy đủ, bao gồm cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội nhằm xác định tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và các chứng cứ xác định những tình tiết khác thì Tịa án sẽ càng có sơ sở để ra một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Thu thập chứng cứ là cơ sở để thực hiện các hoạt động tiếp theo trong quá trình điều tra vụ án hình sự, đó là hoạt động kiểm tra và đánh giá chứng cứ

Kiểm tra và đánh giá chứng cứ là hai hoạt động cơ bản của quá trình chứng

minh vụ án hình sự, hai hoạt động này gắn liền với hoạt động thu thập chứng cứ. Để có thể kiểm tra và đánh giá được chứng cứ thì trước hết phải thu thập chứng cứ bằng những biện pháp luật định. Quá trình điều tra là tổng hợp các hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ. Ba hoạt động này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và không thể tách rời. Hoạt động kiểm tra và đánh giá chứng cứ chỉ có thể được thực hiện khi đã thu thập được các chứng cứ.

Giai đoạn thu thập chứng cứ là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn trung tâm của quá trình điều tra, nhiệm vụ chủ yếu ở giai đoạn này là phát hiện kịp thời, ghi nhận, thu giữ và bảo tồn các chứng cứ. Bởi vì, sẽ khơng thể có được chứng cứ để chứng minh đối tượng cần phải chứng minh khi không được bắt đầu từ thu thập chứng cứ. Chứng cứ là những sự vật, hiện tượng tồn tại một cách khách quan nên xuất hiện, thay đổi và biến dạng một cách tự nhiên chứ không tồn tại vĩnh viễn, nếu không được thu thập, phát hiện và bảo quản kịp thời thì các chứng cứ sẽ tự mất đi, biến dạng hoặc làm hạn chế khả năng làm sáng tỏ vụ án hình sự. Ở giai đoạn điều tra, nếu không thu thập đầy đủ các chứng cứ thì ở các giai đoạn sau sẽ gặp nhiều khó khăn do trải qua thời gian, các chứng cứ ít nhiều cũng có sự thay đổi. Việc xét xử của Tịa án có được chính xác hay khơng một phần quan trọng phụ thuộc vào chất lượng của giai đoạn điều tra. Hơn nữa, nếu thiếu các chứng cứ quan trọng thì đó cũng là cơ sở để VKS trả hồ sơ điều tra bổ sung theo quy định tại Điều 168 BLTTHS. Hoạt động thu thập chứng cứ là hoạt động cần thiết đối với tất cả các vụ án, nếu khơng có hoạt động thu thập chứng cứ thì các hoạt động sau đó khơng thể thực hiện được, VKS sẽ khơng có căn cứ để truy tố, Tịa án sẽ khơng có cơ sở để xét xử. Vì vậy để đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì địi hỏi ở giai đoạn điều tra, CQĐT phải thu thập đầy đủ các tình tiết, sự kiện nhằm xác định chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết vụ án.

CHƢƠNG 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2003 VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP CHỨNG CỨ

Xuất phát từ mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân trong TTHS và trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo trật tự xã hội. Pháp luật TTHS nước ta quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan THTT. Quy định này thể hiện tại Điều 10 BLTTHS năm 2003, theo đó thì: “CQĐT, VKS và Tịa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vơ tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo” và “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan THTT. Bị can, bị cáo có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội”.

Đây là quy định mang tính nguyên tắc, phù hợp với xu thế chung của các

nước trên thế giới, thể hiện quyền được suy đốn vơ tội của bị can, bị cáo đã được quy định tại Điều 9 BLTTHS năm 2003: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”. Quyền được suy đốn vơ tội có thể hiểu như sau:

- Người bị tình nghi, bị can, bị cáo được coi là khơng có tội cho đến khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tịa án.

- Nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên buộc tội, người bị tình nghi, bị can, bị cáo có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh sự vơ tội của mình.

- Mọi nghi ngờ về pháp luật và chứng cứ phải được giải thích có lợi cho người bị tình nghi, bị can, bị cáo. [32-tr.1]

Việc chứng minh để tìm ra sự thật vụ án được thực hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự. Ở từng giai đoạn khác nhau, do yêu cầu và nhiệm vụ tố tụng cũng khác nhau cũng như chủ thể thực hiện khác nhau nên các hoạt động thu thập chứng cứ cũng có những biểu hiện khác nhau.

Một phần của tài liệu Thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự việt nam (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)