4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
4.3.3 Các tỷ số về hoạt động kinh doanh
Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thơn Chi nhánh huyện Long Phú thì hiện nay nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng vẫn nghiệp vụ tín dụng. Việc phân tích khoản đầu tư tín dụng của Ngân hàng là nội dung quan trọng trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhờ đó, phía Ngân hàng có thể xác định được những rủi ro mà Ngân hàng đang hoặc sẽ gánh chịu để có thể đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro và góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Việc phân tích hoạt động tín dụng ngồi việc dựa vào số liệu trên các bảng, ta cịn có thể dùng các chỉ tiêu tài chính để phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
SVTH: Châu Văn Mạnh Trang 50
Bảng 9: Các tỷ số về hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2006-2008) Năm Năm
Chỉ tiêu
ĐVT 2006 2007 2008
Tổng thu nhập Triệu đồng 20.165,45 25.601,33 30.321,52
Tổng chi phí Triệu đồng 15.755,12 19.765,06 25.446,34
Doanh số thu nợ ngắn hạn Triệu đồng 102.166 220.196 162.222 Doanh số thu nợ trung và dài hạn Triệu đồng 28.418 25.262 34.502
Dư nợ bình quân ngắn hạn Triệu đồng 80.860 98.629 110.267
Dư nợ bình quân trung và dài hạn Triệu đồng 55.540 59.887 62.654
Tổng chi phí/Tổng thu nhập % 78,13 72,20 83,92 Vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn Lần 1,26 2,23 1,47 Vịng quay vốn tín dụng trung và dài hạn Lần 0,51 0,42 0,55
(Nguồn: Số liệu tính toán từ các báo cáo của Ngân hàng)
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 2006 2007 2008 Vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn Tổng chi phí/Tổng thu nhập Vịng quay vốn tín dụng trung và dài hạn Lần
Biểu đồ 6: Biễu diễn sự biến động các tỷ số về hoạt động kinh doanh qua 3 năm - Tổng chi phí/Tổng thu nhập: Chỉ tiêu này cho biết chi phí phải bỏ ra cho
việc tạo ra được 1 đồng thu nhập. Năm 2006 để có được 1 đồng thu nhập phải bỏ ra 78,13% đồng chi phí. Năm 2007 tỷ lệ có sự giảm xuống cịn 72,20%, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy để đạt được 1 đồng thu nhập thì chi phí bỏ ra ít hơn. Tuy nhiên, đến năm 2008 thì chỉ tiêu này tăng đáng kể, để tạo ra 1 đồng thu nhập
SVTH: Châu Văn Mạnh Trang 51
phải cần tới 83,92% đồng chi phí. Do vậy mà Ngân hàng cần có biện pháp trong việc quản lý các khoản mục chi phí, giảm tốc đa các khoản chi phí bất hợp lý để ngày một nâng cao lợi nhuận đồng thời tăng thế mạnh cạnh tranh của ngân hàng.
- Vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn: Chỉ tiêu này phản ánh việc luân
chuyển vốn cho vay hay thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này khá quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng, đồng vốn quay nhanh thì hiệu quả tín càng cao và ngược lại.
Qua bảng số liệu tính tốn ta thấy vịng quay vốn tín dụng trong 3 năm qua có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự tăng sau đó lại giảm. Năm 2006 thì vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn là 1,26 lần; năm 2007 là 2,23 lần; năm 2008 là 1,47 lần. Mặc dù năm 2008 chỉ tiêu này có sự sút giảm những trong 3 năm qua chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn vẫn ở mức tương đối cao. Điều này cũng là một dấu hiệu khả quan cho thấy khả năng sử dụng vốn có hiệu của Ngân hàng trong những năm qua.
- Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn: Chỉ tiêu này trong 3 năm qua
có xu hướng biến động ngược với vịng quay vốn tín dụng ngắn hạn, tức là giảm ở năm 2007 và có sự gia tăng ở năm 2008. Cụ thể, năm 2006 chỉ tiêu này là 0,51 lần; năm 2007 là 0,42 lần; năm 2008 là 0,55 lần. Ở năm 2008, cả doanh số thu nợ trung và dài hạn và dự nợ bình quân trung và dài hạn đều tăng lên so năm 2007, nhưng do tốc độ gia tăng của doanh số thu nợ cao hơn nên làm cho vịng quay vốn tín dụng trung và dài hạn gia tăng so với năm 2007.
4.3.4 Các tỷ số về hiệu quả sử dụng tài sản
Bảng 10: Các tỷ số về hiệu quả sử dụng tài sản qua 3 năm (2006-2008)
Năm Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Tổng thu nhập Triệu đồng 20.165,45 25.601,33 30.321,52 Tổng chi phí Triệu đồng 15.755,12 19.765,06 25.446,34 Tổng tài sản Triệu đồng 218.287 245.522 271.603 Tổng thu nhập/Tổng tài sản % 9,24 10,43 11,16 Tổng chi phí/Tổng tài sản % 7,22 8,05 9,37
SVTH: Châu Văn Mạnh Trang 52
Biểu đồ 7: Biểu diễn sự biến động các tỷ số về hiệu quả sử dụng tài sản qua 3 năm
- Tổng chi phí/Tổng tài sản: Chỉ tiêu này xác định chi phí phải bỏ ra cho
việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này qua 3 năm đi theo chiều hướng tăng lên. Cụ thể, năm 2006 là 7,22%; năm 2007 là 8,05%; năm 2008 là 9,37%. Qua phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy tổng chi phí của Ngân hàng tăng lên liên tục, với một tỉ lệ tăng tương đối cao, nên cũng đã là cho chỉ tiêu tổng chi phí/Tổng tài sản tăng liên tục trong những năm qua. Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ rằng việc sử dụng tài sản đầu tư tốn nhiều chi phí hơn. Tuy nhiên, do chỉ tiêu tổng chi phí/Tổng tài sản thấp hơn chỉ tiêu tổng thu nhập/Tổng tài sản cho thấy ngân hàng sử dụng tài sản có hiệu quả hơn, ngân hàng bỏ ra chi phí thấp nhưng lại thu được kết quả cao.
- Tổng thu nhập/Tổng tài sản: Chỉ tiêu này đo lường sự luân chuyển của
tài sản có. Đây là một chỉ tiêu để đánh giá các nhà quản trị ngân hàng đã sử dụng các tài sản của mình như thế nào. Qua 3 năm ta thấy chỉ số này tăng lên liên tục. Năm 2006 khả năng sử dụng tài sản của ngân hàng là 9,24%. Năm 2007 khả năng sử dụng tài sản của ngân hàng là 10,43%, tăng 1,19% so với năm 2006. Sang năm 2008, chỉ số này tiếp tục tăng, đạt 11,16%, tăng 0,73% so với năm 2007. Điều này cho thấy cho thấy ngân hàng đã cố gắng thực hiện tốt công tác quản lý các tài sản có để ngày một nâng cao thu nhập cho ngân hàng.
% 0 5 10 15 20 25 2006 2007 2008 Tổng chi phí/Tổng tài sản Tổng thu nhập/Tổng tài sản
u Văn Mạnh Trang 53
Qua phân tích các tỷ số tài chính trên ta có thể xây dựng sơ đồ Dupont như sau:
ROS (%) 2006 2007 2008 15,75 16,41 11,58 Tổng thu nhập (triệu đồng) 2006 2007 2008 20.165,45 25.601,33 30.321,52 Cộng
Tài sản lưu động (triệu đồng)
2006 2007 2008 217.716 245.150 271.091 Tài sản cố định (triệu đồng) 2006 2007 2008 571 372 512 Tổng tài sản (triệu đồng) 2006 2007 2008 218.287 245.522 271.603 Tổng thu nhập (triệu đồng) 2006 2007 2008 20.165,45 25.601,33 30.321,52
Lợi nhuận ròng (triệu đồng)
2006 2007 2008 3.175,43 4.202,11 3.501,13 Tổng thu nhập (triệu đồng) 2006 2007 2008 20.165,45 25.601,33 30.321,52 Chia Tổng chi phí (triệu đồng) 2006 2007 2008 15.755,12 19.765,06 25.446,34 Vòng quay tổng tài sản (%) 2006 2007 2008 9,20 10,42 11,14 ROA (%) 2006 2007 2008 1,45 1,71 1,29 Chia
Sơ đồ 2: Phân tích Dupont
Nhân
Trừ
SVTH: Châu Văn Mạnh Trang 54
Ta thấy, đối với sơ đồ trên ta khơng thể tính được hệ số vốn chủ sở hữu (Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu) vì Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Long Phú là một chi nhánh cấp III, cho nên khơng có vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Chính vì vậy mà trong sơ đồ Dupont ở trên ta khơng thể tính được ROE – Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.
4.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
Qua phân tích tình hình tài chính thơng qua việc phân tích bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh hay các tỷ số tài chính, ta có thể đưa ra sự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu của tình hình tài chính tại Ngân hàng.
4.4.1 Điểm mạnh
- Qua bảng cân đối kế toán ta thấy rằng tổng tài sản (tổng nguồn vốn) của Ngân hàng trong 3 năm qua tăng lên liên tục. Điều này cũng chứng tỏ ra rằng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã đi vào ổn định và ngày càng phát triển đi lên.
- Trong khoản mục của tổng tài sản, ta thấy rằng cho vay khách hàng, một khoản mục tài sản sinh lời chủ yếu và thường xuyên đối với Ngân hàng, tăng đều trong những năm qua, điều này cũng có thể đánh giá được cơng tác tín dụng của Ngân hàng trong những năm đã đạt nhiều kết quả khả quan. Đồng thời, Chất lượng tín dụng ln được đảm bảo thơng qua tỉ lệ nợ xấu vẫn ở mức thấp cho phép.
- Nguồn vốn huy động của Ngân hàng cũng tăng lên liên tục trong những năm qua, chính sách huy động vốn của Ngân hàng đang từng bước thu nhiều kết quả khả quan.
- Tổng thu nhập của Ngân hàng trong những năm qua tăng lên liên tục, góp phần rất nhiều vào hiệu quả hoạt động chung của Ngân hàng.
- Tỷ số ROS (Lợi nhuận ròng/Tổng thu nhập) tương đối cao, cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của thu nhập Ngân hàng là khá cao trong những năm qua.
- Khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng trong những năm qua đạt rất nhiều hiệu quả thơng qua vịng quay vốn tín dụng của Ngân hàng cao, các khoản vốn của Ngân hàng không bị ứ đọng lâu ở khách hàng.
SVTH: Châu Văn Mạnh Trang 55
- Ngân hàng đã và đang từng bước hoàn chỉnh hệ thống công nghệ trong nghiệp vụ kế tốn, tín dụng, thẩm định phù hợp với các hoạt động của Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
4.4.2 Điểm yếu
- Tình hình chi phí của Ngân hàng có nhiều biến động phức tạp. Trong 3 năm qua chi phí của Ngân hàng bỏ ra là rất cao, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt đông của Ngân hàng.
- Việc phân bổ chi phí của Ngân hàng chưa thật sự hợp lí, đặc biệt ở năm 2008, tổng thu nhập và tổng chi phí đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng chí là rất cao, cao hơn tốc độ tăng của tổng thu nhập dẫn đến lợi nhuận giảm xuống rất nhiều.
- Thông qua các tỷ số về khả năng thanh toán, ta thấy rằng khả năng thanh toán của nhanh của Ngân hàng ở mức rất thấp thơng qua phân tích chỉ tiêu tài sản có thanh khoản/vốn huy động, địi hỏi Ngân hàng cần xem xét để cải thiện chỉ tiêu này, đảm bảo khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng khi họ đến rút tiền hoặc giao dịch.
- Khả năng tạo ra lợi nhuận của Ngân hàng chưa thật sự cao và đồng bộ. Tỷ số ROA của Ngân hàng thì rất thấp, thậm chí ở năm 2008 lại bị giảm xuống, do vậy mà Ngân hàng cần tìm ra nguyên nhân để cải thiện hơn khả năng tạo lợi nhuận của tổng tài sản.
SVTH: Châu Văn Mạnh Trang 56
Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH HUYỆN LONG PHÚ
5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HƠN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
Qua việc phân tích các bảng báo cáo tài chính hay phân tích các tỷ số tài chính ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có dấu hiệu rất khả quan thơng qua kết quả về công tác huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên để Ngân hàng có thể ngày một phát triển cao hơn thì Ban quản trị Ngân hàng cần phát huy hơn những thành tích đã đạt được, đồng thời cần phải kết hợp với nhân tố con người trong hoạt động kinh doanh. Ở đây có thể đưa ra một số giải pháp để nhằm hoàn thiện hơn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:
5.1.1 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn
Trong những năm qua, Ngân hàng hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn huy động, do đó khai thác lợi thế của hệ thống mạng lưới, của địa bàn hoạt động và để đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư, từ nền kinh tế trong nước bằng mọi hình thức, biện pháp có thể thực hiện với phương châm “đi vay để cho vay” là một trong những vấn đề thật sự quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng hiện nay.
- Trước hết Ngân hàng cần phải có chính sách lãi suất huy động thực sự hấp dẫn đến khách hàng, luôn giữ ở mức ổn định để tạo lòng tin cho khách hàng gửi tiền ở Ngân hàng.
- Ngân hàng cần củng cố và phát triển mạng lưới huy động vốn, đặc biệt đối với khách hàng truyền thống phải cải tiến lề lối làm việc, phục vụ chu đáo tận tình để củng cố niềm tin của khách hàng đối với Ngân hàng. Thông qua những khách này, họ sẽ là kênh quảng cáo rất hiệu quả giúp Ngân hàng có thể tăng số lượng khách hàng đến giao dịch.
- Cần xây dựng và phát triển chiến lược khách hàng. Để có thể đứng vững trong thị trường cạnh tranh, một trong những nội dung quan trọng là Ngân hàng
SVTH: Châu Văn Mạnh Trang 57
phải tổ chức nghiên cứu khách hàng, nghĩa là Ngân hàng đi sâu và tìm hiểu về đặc điểm, khả năng sở thích, thói quen và động cơ mà đặc biệt là nhu cầu, mong nuốn và tâm lý của họ. Do vậy khi xây dựng chiến lược khách hàng, Ngân hàng có thể chia thành nhiều nhóm khách hàng để có kinh nghiệm phục vụ hợp lý.
- Áp dụng chương trình bốc thăm trúng thưởng nhân các dịp lễ lớn trong năm. Đồng thời, phải đa dạng hóa các loại tiền gửi với những kỳ hạn khác nhau mang tính linh hoạt kèm những lợi ích hấp dẫn như thưởng vật chất, xổ số dự thưởng, có quà tặng cho khách hàng,…
- Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt với khách hàng hiện có kết hợp với chủ động tiếp cận khách hàng tiềm năng. Đồng thời, Ngân hàng cần tư vấn khách hàng kết hợp vay vốn với việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng góp phần đáp ứng tốt hơn cho hoạt động kinh doanh.
5.1.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Trong quá hoạt động kinh doanh của mình, để nguồn vốn của Ngân hàng khơng bị ứ đọng và được sử dụng đúng mục đích nhằm góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng thì Ngân hàng phải đề ra được những giải pháp thật sự phù hợp nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng.
- Trước tiên, Ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay ở các đối tượng như doanh nghiệp tư nhân, các hộ sản xuất kinh doanh làm ăn hiệu quả để đảm bảo hệ số thu nợ ở mức cao, hạn chế các khoản nợ quá hạn để tránh tồn đọng vốn qua lâu ở khách hàng.
- Ngân hàng phải ln bám sát thị trường, ln tìm hiểu, bám sát và vận dụng những chính sách, định hướng phát triển của địa phương để xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng, chiến lược thị phần,… nhằm cũng cố việc cho vay những hộ sản xuất nông nghiệp, mà đặc biệt là cần quan tâm hơn nữa trong việc cho vay đối với các hộ kinh doanh dịch vu, các doanh nghiệp tư nhân.
- Thủ tục cho vay cần đơn giản hóa để tiết kiệm được thời gian cho cả khách hàng và cán bộ tín dụng, nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm
SVTH: Châu Văn Mạnh Trang 58
khách hàng mới. Chủ động trong công tác tìm kiếm khách hàng, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu đầu tư, linh hoạt trong cho vay.
- Cần thường xuyên kết hợp chặt chẻ với chính quyền địa phương các cấp, đầu tư tín dụng phải dựa vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương do Huyện uỷ, UBND huyện đề ra. Thực hiện cho vay phải đúng theo thời vụ, thời hạn trả nợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất của từng loại cây trồng, vật nuôi.
- Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế từng địa