Thực trạng pháp luật điều chỉnh

Một phần của tài liệu Thách thức về thuế trong nền kinh tế số tại việt nam (Trang 29 - 33)

2.1.2.1. Thực trạng quy định về nhận diện nghĩa vụ thuế của nhà thầu nước ngoài

thực hiện các hoạt động kinh doanh sử dụng công nghệ số

Hiện tại, hoạt động nhận diện, quản lý và thu thuế đối với nhà thầu nước ngoài đang được thực hiện theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam. Theo quy định tại thông tư này, việc nhận diện hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam để tiến hành quản lý thuế sẽ dựa trên cơ sở thu nhập được tạo ra kết hợp với quy định về cơ sở thường trú. Theo đó, nhà thầu nước ngồi dù có hay khơng có cơ sở thường trú chỉ cần phát sinh thu nhập chịu thuế theo quy định thì đều có nghĩa vụ nộp thuế7. Đối với nhà thầu nước ngồi có thành lập cơ sở thường trú, có thời gian kinh doanh tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên, áp dụng chế độ kế toán Việt Nam và thực hiện đăng ký thuế, được cơ quan thuế cấp mã số thuế, pháp luật vẫn giữ nguyên quy định người nộp thuế chính là nhà thầu nước ngồi8. Tuy nhiên, đối với nhà thầu nước ngồi khơng thành lập cơ sở thường trú hoặc không đảm bảo một trong số các quy định vừa nêu, pháp luật quy định bên Việt Nam thực hiện giao dịch với nhà thầu nước ngồi là bên có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay thuế cho nhà thầu nước ngoài9 và nghĩa vụ thuế sẽ được tính theo phương pháp tỷ lệ tính trên doanh thu. Việc quy định nghĩa vụ nộp thuế trên cơ sở doanh thu phát sinh, quy định người nộp thuế là bên Việt Nam và phương pháp tính thuế dựa trên doanh thu về cơ bản đã tạo thêm cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý thuế có thể thu thuế đối với

7

Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngồi kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam

8

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngồi kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam

9

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam

24

nhà thầu nước ngồi kinh doanh tại Việt Nam những khơng thành lập cơ sở thường trú, đảm bảo tính tồn diện của hoạt động quản lý thuế.

Tuy nhiên, những quy định này trên thực tế vẫn chưa mang lại hiệu quả thu thuế như kỳ vọng đối với trường hợp nhà thầu nước ngồi khơng thành lập cơ sở thường trú thực hiện hoạt động kinh doanh theo mơ hình thương mại điện tử.

 Đối với nghĩa vụ thuế TNDN

Việc các giao dịch được chuyển qua thực hiện trên các nền tảng số trực tuyến khiến cơ quan quản lý thuế chưa có biện pháp để nắm bắt đầy đủ số lượng, thơng tin của tồn bộ các giao dịch thực hiện giữa nhà thầu nước ngoài với các bên Việt Nam. Đối với mơ hình kinh doanh B2B, cơ quan thuế có thể dựa vào những tài liệu, chứng từ, sổ sách của bên doanh nghiệp Việt Nam tham gia giao dịch để phát hiện và yêu cầu bên Việt Nam thực hiện việc nộp thay thuế nhà thầu nước ngoài. Tuy nhiên, đối với mơ hình kinh doanh B2C hoặc nền tảng kết nối C2C, khi mà bên Việt Nam tham gia giao dịch là cá nhân, thì việc kiểm soát hoạt động giao dịch trực tuyến trên phạm vi từng cá nhân và yêu cầu cá nhân mua hàng thực hiện việc nộp thuế thay hiện nay pháp luật vẫn chưa có cơ chế để thực hiện. Thêm vào đó, những giao dịch trực tuyến thường bỏ qua việc xuất hóa đơn, chứng từ một cách hợp lệ khiến cho nguồn thông tin về giao dịch với nhà thầu nước ngoài càng trở nên hạn hẹp. Các nền tảng kỹ thuật số, các ngân hàng thực hiện giao dịch và các bên thực hiện dịch vụ giao hàng hiện nay đang là những đầu mối duy nhất nắm giữ dữ liệu về những giao dịch với nhà thầu nước ngồi khơng thành lập cơ sở thường trú. Tuy nhiên, pháp luật hiên tại lại chưa quy định nghĩa vụ cho các chủ thể này trong hoạt động thu thuế nhà thầu. Hơn nữa, bản thân những chủ thể này cũng có thể là nhà thầu nước ngồi khơng thành lập cơ sở thường trú, dữ liệu đôi khi lại được đặt ở một máy chủ ngoài Việt Nam khiến việc truy suất dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý thuế không phải lúc nào cũng thực hiện được. Việc các giao dịch được số hóa cũng hạn chế khả năng cơ quan quản lý thuế có thể can thiệp vào một giai đoạn bất kỳ trong quá trình giao dịch. Chính điều này khiến cơ quan quản lý thuế chưa thể có các chế tài ràng buộc bên Việt Nam phải khấu trừ và nộp thay thuế cho nhà thầu nước ngoài. Việc kê khai và nộp thuế trong trường hợp này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào bên Việt Nam tự nguyện, chủ động kê khai và thực hiện nộp thuế. Bên cạnh đó, do chưa có chế tài bắt buộc nhà thầu nước ngoài phải hoàn lại số tiền thuế cho bên Việt Nam, việc khấu trừ, nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài gần như trở thành một chi phí phát sinh thêm mà bên Việt Nam phải chịu khi thực hiện giao dịch. Điều này càng làm giảm động lực chủ động kê khai và tự nguyện nộp thuế.

25

 Đối với nghĩa vụ thuế GTGT

Tương tự với thuế TNDN, việc quản lý thuế GTGT đối với hoạt động thương mại điện tử của nhà thầu nước ngồi khơng thành lập cơ sơ thường trú cũng gặp phải khó khăn trong việc xác định thơng tin giao dịch và ràng buộc các đối tượng thực hiện nghĩa vụ thuế được quy định, đặc biệt là đối với giao dịch mua bán dịch vụ và tài sản vơ hình. Khác với hàng hóa thơng thường, dịch vụ và các tài sản vơ hình khơng thể kiểm sốt thơng qua các cửa khẩu khi nhập khẩu. Loại mặt hàng này thường được mua bán và sử dụng trực tiếp trên các thiết bị cá nhân của người tiêu dùng như điện thoại thông minh, TV thơng minh, máy tính cá nhân,v.v. Khi nhà cung cấp là nhà thầu nước ngồi khơng thành lập cơ sở thường trú, cơ quan thuế thường khơng có đủ thơng tin chính xác về số lượng và giá trị của các giao dịch để xác định nghĩa vụ thuế GTGT. Việc quy định bên Việt Nam tham gia giao dịch là bên khấu trừ, nộp thay thuế cho nhà thầu nước ngoài tương tự như với thuế TNDN cũng gặp phải vấn đề khi chưa khuyến khích được sự chủ động, tự nguyện thực hiện của bên Việt Nam cũng như chưa đảm bảo được cơ chế hoàn thuế từ bên nhà thầu nước ngoài.

Một vấn đề khác phát sinh trong quá trình quản lý thuế GTGT trong nền kinh tế số đó là việc hoạt động thương mại điện tử làm gia tăng số lượng hàng hóa nhập khẩu có giá trị thấp được miễn thuế GTGT gây rủi ro thất thu thuế. Thơng thường, hàng hóa nhập khẩu cũng là một trong những đối tượng chịu thuế GTGT theo quy của pháp luật10. Tuy nhiên, trong trường hợp hàng hóa có giá trị thấp, việc thu thuế đối với những hàng hóa này thực tế lại làm phát sinh chi phí quản lý cao hơn so với số thuế thu được. Chính vì thế, pháp luật quy định “hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1.000.000 đồng (một triệu đồng) trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng”11. Tuy nhiên, hoạt động mua bán hàng hóa thơng qua hình thức thương mại điện tử với nhà thầu nước ngoài đang làm gia tăng lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng điều kiện theo quy định này. Nhà thầu nước ngoài khi thực hiện hoạt động thương mại điện tử thường cấu trúc hoạt động kinh doanh của mình theo hướng đặt nguồn cung hàng hóa năm ngồi phạm vi lãnh thổ của thị trường mà họ cung ứng và giao từng gói hàng riêng lẻ có giá trị thấp đến người tiêu dùng thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh theo từng đơn đặt hàng. Điều này khiến chính sách miễn thuế cho hàng hóa nhập khẩu có giá trị thấp với mục đích giảm thiểu chi phí cho hoạt động quản lý thuế lại vơ tình làm mất khả năng thu

10

Theo Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 18 tháng 12 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng

11

Theo Điều 1 Quyết định 78/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế

26

thuế với lượng hàng hóa ngày một nhiều này. Khơng những thế, việc các nhà thầu nước ngồi được miễn thuế thơng qua hình thức này khiến họ được hưởng lợi hơn về giá và do đó có lợi thế hơn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa. Vì vậy, chính sách thuế này có thể trở thành động lực thúc đẩy các nhà cung ứng nội địa tìm cách tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, chuyển nguồn cung hàng hóa ra nước ngồi nhằm hưởng lợi từ chính sách thuế. Vấn đề này khơng chỉ đơn thuẩn ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách mà còn tạo ra tác động tiêu cực đến việc làm của những người lao động trong nước.

2.1.2.2. Thực trạng quy định về cơ sở thường trú của nhà thầu nước ngoài tại Việt

Nam

Nền kinh tế số đã làm thay đổi cách thức và chức năng của một số hoạt động trong nền kinh tế khiến các nhà nghiên cứu về thuế đặt ra câu hỏi định nghĩa hiện nay về cơ sở thường trú trong một số trường hợp liệu có cịn phù hợp. Vấn đề này được đặt ra đối với quy định về cơ sở thường trú trong các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Trong các hiệp định này, định nghĩa về cơ sở thường trú thường được quy định theo hướng không bao gồm các cơ sở kinh doanh cố định chỉ thực hiện các hoạt động mang tính chất chuẩn bị, phụ trợ. Cụ thể, tại tiểu mục 1.2.3 khoản 1 Điều 11 Thông tư 205/2013/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam có quy định:

1.2.3. Một doanh nghiệp nước ngồi sẽ được coi là khơng có cơ sở thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

a) Doanh nghiệp đó sử dụng các phương tiện chỉ nhằm mục đích lưu kho, trưng bày hàng hóa của doanh nghiệp.

b) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một kho hàng hóa chỉ nhằm mục đích lưu kho, trưng bày hoặc để cho một doanh nghiệp khác gia cơng.

c) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một cơ sở kinh doanh cố định chỉ nhằm mục đích mua hàng hóa hoặc thu thập thơng tin cho doanh nghiệp.

d) Doanh nghiệp đó có tại Việt Nam một cơ sở kinh doanh cố định chỉ nhằm mục đích tiến hành các hoạt động chuẩn bị hoặc phụ trợ cho doanh nghiệp.

Xét trong chuỗi giá trị của hoạt động kinh doanh truyền thống, các hoạt động chuẩn bị và phụ trợ không chiếm tỉ trong lớn trong tổng khối lượng cơng việc, khơng đóng góp nhiều giá trị và vị thế trong quy định của các hiệp định tránh đánh thuế hai lần

27

thường không xem các hoạt động này là hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế số, khi mà phần lớn các hoạt động tạo giá trị theo mơ hình truyền thống đều có thể được giảm tải, tỷ trọng của các hoạt động chuẩn bị và phụ trợ dần được tăng lên trong cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp. Thêm vào đó, một số hoạt động trước đây được xem là hoạt động chuẩn bị, phụ trợ nay trong nền kinh tế số lại đóng một vai trị quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, trong hoạt động thương mại điện tử, nếu như khả năng giao hàng nhanh chóng, chu đáo là tiêu chí được khách hàng sử dụng để đánh giá về chất lượng dịch vụ và căn cứ vào đó để đưa ra quyết định mua hàng thì việc doanh nghiệp có một kho lưu trữ hàng hóa ở địa phương – được xác định là một hoạt động có tính chất chuẩn bị và phụ trợ – lại trở thành yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp chiến thắng được đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Lúc này, việc xem kho lưu trữ hàng hóa đó khơng phải là cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài theo quy định tại các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần dường như khơng cịn thể hiện được đúng tư tưởng ban đầu mà các nhà làm luật đặt ra cho quy định này. Và với thực trạng việc quản lý thuế đối với những nhà thầu nước ngồi khơng thành lập cơ sở thường trú vẫn gặp nhiều khó khăn hơn so với những đối tượng có thành lập cơ sở thường trú thì việc càng nhiều doanh nghiệp nước ngồi được xem là khơng có cơ sở thường trú lại càng làm trầm trọng hơn sức ép lên nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu Thách thức về thuế trong nền kinh tế số tại việt nam (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)