Thực trạng quản lý và thu thuế hoạt động kinh doanh tiền mã hóa

Một phần của tài liệu Thách thức về thuế trong nền kinh tế số tại việt nam (Trang 38 - 39)

2.2. Thách thức về thuế liên quan đến sự xuất hiện của “tiền mã hóa”, cơng

2.2.2.1. Thực trạng quản lý và thu thuế hoạt động kinh doanh tiền mã hóa

Về phương diện pháp lý, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về định nghĩa hay các quy định điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tiền mã hóa. Những loại tiền này theo Công văn số 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn phịng chính phủ trả lời về vấn đề tiền mã hóa thì “khơng phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Quy định này đã giúp hạn chế được việc sử dụng tiền mã hóa để thanh tốn cho những hoạt động bất hợp pháp, cản trở hoạt động quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, những hoạt động kinh tế liên quan đến tiền mã hóa nhưng khơng sử dụng nó dưới dạng phương tiện thanh toán lại chưa có quy định cụ thể. Trong các quy định về hoat động thương mại điện tử, hoạt khơng kinh doanh tiền mã hóa cũng khơng được xếp vào danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh bị cấm14

. Vì vậy, trên thực tế, hoạt động kinh doanh tiền mã hóa vẫn được diễn ra, là một hoạt động thực tế tạo ra doanh thu. Mặc dù vậy, doanh thu phát sinh từ hoạt động kinh doanh này vẫn chưa được xem là doanh thu chịu thuế theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2013 và 2014 thì “Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt

động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, được sửa đổi, bổ sung năm 2012 và 2014 thì quy định:

14

33

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:

1.2 Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:

a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo hai quy định pháp luật nêu trên, để có thể tiến hành hoạt động quản lý và thu thuế đối với hoạt động kinh doanh tiền mã hóa thì thu nhập từ hoạt động này phải được xếp vào thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc thuộc một trong các loại thu nhập khác được quy định là thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, theo “Khuyến cáo về việc giao dịch Bitcoin trên các website thương mại điện tử” của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin trực thuộc Bộ Cơng Thương thì “Bitcoin chưa được quy định là hàng hóa hay dịch vụ trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành”. Hiện tại, cũng chưa có cơ sở nào để xác định doanh thu từ hoạt động kinh doanh tiền mã hóa thuộc một trong các loại doanh thu chịu thuế khác theo quy định của pháp luật. Vì vậy, cơng tác quản lý và thu thuế đối với hoạt động kinh doanh tiền mã hóa vẫn chưa có được cách thức quản lý thông nhất.

Một phần của tài liệu Thách thức về thuế trong nền kinh tế số tại việt nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)