2.2. Thách thức về thuế liên quan đến sự xuất hiện của “tiền mã hóa”, cơng
2.2.2.2. Thực trạng quản lý và thu thuế hoạt động kinh doanh điện toán
Vấn đề thiếu nhất quán trong việc xác định loại thu nhập đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh điện toán đám mây phát sinh trong bối cảnh áp dụng quy định tại các hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Trước nhu cầu sử dụng tài nguyên máy tính, phần mềm, hệ thống quản lý dữ liệu ngày càng được gia tăng và việc sử dụng điện toán đám mây cũng được ngày càng nhiều người ưa chuộng vì ưu thế về mặt chí phí và tính di động trong việc truy cập mà nó mang lại, các doanh nghiệp nước ngồi cung cấp điện tốn đám mây gia nhập thị trường Việt Nam cũng ngày càng gia tăng. Khi đối tượng tham gia kinh doanh điện tốn đám mây là các doanh nghiệp nước ngồi thuộc một trong các nước có ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam, vấn đề đặt ra là thu nhập của các doanh nghiệp nước ngoài từ hoạt động kinh doanh này sẽ được xếp vào thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ tiền bản quyền hay thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật để xác định nghĩa vụ thuế cho phù hợp. Căn cứ để phân loại thu nhập hiện tại vẫn đang dựa trên định nghĩa về các loại thu nhập được quy định tại các hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Cụ thể, nội dung về thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ tiền bản quyền và thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật được quy định như sau:
35
Bảng 2-1: Định nghĩa về thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ tiền bản quyền, thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật theo quy định tại các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Thu nhập từ hoạt
động kinh doanh Thu nhập từ tiền bản quyền
Thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật Theo quy định tại
Hiệp định, thu nhập từ hoạt động kinh doanh là thu nhập của các doanh nghiệp của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.15
Theo quy định tại Hiệp định, tiền bản quyền là các khoản tiền trả cho việc sử dụng hoặc có quyền sử dụng:
1. Bản quyền tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học, kể cả các loại phim điện ảnh và các loại băng hoặc đĩa sử dụng trong phát thanh hoặc truyền hình;
2. Bằng phát minh, sáng chế; 3. Nhãn hiệu thương mại; 4. Thiết kế, mẫu, đồ án, cơng thức hoặc quy trình bí mật; 5. Phần mềm máy tính;
6. Thiết bị công nghiệp, thương mại và khoa học; 7. Thông tin liên quan đến kinh nghiệm công nghiệp, khoa học và thương mại.16
Theo quy định tại Hiệp định, phí dịch vụ kỹ thuật là các khoản thanh tốn ở bất kỳ hình thức nào trả cho bất kỳ đối tượng nào, không phải là người làm công cho đối tượng trả tiền, đối với bất kỳ các dịch vụ nào mang tính chất kỹ thuật, quản lý hoặc tư vấn. 17
15
Theo Điều 10 Thông tư 205/2013/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa việt nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam
16
Điều 21 Thông tư 205/2013/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa việt nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam
17
Điều 24 Thông tư 205/2013/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa việt nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam
36
Về bản chất, thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ điện toán đám mây là thu nhập của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; cung cấp quyền sử dụng phần mềm và các tài nguyên máy tính; và cũng là dịch vụ mang tính chất kỹ thuật, tư vấn. Do đó, nếu căn cứ vào định nghĩa từ các hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì loại thu nhập này có thể được xếp vào bất kỳ loại nào trong ba loại thu nhập nói trên. Tương ứng với từng trường hợp, theo quy định tại Điều 11, Điều 22 và Điều 25 Thông tư 205/2013/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trong từng trường hợp cũng được quy định khác nhau. Cụ thể:
- Nếu xem thu nhập từ hoạt động kinh doanh điện toán đám mây thuộc loại thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì chỉ thu nhập của doanh nghiệp nước ngồi có cơ sở thường trú tại Việt Nam mới bị đánh thuế và chỉ đánh thuế trên phần thu nhập phân bổ cho cơ sở thường trú đó.
- Nếu xem thu nhập từ hoạt động kinh doanh điện toán đám mây thuôc loại thu nhập từ từ tiền bản quyền thì quy định tại Hiệp định chỉ ra rằng Việt Nam có quyền thu thuế đối với tiền bản quyền phát sinh tại Việt Nam dù doanh nghiệp nước ngồi có hay khơng có cơ sở thường trú tại Việt Nam và đánh thuế theo thuế suất giới hạn (thường không quá 10%) tùy theo từng Hiệp định với điều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng.
- Nếu xem thu nhập từ hoạt động kinh doanh điện toán đám mây thuôc loại thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật thì tương tự thu nhập từ tiền bản quyền, Việt Nam có quyền thu thuế đối với phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Việt Nam bất kể doanh nghiệp nước ngồi có hay khơng cơ sở thường trú Việt Nam với mức thuế suất giới hạn (thường không quá 10%) tùy theo từng Hiệp định với điều kiện đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng.
Có thể thấy, hậu quả pháp lý về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trong từng trường hợp là khác nhau và để xác định được nghĩa vụ thuế cụ thể doanh nghiệp phải thực hiện thì thu nhập từ hoạt động kinh doanh điện toán đám mây cũng như những hoạt động kinh doanh khác có tính chất tương tự cần được hướng dẫn để được xếp vào một loại thu nhập cụ thể theo quy định. Tuy nhiên, do thiếu những văn bản hướng dẫn thực hiện mà hoạt động quản lý thuế đối với loại thu nhập này vẫn chưa được thực hiện thống nhất.
Ngoài ra, một hoạt động khác trong nền kinh tế số cũng gặp phải vấn đề trong việc phân loại thu nhập hoạt động kinh doanh là sự phát triển của công nghệ in 3D. In
37
3D là một công nghệ cho phép tạo ra trực tiếp một vật thể ba chiều từ một mơ hình 3D hoặc dữ liệu điện tử về vật thể đó. Ở thời điểm hiện tại, cơng nghệ này thường được ứng dụng để tạo ra nhanh những vật thể mẫu trong nghiên cứu và sản xuất. Tuy nhiên, tiềm năng của cơng nghệ này hồn tồn có thể được ứng dụng vào sản xuất sản phẩm với số lượng lớn và phạm vi rộng thay cho phương thức sản xuất truyền thống. Nếu việc ứng dụng phương thức sản xuất này trở nên phổ biến, hàng hóa trong giao dịch giữa các doanh nghiệp có thể thay đổi từ việc bán các sản phẩm thực tế chuyển sang việc bán các bản vẽ, thiết kế kỹ thuật để doanh nghiệp tự tạo ra sản phẩm nhờ công nghệ in 3D. Trong trường hợp này, câu hỏi tương tự cũng được đặt ra là liệu thu nhập từ hoạt động kinh doanh bản vẽ, thiết kế kỹ thuật nên được xếp vào loại thu nhập nào cho mục địch quản lý và thu thuế. Rõ ràng, những hoạt động ứng dụng cơng nghệ số rất dễ để có thể mang nhiều hơn một đặc tính, gây ra sự khó khăn trong việc xác định loại thu nhập. Điều này đặt ra yêu cầu cần sớm hoàn thiện những quy định hướng dẫn để giảm thiểu thách thức đặt ra đối với hoạt động quản lý thuế khi điều chỉnh những loại hoạt động này.
2.2.3. Kiến nghị giải pháp
Trước vấn đề việc quản lý và thu thuế đối với thu nhập từ một số mơ hình kinh doanh trong nền kinh tế số chưa được xác định rõ ràng và nhất quán, giải pháp mà cơ quan quản lý thuế cần tập trung là ban hành những quy định pháp luật riêng nhằm bổ sung cơ sở pháp lý, thống nhất cách thức điều chỉnh đối với những hoạt động có tính chất đặc biệt này.
Đối với những mơ hình kinh doanh chưa được pháp luật về thuế điều chỉnh, cơ quan quản lý thuế cần có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để thực hiện quản lý những hoạt động này. Về ngắn hạn, cơ quan quản lý thuế cần quy định trách nhiệm tiếp nhận, đánh giá, giải quyết những vấn đề về thuế liên quan đến các mơ hình kinh doanh mới chưa được điều chỉnh cho một đối tượng cụ thể. Điều này đảm bảo các mô hinh kinh doanh mới trong từng trường hợp sẽ được xem xét, đánh giá dựa trên những nguyên tắc có sẵn về thuế, từ đó đưa ra được cách thức quản lý phù hợp. Song song với việc giải quyết ngắn hạn theo từng trường hợp, cơ quan quản lý thuế cần tiến hành xây dựng quy định pháp lý mới điều chỉnh những hoạt động kinh doanh đặc thù trong nền kinh tế số một cách dài hạn. Việc xây dựng hệ thống quy định pháp luật mới này cần dựa trên đặc điểm và bản chất của hoạt động; dữ liệu về các vấn đề đã tiếp nhận trên thực tế và kinh nghiệm điều chỉnh ngắn hạn; tham khảo kinh nghiệm quản lý của các quốc gia trên thế giới; và đánh giá tác động của những hướng quy định có thể áp dụng trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam. Chẳng hạn, về vấn đề quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh tiền mã hóa, trong ngắn hạn có
38
thể tiến hành xác định những loại tiền nào sẽ được coi là tiền mã hóa, hạn chế chỉ được thực hiện một số hoạt động nhất định với tiền mã hóa và quản lý thuế trên những hoạt động đó. Trong lúc đó, cơ quan quản lý thuế tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện định nghĩa về tiền mã hóa cũng như xây dựng khung pháp lý đề điều chỉnh tồn diện các khía cạnh mà tiền mã hóa tác động để ban hành dưới dạng một văn bản pháp luật cụ thể trong tương lai.
Đối với những mơ hình kinh doanh cùng lúc có thể được xác định thuộc nhiều loại hoạt động khác nhau cho mục đích thuế như hoạt động kinh doanh điện toán đám mây, pháp luật cần ban hành những quy định đặc thù xác định thống nhất loại thu nhập phát sinh dành riêng cho các hoạt động này. Việc ban hành những quy định này cần dựa trên cơ sở thảo luận, nghiên cứu với cơ quan quản lý thuế của các quốc gia có ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam để đạt được hướng áp dụng thống nhất chung. Quy định của cơ quan quản lý thuế cần chỉ ra đặc điểm có tính phân biệt giữa các loại thu nhập theo luật định, từ đó có thể áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, trong việc xác định thu nhập từ hoạt động kinh doanh điện toán đám mây thuộc loại thu nhập nào trong ba loại thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ tiền bản quyền và thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật, cơ quan quản lý thuế có thể dựa vào một số đặc điểm dùng để xác định loại thu nhập như:
Bảng 2-2: Tiêu chí đề xuất phân loại thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ tiền bản quyền, thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật
Thu nhập từ hoạt động kinh doanh Thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật Thu nhập từ tiền bản quyền - Có sự chuyển giao về quyền sở hữu điện toán đám mây từ người bán sang người mua.
- Người mua chịu rủi ro và có trách nhiệm duy trì đối với tài nguyên trong điện toán đám mây.
- Giá giao dịch xác định dựa trên chi phí tạo
- Khơng có sự chuyển giao về quyền sở hữu điện toán đám mây. - Người bán vẫn chịu rủi
ro và có trách nhiệm duy trì đối với tài nguyên trong điện toán đám mây.
- Giá giao dịch được xác định dựa trên công việc bên cung cấp thực
- Khơng có sự chuyển giao về quyền sở hữu điện toán đám mây. - Người bán vẫn chịu rủi
ro và có trách nhiệm duy trì đối với tài nguyên trong điện toán đám mây.
- Giá giao dịch dựa trên giá trị mà việc sử dụng tài nguyên điện toán
39 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh Thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật Thu nhập từ tiền bản quyền lập điện toán đám mây. hiện. - Người dùng sử dụng trực tiếp tài nguyên của điện toán đám mây trên máy chủ của bên tạo lập.
đám mây có thể mang lại trong tương lai. - Người dùng tải và cài
đặt tài nguyên của điện toán đám mây về thiết bị cá nhân để sử dụng.
Tiêu chuẩn hóa được những yếu tố phân loại này sẽ giúp cơ quan quản lý thuế tùy vào từng trường hợp cụ thể xác định đúng bản chất thu nhập để áp dụng quy định quản lý thuế phù hợp. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý thuế cũng cần rà soát lại những quy định hiện tại, lường trước những hoạt động tương tự có thể phát triển và gây khó khăn cho cơng tác quản lý thuế trong tương lai để có những biện pháp chủ động chuẩn bị phù hợp.