Thách thức về thuế liên quan đến sự xuất hiện của “tiền mã hóa”,

Một phần của tài liệu Thách thức về thuế trong nền kinh tế số tại việt nam (Trang 36 - 38)

2.2. Thách thức về thuế liên quan đến sự xuất hiện của “tiền mã hóa”, cơng

2.2.1. Thách thức về thuế liên quan đến sự xuất hiện của “tiền mã hóa”,

nghệ điện toán đám mây, thực trạng pháp luật và kiến nghị

2.2.1. Thách thức về thuế liên quan đến sự xuất hiện của “tiền mã hóa”, điện toán đám mây toán đám mây

Tiền mã hóa và cơng nghệ điện tốn đám mây là những sản phẩm được tạo ra nhờ ứng dụng CNTT&TT trong nền kinh tế số. Việc sử dụng tiền mã hóa và cơng nghệ

13

31

điện toán đám mây được xem là giải pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chí phí, gia tăng phạm vi cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những hoạt động kinh doanh liên quan đến hai đối tượng này lại tạo ra thu nhập có tính chất phức tạp, gây ra khó khăn khi xem xét phân loại thu nhập và xác định quy định pháp luật thuế để điều chỉnh.

Khó khăn đầu tiên trong việc phân loại thu nhập và xác định nghĩa vụ thuế đến từ việc hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền mã hóa chưa có đầy đủ khung pháp lý để điều chỉnh. Tiền mã hóa là một sản phẩm của việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực tài chính, là đồng tiền được thiết kế dựa trên những mật mã để ngăn chặn việc làm giả và tăng độ an toàn khi giao dịch trực tuyến. Khác với đồng tiền truyền thống, tiền mã hóa khơng nằm trong sự quản lý tập trung của Ngân hàng Trung ương hay bất kỳ tổ chức nào. Chính vì tính bảo mật, ẩn danh cao khi giao dịch và không bị quản lý tập trung nên đồng tiền này tạo ra mối lo ngại về việc sử dụng cho các mục đích bất hợp pháp và bị nhiều quốc gia hạn chế sử dụng cho mục đích thanh tốn. Tuy nhiên, các hoạt động mà tiền mã hóa được sử dụng cho mục đích khác khơng phải là phương tiện thanh toán trên thực tế vẫn diễn ra, vẫn làm phát sinh lợi nhuận. Ví dụ, đồng tiền mã hóa được biết đến nhiều nhất là đồng Bitcoin vẫn đang được mua bán thực tế trên thị trường. Giống như những loại hàng hóa khác, giá trị của đồng Bitcoin cũng thay đổi dựa trên quy luật cung cầu. Lợi dụng sự thay đổi về giá trị theo thời gian, người sở hữu có thể thu được lợi nhuận thông qua việc mua đi bán lại đồng tiền này. Tuy nhiên, pháp luật về thuế cũng như pháp luật liên quan lại chưa có bất cứ quy định nào điều chỉnh hoạt động giao dịch này. Chính vì thiếu khung pháp lý điều chỉnh cụ thể nên việc phân loại và quản lý thuế đối với thu nhập phát sinh từ những hoạt động liên quan đến các loại tiền mã hóa vẫn chưa được thực hiện một cách thống nhất.

Nếu như vấn đề đầu tiên đến từ việc một hoạt động kinh doanh không thể phân loại vào bất kỳ nhóm hoạt động nào theo quy định của pháp luật thì vấn đề thứ hai lại đến từ việc một hoạt động kinh doanh nhưng lại có thể cùng lúc phân vào nhiều nhóm hoạt động khác nhau. Nền kinh tế số là nền kinh tế sử dụng nhiều khoa học cơng nghệ và vì thế nhu cầu ứng dụng CNTT&TT vào các hoạt động trong nền kinh tế cũng như các hoạt động đời sống, xã hội khác ngày một gia tăng. Tuy nhiên, việc tự mình trang bị những thiết bị hoặc ứng dụng này khiến các cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế số phải chịu một chi phí lớn, đơi khi là không đủ khả năng và nguồn lực để thực hiện. Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều doanh nghiệp bắt đầu tận dụng yếu tố chia sẻ của nền kinh tế số để tạo ra các mơ hình sử dụng chung tài sản cũng như các nguồn lực khác để tiết kiệm chi phí. Một trong những mơ hình tiêu

32

biểu là mơ hình kinh doanh điện tốn đám mây. Các doanh nghiệp kinh doanh theo mơ hình này sẽ lựa chọn đầu tư vào những công nghệ, ứng dụng mà thị trường đang cần, trở thành bên trung gian cung cấp sản phẩm, giải pháp cơng nghệ có thu phí cho các bên có nhu cầu trên thị trường. Việc tổ chức hoạt động kinh doanh theo mơ hình như vậy biến các yếu tố khoa học kỹ thuật và tài sản trí tuệ trở thành đối tượng giao dịch trong hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Vì vậy, thu nhập của các doanh nghiệp điện toán đám mây nghiễm nhiên mang từ hai đến ba tính chất: thu nhập từ hoạt động kinh doanh, thu nhập từ cung cấp dịch vụ kỹ thuật, thu nhập từ tiền bản quyền. Trong khi đó, pháp luật về thuế thường phân biêt hoạt động kinh doanh, hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật và hoạt động bản quyền thành ba loại hoạt động với ba cách đối xử thuế riêng biệt. Chính điều này tạo ra sự không rõ ràng khi xác định nghĩa vụ thuế đối với những hoạt động này và tùy trường hợp cơ quan quản lý thuế có thể có những cách xác định khác nhau tạo ra sự thiếu nhất quán.

2.2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh

Một phần của tài liệu Thách thức về thuế trong nền kinh tế số tại việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)