Với mục tiêu hoàn thiện quy đinh pháp luật về thuế để đương đầu với những thách thức kể trên, cơ quan quản lý thuế cần hướng tới những giải pháp giúp gia tăng khả năng nhận diện hoạt động trong nền kinh tế, thay đổi cơ chế thu thuế để đảm bảo thu được thuế và bổ sung các quy định dành cho một số hoạt động đặc thù trong nền kinh tế số.
Đối với mục tiêu tăng cường khả năng nhận diện hoạt động của nhà thầu nước ngồi khơng thành lập cơ sở thường trú, quy định pháp luật về thuế cần mở rộng, bổ sung cơ sở nhận diện bên cạnh việc nhận diện thông qua cơ sở thường trú. Pháp luật có thể quy định thêm một số tiêu chí để theo đó, nếu nhà thầu nước ngồi khơng thành lập cơ sở thường trú đáp ứng những tiêu chí được mơ tả thì nhà thầu đó được xem là có hiện diện về mặt hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và có nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Ba yếu tố được đề xuất làm cơ sở nhận diện hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngồi bao gồm: có phát sinh doanh thu, có sự xuất hiện của nền tảng kỹ thuật số, có sự tham gia của một số lượng người dùng nhất định. Cơ quan quản lý thuế có thể lựa chọn một trong ba hoặc kết hợp ba cơ sở này
28
để làm cơ sở xác định hoạt động kinh doanh thường xuyên và dài hạn trên thị trường nhằm tiến hành quản lý thuế. Chẳng hạn, nhà thầu nước ngồi kinh doanh thương mại điện tử có lượng doanh thu tại thị trường Việt Nam đạt trên một mức nhất định, có thương hiệu và một địa chỉ website cố định tiến hành hoạt động tại Việt Nam hoặc có lượng người dùng tại Việt Nam tham gia vào nền tảng số của nhà thầu nước ngoài đạt trên một số lượng nhất định hàng tháng/năm thì có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Bên cạnh quy định về nghĩa vụ nộp thuế, pháp luật có thể quy định thêm nghĩa vụ đăng ký kinh doanh nếu hoạt động của nhà thầu nước ngoài đạt một mức độ nhất định dựa trên ba cơ sở nhận diện này nhằm tăng cường khả năng quản lý của cơ quan quản lý thuế. Để thực hiện phương pháp này, cơ quan quản lý thuế cần phát triển được cách thức giám sát dòng doanh thu cũng như dữ liệu về hoạt động trên các nền tảng số trực tuyến của các nhà thầu nước ngoài một cách hiệu quả. Thêm vào đó, quy định của pháp luật theo hướng này cũng phải đảm bảo quy trình thủ tục phải đơn giản, thuận tiện để có thể thực hiện từ xa. Ngồi ra, cơ quan quản lý thuế cần tính tốn mức sàn quy định nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ đăng ký cho từng tiêu chí một cách phù hợp, tránh quy định quá thấp làm tăng chi phí quản lý thuế cho hoạt động này.
Đối với mục tiêu khắc phục hạn chế của phương pháp thu thuế hiện tại và nâng cao khả năng thu được thuế trên thực tế, một trong những phương pháp đang được nhiều quốc gia nghiên cứu và triển khai là việc cho phép các nhà thầu nước ngoài tự đăng ký, khai báo và nộp thuế với quốc gia nơi có hoạt động giao dịch. Kinh nghiệm từ những quốc gia đã áp dụng phương pháp này cho thấy khả năng thu thuế đối với nhà thầu nước ngoài được tăng lên đáng kể. Cơ sở lý luận đảm bảo cho tính hiệu quả của phương pháp này dựa vào việc yếu tố thương hiệu sản phẩm đang ngày càng có vai trị quan trọng tác động đến quyết định mua hàng trong nền kinh tế số. Sự đa dạng về hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động thương mại điện tử tuy cho phép người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn song cũng đặt ra lo ngại về mặt chất lượng sản phẩm. Lúc này, người dùng thường có xu hướng chọn những sản phẩm có tên tuổi, có thương hiệu tốt trên thị trường. Danh tiếng của thương hiệu trở thành một yếu tố giúp nhà thầu nước ngoài bán được hàng và việc tuân thủ quy định pháp luật về thuế tại thị trường nơi họ nắm giữ thị phần sẽ đóng góp tích cực vào hình ảnh của họ ở thị trường đó. Chính yếu tố này khiến nhà thầu nước ngồi muốn chủ động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và tuân thủ quy định pháp luật tại quốc gia họ đang hoạt động. Vì vậy, việc pháp luật mở rộng phương thức quản lý cho phép nhà thầu nước ngoài được tự kê khai, nộp thuế và xây dựng hệ thống thủ tục hỗ trợ nhà thầu nước ngoài thực hiện hoạt động này từ xa là một hướng đi hứa hẹn mang lại
29
nhiều hiệu quả. Nhận thấy điều này, Luật quản lý thuế năm 2019 đã bổ sung quy định theo hướng vừa nêu vào nguyên tắc kê khai, tính thuế. Theo đó, “Đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngồi khơng có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngồi có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính”12. Quy định này đã bổ sung nghĩa vụ “trực tiếp” đăng ký, kê khai và nộp thuế tại Việt Nam cho nhà thầu nước ngồi khơng thành lập cơ sở thường trú. Mục tiêu tiếp theo cần hướng đến là việc xây dựng quy trình đăng ký, kê khai, nộp thuế thuận tiện cho người nộp thuế thực hiện từ xa để quy định này sớm có thể đi vào hoạt động trong thực tế. Song song với việc đó, cơ quan quản lý thuế cũng cần xây dựng cơ chế thúc đẩy động lực tuân thủ cho các nhà thầu nước ngoài như việc biểu dương hay cung cấp một số hỗ trợ, ưu đãi về thủ tục hành chính hoặc lợi ích kinh tế để tối đa hóa hiệu quả của phương pháp quản lý thuế này.
Một cơ chế khác cũng nhằm nâng cao khả năng thu thuế là việc tiến hành quản lý thuế thông qua đối tượng trung gian. Về cơ bản, hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngồi khơng thành lập cơ sở thường trú trong nền kinh tế số không làm phát sinh tương tác trực tiếp của nhà thầu nước ngoài lên thị trường. Tuy nhiên, để thực hiện hoạt động kinh doanh, nhà thầu nước ngoài vẫn cần có sự hỗ trợ của một số bên thứ ba tại thị trường để hoạt động kinh doanh có thể tiến hành một cách hồn chỉnh. Ví dụ, trong hoạt động thương mại điện tử, nhà thầu nước ngoài vẫn cần sự tham gia của ngân hàng trong hoạt động thanh toán, vẫn cần hoạt động của cơ quan bưu chính hoặc các bên dịch vụ vận chuyển hàng hóa trên thị trường để có thể giao hàng đến cho người tiêu dùng. Những bên thứ ba hỗ trợ hoạt động của nhà thầu nước ngồi này hồn tồn có thể là các bên Việt Nam. Chính vì thế, quy định quản lý thuế có thể bổ sung thêm trách nhiệm cho các bên trung gian này trong việc cung cấp thông tin hoặc khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế trong trường hợp việc thu thuế trực tiếp từ nhà thầu nước ngoài hoặc việc khấu trừ, nộp thay thuế từ phía người dùng Việt Nam gặp khó khăn. Để thực hiện phương pháp này, cơ quản quản lý thuế cần phải xác định rõ những giao dịch nào sẽ là đối tượng mà các bên trung gian phải cung cấp thông tin hoặc khấu trừ, nộp thay thuế. Thêm vào đó, cần phải đảm bảo các bên trung gian nắm được phương pháp tính thuế để tiến hành khấu trừ và nộp thay đúng số thuế. Tuy nhiên, cơ quan thuế cũng cần phải cân nhắc tác động của phương quản lý thuế này vì nhà thầu nước ngồi có thể tìm cách chuyển qua sử dụng dịch vụ của các bên thứ ba nằm ngoài Việt Nam gây tác động tiêu cực đến
12
30
hoạt động của doanh nghiệp trong nước kinh doanh những dịch vụ này và tạo thêm rủi ro về việc lập kế hoạch thuế.
Bên cạnh đó, một khía cạnh mà cơ quan quản lý thuế cần phải chú ý nhiều hơn trong hoạt động quản lý thuế đối với nhà thầu nước ngồi là khả năng chia sẻ thơng tin và phối hợp quản lý thuế với cơ quan thuế nước ngoài. Về vấn đề này, Luật Quản lý thuế năm 2019 đã bổ sung “Hợp tác quốc tế về thuế” là một nội dung mới trong nội dung quản lý thuế13. Theo đó, tại Điều 12 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định cụ thể những nghĩa vụ của cơ quan quản lý thuế trong việc thỏa thuận hợp tác với cơ quan quản lý thuế nước ngoài; tổ chức khai thác, trao đổi thông tin về quản lý thuế; đề nghị cơ quan quản lý thuế nước ngoài và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện hỗ trợ thu thuế cũng như hỗ trợ thu thuế theo đề nghị của các cơ quan thuế nước ngoài. Quy định này đã giúp cơ quan quản lý thuế xác định rõ nghĩa vụ và những hoạt động phải thực hiện trong hợp tác quốc tế về thuế. Từ quy định này, cơ quan quản lý thuế có thể xây dựng kế hoạch hợp tác cũng như quy trình hợp tác cụ thể hơn với cơ quan quản lý thuế của các quốc gia để sớm đưa hoạt động này thực hiện trên thực tế.
Cuối cùng, pháp luật về thuế cần ban hành quy định quản lý đặc thù dành riêng cho một số hoạt động kinh doanh đặc biệt của nền kinh tế số trong việc xác định cơ sở thường trú. Như đã đề cập, quy định hiện tại về cơ sở thường trú đang trở nên không phù hợp với một số hoạt động trước đây được xem là hoạt động chuẩn bị phụ trợ nhưng nay đã thay đổi vai trị của mình trong hoạt động của nền kinh tế số. Về vấn đề này, cơ quan quản lý thuế cần xác định cụ thể những hoạt động nào khơng cịn được coi là hoạt động chuẩn bị, phụ trợ thuần túy trong nền kinh tế số hoặc quy định quy trình phân tích, đánh giá cụ thể trước khi xác định một hoạt động có phải là hoạt đơng chuẩn bị, phụ trợ thuần tuý hay không. Việc xây dựng những quy định này cần có sự đàm phán và thống nhất với cơ quan thuế của các quốc gia có ký kết chung hiệp định tránh đánh thuế hai lần để đảm bảo quy định này được áp dụng đồng bộ giữa hai quốc gia, tránh tạo ra trở ngại cho doanh nghiệp.